vì sao Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá docx

5 385 0
vì sao Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

vì sao Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá "định giá thấp đồng nhân dân tệ". Cho biết : tác động của chính sách này đối với kinh tế TQ, đối với kinh tế TG , kinh té các nước Asean và kinh tế VN. VN có thể vận dụng đc chính sách tỷ giá đó hay ko? Vi sao? trung quoc dinh gia thap dong nhan dan te nham khuyen khich xuat khau, han che nhap khau tac dong den kinh te the gioi va dac biet la kinh te my: tang tham hut can can thuong mai, tang ti le that nghiep trong dk kt kho khan, nhieu nuoc tren the gioi da thuc hien csach pha ja noi te jong TQ dan den 1 cuoc chay dua pha ja tien te, nguy co 1 cuoc chien tranh tien te tren pham vi toan cau I. Vì sao trung quốc thực hiện chính sách tỷ giá: định giá thấp đồng nhân dân tệ:  Khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu : Việc đánh tụt giá đồng nhân dân tệ đã giúp hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc rẻ đi rất nhiều, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Nhờ vậy, trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục thặng dư thương mại. Trong tổng số 500 tỷ USD thâm hụt thương mại của Mỹ, có tới 130 tỷ USD bắt nguồn từ quan hệ buôn bán với Bắc Kinh. Nhật Bản, EU đều thặng dư thương mại nhưng khi giao thương với Trung Quốc lại bị thâm hụt nặng nề. định giá thấp đồng nhân dân tệ ngày càng lớn và là nguyên nhân khiến cho cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai ngày càng thặng dư.Số liệu của tỷ giá thực hiệu lực cho thấy trong giai đoạn từ 2001-2005 đồng nhân dân tệ giảm giá tương đối nhiều. Cùng lúc đó, số liệu của IMF cho thấy tỷ lệ thặng dư tài khoản vãng lai trên GDP của Trung Quốc cũng mở rộng trong giai đoạn 2001 và 2005.  Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ cũng mang lại nhiều lợi thế cho Trung Quốc trong thu hút đầu tư: Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành nước thu hút FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) lớn nhất thế giới. Nếu như trước năm 2001, khi Trung Quốc chưa gia nhập WTO, số vốn FDI đổ vào đất nước này mới là 6,5 tỷ USD thì đến năm 2002 đã là 52 tỷ USD. Cuối năm ngoái, con số này là 53,5 tỷ USD và riêng 8 tháng đầu năm nay đã lên tới 43,6 tỷ USD. Các chuyên gia dự báo, với đà này, số vốn FDI đổ vào Trung Quốc dự kiến đạt 60 tỷ USD. Trong khi đó, thu hút FDI của Mỹ lại liên tục giảm. Nếu như năm 2001 đạt 144 tỷ USD thì đến năm 2002 chỉ còn 86,6 tỷ USD. 6 tháng đầu năm nay, con số đó là 74 tỷ USD, nhưng đến hết tháng 7 nó giảm xuống còn 64 tỷ USD. EU và Nhật Bản cũng rơi vào tình trạng tương tự. Cùng với tình trạng sụt giảm FDI, khó khăn về việc làm cũng gia tăng. Mỹ cho rằng kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, Mỹ đã bị mất 2,6 triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tại đây đã lên tới 5-6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản và EU cũng tăng cao, lần lượt là 5-6% và 8-9%.  Trung Quốc đã tăng được một lượng lớn dự trữ ngoại tệ: Hiện Trung Quốc chỉ đứng thứ 2 thế giới, sau Nhật Bản, về dự trự ngoại tệ với 403,3 tỷ USD năm ngoái và 6 tháng đầu năm nay là 470,639 tỷ USD. II. Việt Nam III. Góc nhìn cho Việt Nam Những góc nhìn về chuyện tỷ giá của Trung Quốc trên đây cũng có một vài điều mà các nhà làm chính sách của nước ta có thể suy ngẫm. Thứ nhất, liệu rằng điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn có tác động quan trọng hay không cho một nền kinh tế? Điều này vừa có nghĩa là có thể Ngân hàng Nhà nước không phải quá lo lắng nếu tỷ giá được điều chỉnh lên xuống nhiều hơn một chút, đồng thời cũng nghi ngờ là liệu phá giá đồng tiền có thể giúp cải thiện tình hình xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế hay không? Các tranh luận ở trên vẫn không cho thấy một sự nhất trí về hiệu ứng của một đồng tiền yếu với thặng dư cán cân vãng lai, mà nó có thể do tổng hợp nhiều yếu tố khác, ví dụ nhiều loại chi phí kinh doanh và sản xuất thấp, chính sách chính phủ và cấu trúc tiết kiệm. Vì vậy, phá giá mạnh đồng tiền không nhất thiết sẽ giúp ích cho cán cân vãng lai nhưng một tỷ giá linh hoạt hơn và theo sát thị trường hơn một chút cũng chưa chắc là có hại gì lớn đến ổn định vĩ mô. Vấn đề chỉ là mức độ và thời điểm của những lựa chọn nới lỏng tỷ giá. Thứ hai, cảnh báo của Jenny Corbett và Takatoshi Ito về sự nguy hiểm của việc duy trì một đồng tiền giá trị thấp, lãi suất thấp và bong bóng trong nền kinh tế là đáng quan tâm. Trong bối cảnh đồng Việt Nam thường bị sức ép giảm giá và không chiếm vị trí hàng đầu trong lựa chọn dự trữ của người dân, có lẽ chính phủ cũng cần chú ý điều hành lãi suất và giá cả sao cho không tạo thành một cục diện hội đủ yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm cho nền kinh tế như được cảnh báo ở trên. Cuối cùng, đề xuất của Giáo sư Wylopsz nhắm vào vấn đề căn bản: duy trì một tỷ lệ tiết kiệm hợp lý và ổn định tình trạng nợ nần là chìa khóa cân bằng trong nền kinh tế Mỹ. Đó có thể là một định hướng chính sách tốt để Việt Nam tham khảo. Thế giới Ông lập luận, các quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách định giá nội tệ thấp của Trung Quốc, điều khiến họ khó cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc trên các thị trường thế giới, làm chậm lại quá trình công nghiệp hóa và gây bất lợi cho tăng trưởng của họ. Nếu đồng NDT tăng giá, hàng xuất khẩu của các nước nghèo sẽ trở nên cạnh tranh hơn, nền kinh tế của họ sẽ có được điều kiện tốt hơn để thu về những lợi ích kinh tế toàn cầu. Vì thế, Subramanian cho rằng, các nước nghèo phải chung với Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác gây áp lực để Trung Quốc phải thay đổi chính sách tiền tệ. , chính sách ền tệ của Trung Quốc không chỉ làm giảm nh cạnh tranh của các ngành châu Phi và các khu vực nghèo khác; mà còn hạn chế động lực tăng trưởng chính của các chính các khu vực đó. Những gì các nước nghèo nhận được từ chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc, cùng lắm, cũng chỉ là tăng trưởng tạm thời. Tuy vậy, chúng ta cũng nên nhớ, khó có thể ngăn cản được các nước đang phát triển tái sao chép lại một số điểm trong mô hình của Trung Quốc. Họ cũng tận dụng tỷ giá để kích thích công nghiệp hóa và tăng trưởng. Thực tế, tất cả các nước trên thế giới đều không thể đồng thời định giá quá thấp tiền tệ của mình. Nhưng các quốc gia nghèo có thể đã chuyển gánh nặng sang các nước giàu, nơi logic kinh tế chứng tỏ sự hợp lý này. Thay vào đó, quá nhiều quốc gia đang phát triển lại cho phép nội tệ của mình bị định giá quá cao, dựa trên nhu cầu hàng hóa hay dòng tài chính bùng nổ. Và họ hiếm khi sử dụng một cách có hệ thống các chính sách công nghiệp công nghiệp rõ ràng để thay thế khi tiền tệ "hạ giá". Xét điều này, có lẽ chúng ta không nên đổ lỗi Trung Quốc chỉ biết lo cho lợi ích kinh tế của riêng mình, ngay cả khi trong quá trình ấy, nước này đã làm nặng thêm cái giá của chính sách tiền tệ "lạc lối" của các quốc gia khác. Năm 2000, Mỹ chiếm 20,9% kim ngạch xuất khẩu và trở thành đối tác quan trọng số một trong xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc, xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Mỹ đạt 103,3 tỷ USD, chiếm 8,2% giá trị nhập khẩu của Mỹ. Trung Quốc trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 5 của Mỹ. Thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng 50%. Tuy nhiên, trong những năm qua Mỹ chủ yếu bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Năm 2002, thâm hụt thương mại của Mỹ vào khoảng 500 tỷ USD thì có tới 103 tỷ USD là thâm hụt với Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm 2003, xuất siêu của Trung Quốc sang Mỹ lên tới 120 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng không đáng kể, chỉ nhích từ 13 lên 19 tỷ USD. Mỹ cho rằng việc Trung Quốc kìm giữ tỷ giá giao dịch đồng NDT trong một biên độ hẹp khoảng 8,3 NDT/USD trong một thời gian dài đã giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh không công bằng trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường Mỹ, khiến nhiều việc làm Mỹ trong khu vực sản xuất khàng xuất khẩu bị cắt giảm. Trong những năm vừa qua, do buôn bán bất lợi với Trung Quốc, Mỹ đã mất đi khoảng 2,6 triệu công ăn việc làm chiếm 10% trong tổng số người thất nghiệp vì các cơ sở sản xuất ở Mỹ khó lòng cạnh tranh với chính sách về giá đối với các hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Hơn nữa, có một đồng NDT rẻ đã khiến môi trường đầu tư của Trung Quốc hấp dẫn và các nhà đầu từ Mỹ đã và đang chuyển sang đầu tư sản xuất ở Trung Quốc. Sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Nhật hơn một thập kỷ qua đã buộc chính phủ nước này cần can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối, cố gắng duy trì đồng yên yếu để tăng trưởng xuất khẩu nhằm khôi phục nền kinh tế. Chỉ chiếm 12% GDP của Nhật, nhưng xuất khẩu hiện là nguồn động lực tăng trưởng duy nhất hữu hiệu hiện nay. Ngoài ra, một đồng yên yếu còn giúp đẩy giá hàng hoá nhập khẩu lên cao, đặc biệt là hàng hoá từ Trung Quốc, nhờ đó trợ giúp được các nhà sản xuất trong nước và đẩy chỉ số giá cả lên cao. Cho nên chính sách của Trung Quốc hiện nay có thể làm tổn hại tới xuất khẩu của Nhật Bản. Trước hết, để đối phó với thâm hụt thương mại ngày càng lớn một phần là do thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng tăng, chính phủ Mỹ đã theo đuổi chính sách đồng USD yếu. Điều này đã khiến cho đồng Yên Nhật tăng giá chóng mặt so với đồng USD làm cho hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn, cản trở sự phục hối yếu ớt của nền kinh tế Nhật Bản. Đồng thời với đồng NDT yếu, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập các thị trường và cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá Nhật đặc biệt là thị trường Mỹ và Nhật. Theo thống kế do Bộ tài chính của Nhật đưa ra cho thấy rằng, quan hệ thương mại qua lại Mỹ-Nhật đã giảm đi đột ngột trong 10 tháng đầu năm 2002. Mặc dù thặng dư thương mại của Nhật giảm, nhập khẩu của họ từ Trung Quốc đã tăng lên 6,31 nghìn tỷ yên trong một năm so với 6,04 nghìn tỷ yên nhập khẩu từ Mỹ. Do các nước EU là một liên minh tiền tệ, nên đồng NDT được đánh thấp so với đồng Euro như hiện nay sẽ ảnh hưởng tới toàn khối, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ở các nước là khác nhau tuỳ thuộc vào mối quan hệ của các nước. Nói chung, các nước này đều đang phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc về giá cả hàng hoá xuất khẩu không chỉ trên thị trường ngoài khối mà còn cả trong khối.Theo thống kê, thâm hụt thương mại giữa EU và Trung Quốc hiện đã lên tới 47 tỷ euro (tương đương 52 tỷ USD), trong khi đó con số tương đương giữa Mỹ và Trung Quốclà 103 tỷ USD. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách đồng NDT yếu. Tuy nhiên, không giống như Nhật, Mỹ thúc ép Trung Quốc thả nổi đồng tiền, EU nhấn mạnh việc cải tiến để có một được một hệ thống tỷ giá linh hoạt hơn là rất cần thiết nhưng phải được tiến hành một cách thận trọng . Riêng với Việt Nam, kim ngạch buôn bán hai chiều cũng liên tục tăng mạnh, năm 2002 là 3,6 tỷ USD, năm 2003 đạt 4,8 tỷ USD. Dự kiến năm nay, con số này sẽ là 5 tỷ USD và Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam dù thặng dư thương mại với rất nhiều nước, nhưng lại đang phải nhập siêu từ Trung Quốc. Năm 2002, nhập siêu của Việt Nam trong buôn bán với Trung Quốc là 0,6 tỷ USD, năm 2003 là 1,4 tỷ USD, 7 tháng đầu năm nay đạt 0,7 tỷ USD. Các chuyên gia hy vọng, nếu đồng nhân dân tệ tăng giá, tình hình này sẽ được cải thiện. Hàng hoá Việt Nam xuất sang Trung Quốc sẽ cạnh tranh hơn, có cơ hội gia tăng xuất khẩu. Kèm theo đó là cơ hội phát triển các ngành sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên trong lĩnh vực xuất khẩu có lợi thế tại Trung Quốc như gạo, cà phê. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải tính toán lại xem có nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều như hiện nay nữa hay không. Trung Quốc và chúng ta là hai nước láng giềng có mối quan hệ lịch sử rất lâu đời. Cho nên, chúng ta và Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng về phong tục tập quán, thói quen , dẫn đến sự tương đồng trong sản xuất và đời sống xã hội. Điều đó khẳng định rằng, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam.Do buôn bán thương mại giữa ta và Trung Quốc không nhiều cho nên việc điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc không mấy ảnh hưởng đến quan hệ ngoại thương giữa hai nước. Chúng ta hiện đang xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 1,5 tỷ USD, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam,nhập khẩu khoảng 2,2 tỷ USD. Phần lớn các giao dịch chủ yếu diễn ra tại biên giới Việt - Trung, giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng ven Trung Quốc. Như vậy, tác động trực tiếp từ việc tăng giá NDT sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mậu dịch song phương. Tất nhiên việc này đòi hỏi các DN Việt Nam đang nhập khẩu hàng Trung Quốc sẽ phải tính toán mở rộng thị trường nhập khẩu của mình bởi giá hàng Trung Quốc sẽ cao hơn. Tuy nhiên, tác động rõ nét hơn cả là tác động gián tiếp. Mặc dù, Việt Nam chưa phải là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc.Nhưng trên một vài lĩnh vực, Việt Nam cũng có lợi thế tương đồng như Trung Quốc như một số mặt hàng đan, mây tre, hàng thủ công mỹ nghề truyền thống. Trở thành đối thủ cạnh tranh ngang sức với nhau trên thị trường Mỹ, EU và một số thị trường khác. Do đó, thay đổi tỷ giá, hàng xuất khẩu của Trung Quốc có thể kém cạnh tranh hơn tại thị trường nước thứ ba và Trung Quốc sẽ kém hấp dẫn hơn trong việc thu hút đầu tư. Đây là cơ hội cho Việt Nam tăng vị thế xuất khẩu của mình cũng như thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn. . vì sao Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá "định giá thấp đồng nhân dân tệ". Cho biết : tác động của chính sách này đối với kinh tế TQ, đối với. tren pham vi toan cau I. Vì sao trung quốc thực hiện chính sách tỷ giá: định giá thấp đồng nhân dân tệ:  Khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu : Việc đánh tụt giá đồng nhân dân tệ đã. euro (tương đương 52 tỷ USD), trong khi đó con số tương đương giữa Mỹ và Trung Quốclà 103 tỷ USD. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách đồng NDT yếu.

Ngày đăng: 05/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan