tài liệu về kinh tế pptx

15 302 0
tài liệu về kinh tế pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ý kiến ( 0 ) Tấm biểu ngữ chúc mừng Việt Nam bên ngoài trụ sở WTO, sau khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO vào ngày 11/1/2007 ▪ MẠNH CHUNG 11:31 (GMT+7) - Thứ Hai, 18/8/2008 Đã có nhiều chương trình hành động sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng còn thiếu trọng tâm và hiệu quả Đã có nhiều chương trình hành động sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng còn thiếu trọng tâm và hiệu quả. Đó là quan điểm của hầu hết các đại biểu khi tham gia hội thảo tham vấn báo cáo “Thể chế thực thi và giám sát thực hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO” của nhóm tư vấn cấp cao, ngày 15/8 tại Hà Nội. Số liệu từ hội thảo cho biết, mặc dù tỷ lệ bộ ngành, địa phương có chương trình hành động hậu WTO là khá cao (trên 80%) nhưng hầu hết lại được ban hành trong năm 2008. Đến hết ngày 30/6/2008, đã có 18/21 bộ, ngành và 53/64 tỉnh, thành phố chính thức ban hành chương trình hành động. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc xây dựng chương trình hành động tại các bộ ngành, đặc biệt là ở địa phương thực hiện theo phong trào… sao chép lẫn nhau, không có cơ sở khoa học. Trong đó, nhiều địa phương xây dựng chương trình hành động cho mình bằng cách… bê y nguyên các điểm trong chương trình hành động của Chính phủ! Ông Mai Thanh Hải - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - phân tích, nhược điểm lớn nhất trong chương trình hành động của các bộ, địa phương là thường mang tính ứng phó và đối phó nhiều hơn. “Thêm nữa, sự phối hợp giữa các ngành các bộ, giữa trung ương và địa phương về chương trình hành động rất yếu và rời rạc”, ông Nguyễn Viết Vinh, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nói. Thực tế, nhiều địa phương không nêu rõ được lợi thế của địa phương mình nên "rập" nguyên chuơng trình hành động của Chính phủ, hay của các địa phương khác. Ví dụ, tỉnh Quảng Nam xây dựng chương trình hành động với những chỉ tiêu giống Tp.HCM, trong khi Quảng Nam có lợi thế phát triển nông nghiệp, còn Tp.HCM đang phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, theo ông Mai Thanh Hải, chương trình hành động của các địa phương cũng như các bộ không thể hiện được tính liên kết vùng, liên kết ngành; còn có tính chất khép kín, biệt lập. Nhiều đại diện đồng quan điểm, có quá nhiều chương trình hành động hậu WTO tại các bộ, địa phương, nhưng còn “tràng giang đại hải”, thiếu tập trung, không thể hiện rõ chủ trương nhất quán. Nhìn lại một năm rưỡi gia nhập WTO E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến ( 0 ) Phó thử tướng Phạm Gia Khiêm và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy trong buổi tiệc mừng Việt Nam chính thức gia nhập WTO - Ảnh: AFP. ▪ THÙY TRANG 10:55 (GMT+7) - Thứ Hai, 11/8/2008 Có người cho rằng những bất ổn vĩ mô hiện nay là do Việt Nam hội nhập và tham gia vào WTO Một năm ruỡi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chưa đủ dài để đánh giá và nhìn nhận đầy đủ tác động của hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam. Tác động của hội nhập trong nhiều nội dung còn mang định tính. Điều đó khiến có người cho rằng những bất ổn vĩ mô hiện nay là do Việt Nam hội nhập và tham gia vào WTO. Vậy đâu là câu trả lời đúng, tác động của hội nhập đến bất ổn vĩ mô đến mức nào và thể hiện ở đâu? Một báo cáo nghiên cứu về tác động của hội nhập đối với nền kinh tế sau một năm rưỡi Việt Nam gia nhập WTO của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố cho rằng về cơ bản, hội nhập và gia nhập WTO đã đem lại những kết quả như kỳ vọng như niềm tin, xuất khẩu, FDI, phân bổ nguồn lực Tuy nhiên, sự biến động của các đại lượng đó có thể khác so với dự báo do tác động phức hợp của các nhân tố bên ngoài và trong nền kinh tế. Chúng tôi xin giới thiệu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia xung quanh việc đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của việc gia nhập WTO, đặc biệt là những nhìn nhận gắn với thực tiễn đang diễn ra hiện nay của Việt Nam. Không thể hội nhập với chính sách lương thấp (Ông Đào Quang Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) “Tất cả những vấn đề đang diễn ra hiện nay như lạm phát, công ăn việc làm, tiền lương, đình công, làn sóng lao động rút ra khỏi khu vực Nhà nước đang trở nên bức xúc. Như vậy có phải do tác động của hội nhập không? Có phải do Việt Nam gia nhập WTO mang lại những hiện tượng đó hay không? Qua nghiên cứu của chúng tôi, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thụ động, kể cả doanh nghiệp Nhà nước vẫn chỉ chờ đợi vào sự bao cấp của ngân sách. Các doanh nghiệp tư nhân, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu đứng ngoài cuộc, rất ít thông tin, ít sự chuẩn bị tất cả các nguồn lực. Các điều tra cho thấy chi phí cho R&D (nghiên cứu và phát triển - PV) của doanh nghiệp Việt Nam cũng rất thấp so với các nước khác. Điều đó cho thấy năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp giảm đi. Về công tác quản lí và quản trị thị trường cũng bị động và nhiều bất cập mặc dù đã có nhiều cải cách trong thời gian qua. Điều đó thể hiện ngay ở khả năng nhận biết những biến động thị trường, dự báo những thay đổi và khả năng kiểm soát trong thị trường lao động. Hiện nay, thị trường lao động của chúng ta vẫn phát triển ở trình độ thấp. Bằng chứng là thị trường bị chia cắt, quản trị thị trường manh mún và không bài bản, thiếu hệ thống luật pháp và khuôn khổ để điều hành trong khi thị trường lao động méo mó và không cập nhật. Trong chiến lược về hội nhập tôi cho rằng cũng chưa có những thay đổi kịp thời. Hiện có nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc Việt Nam không thể chỉ dựa vào sử dụng lợi thế lao động giá rẻ nữa. Trong nhiều năm và cho đến tận bây giờ chúng ta vẫn không thay đổi được chiến lược trả lương thấp. Điều đó rất nguy hiểm vì không thúc đẩy được sự phát triển của lực lượng lao động. Những làn sóng đình công gần đây, đội ngũ chuyên gia giỏi ào ạt rút ra khỏi khu vực Nhà nước là hậu quả tất yếu của chiến lược này. Nếu không có thay đổi mạnh trong quan niệm về tiền lương sẽ rất khó để phát triển nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực một cách hiệu quả và đúng đắn hơn. Một điều nữa cũng đang đặt ra là nhận thức của xã hội. Hiện chúng tôi thấy nhiều trường hợp ở tất cả các cấp quản lí vẫn còn mơ hồ, xem nhẹ những ảnh hưởng của hội nhập. Có lẽ những dư âm của thời kỳ bao cấp vẫn chưa qua đi, ảnh hưởng của nó vẫn còn rất lớn. Điều đó dẫn đến việc đưa ra những quyết sách về hội nhập chưa nhất quán và không kịp thời.” Hai mặt của việc dòng vốn vào nhiều (Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước) “Khi hội nhập kinh tế, Việt Nam phải mở rộng dịch vụ tài chính ngân hàng trên nhiều khía cạnh: cho phép ngân hàng nước ngoài huy động vốn như các ngân hàng trong nước, mở chi nhánh Những cam kết đó buộc các ngân hàng trong nước phải có những chuẩn bị để nâng cao năng lực của mình về quy mô tài chính cũng như các dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, đã thúc đẩy hệ thống ngân hàng của Việt Nam phát triển rất mạnh, thể hiện rõ nét từ cuối năm 2006 và cả năm 2007. Đây là yếu tố tác động tích cực đến hệ thống ngân hàng nhưng rõ ràng bản thân các ngân hàng trong nước cũng chưa tiếp nhận được hết lợi thế đó nên vẫn tiềm ẩn những rủi ro của chính những yếu tố đáng lẽ là cơ hội. Biểu hiện ở việc cạnh tranh gia tăng do hội nhập nhưng cạnh tranh không lành mạnh cũng nảy sinh rõ nét. Nhiều ngân hàng thương mại đã mở rộng quá nhiều chi nhánh, đẩy tín dụng tăng quá mức với các điều kiện, thủ tục tương đối nới lỏng, nhất là trong lĩnh vực tiêu dùng, cạnh tranh bằng lãi suất Đây là những tiềm ẩn rủi ro của hệ thống ngân hàng. Tác động lớn nhất của hội nhập là dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều, góp phần hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ bao gồm: tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia, bù đắp thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán nhưng nó cũng gây nên những thách thức trong thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ. Tình hình trên nếu không có những giải pháp kịp thời sẽ có thể gây ra lạm phát và ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu những thiệt thòi do đồng Việt Nam tăng giá hơn giá trị thực của nó, qua đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đến đời sống xã hội.” Hiệu ứng với thương mại và đầu tư (Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế, CIEM) Năm 2007 được nhắc đến nhiều về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, gần 22%. Nhưng mức tăng trưởng này không gây hiệu ứng đột biến như kỳ vọng WTO mang lại so với các năm trước. Những năm trước khi chưa vào WTO, tăng trưởng xuất khẩu cũng vào khoảng trên dưới 20%, như vậy không có sự bứt phá gì về tổng thể. Tuy nhiên, cũng đã có những hiệu ứng tích cực của thị trường nhờ phát huy những tiềm năng vốn có, đặc biệt ngành dệt may đạt mức tăng trưởng 30%. Đồng thời, bắt đầu có dấu hiệu của lợi thế so sánh động. Một số ngành như cơ khí, điện tử xuất khẩu đã có giá trị gia tăng cao hơn một chút, tuy vẫn chủ yếu là lắp ráp. 6 tháng đầu năm nay, mức tăng xuất khẩu là 31,8% so với cùng kỳ 2007. Con số này có vẻ “đẹp” hơn năm ngoái nhưng nếu bỏ yếu tố giá cả tăng cao thì tốc độ tăng xuất khẩu chỉ còn 15,3%. Như vậy xuất khẩu đã có dấu hiệu chững lại do khó khăn trên thế giới và một phần trong nước. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu vàng lớn thứ hai thế giới, sau Ấn Độ. Điều này phản ánh sự lo ngại về sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô của người tiêu dùng. Đầu tư cũng được coi là điểm sáng của gia nhập WTO. Người ta kỳ vọng gia nhập WTO, môi trường kinh doanh sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, tiềm năng phát triển dài hạn sẽ được phát huy nhờ vậy FDI sẽ đổ nhiều vào Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm nay và một phần của năm 2007, bên cạnh những điểm tốt cũng có những điều đáng lo ngại. Ví dụ như trong 45 tỉ USD FDI cam kết 7 tháng đầu năm 2008, phần lớn là các dự án công nghiệp nặng thay thế nhập khẩu và công nghiệp khai khoáng. Ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu này chủ yếu là nhập khẩu máy móc để tạo năng lực xuất khẩu nên hiệu quả của nó vẫn còn là câu hỏi. Tiếp đến, rất nhiều dự án vào lĩnh vực bất động sản. Những dự án bất động sản gắn với du lịch là tốt nhưng rất nhiều dự án bất động sản chắc chắn không tạo ra ngoại tệ cho Việt Nam trong tương lai. Cuối cùng là nhiều dự án cam kết đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu hiện nay đang trì hoãn triển khai. Lí do là môi trường kinh tế hiện nay của Việt Nam đang bất ổn và môi trường lao động Việt Nam có nhiều lo ngại do nguy cơ áp lực tăng lương làm giảm áp lực cạnh tranh của Việt Nam.” Tiếp cận tác động trên cả hai tuyến hội nhập (Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại) “Sau một năm rưỡi gia nhập WTO, trước những biến động lớn trong nền kinh tế nước ta, nhất là từ nửa cuối năm 2007 đến nay, cần có phân tích đánh giá để có sự trả lời chính xác cho câu hỏi những diễn biến tích cực và tiêu cực trong nền kinh tế nước ta là do những yếu tố nào, hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO tác động đến đâu, nhằm tránh những nhận định cảm tính, thậm chí ngộ nhận. Hiện nay, tình hình kinh tế vĩ mô của chúng ta đang phức tạp và biến động lớn. Biến động này do nhiều nguyên nhân. Hội nhập, gia nhập WTO tác động đến đâu đến tình hình hiện nay cũng cần phải có câu trả lời. Hội nhập đối với nước ta hiện được thực hiện trên cả 2 tuyến: quy mô khu vực là tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN + ; quy mô toàn cầu là tham gia WTO. Tác động của các tuyến hội nhập là khác nhau. Trong thời gian trước mắt, tác động của hội nhập khu vực đối với thương mại, hàng hoá sẽ mạnh hơn. Trong khi đó, tác động của WTO đến dịch vụ và thể chế sẽ còn mạnh hơn. Sự khác biệt này rất quan trọng vì ngoài tuyến khu vực và toàn cầu chúng ta sắp hoàn tất EPA với Nhật Bản, khởi động đàm phán BIT với Hoa Kỳ và FTA với Chilê. Điều quan trọng hơn, sắp tới đây chúng ta sẽ hoàn tất EPA với Nhật Bản. Mức độ tự do hoá quá của hiệp định này không quá cao vì Nhật Bản muốn bảo hộ nông sản nên ta cũng có quyền đòi hỏi bảo hộ nông sản của mình. Do đó chúng ta cũng sẽ giảm bớt mức tự do hoá lại. Nhưng Hiệp định BIT với Hoa Kỳ và FTA với Chilê chắc chắn là những hiệp định có mức độ tự do hoá cao. Chúng ta cũng đang có ý định (chưa hình thành chủ trương) muốn đàm phán hiệp định mậu dịch tự do với Liên minh châu Âu. Hiệp định này nếu có thì mức độ tự do cũng sẽ cao hơn nhiều. Quan điểm của chúng ta như thế nào, có trình độ để tham gia vào những Hiệp định đó không? Bộ Ngoại giao hiện nay rất hăng hái để thúc đẩy các FTA. Quan điểm của tôi là ở những nước nào chúng ta cân bằng tương đối về thương mại thì hiệp định FTA là tốt. Còn ở những nước ta đang nhập siêu quá lớn như với Ấn Độ, Chilê, theo tôi chúng ta chưa đủ năng lực để có thể tham gia vào hiệp định đó.” Nhập siêu chủ động trong thế bị động (Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế cao cấp) “Nhập khẩu tăng lên có phải do nguyên nhân giảm thuế, mở cửa thị trường từ cam kết WTO hay từ sự chủ động của Việt Nam? Theo tôi, việc gia tăng nhập khẩu không chỉ do tác động của hội nhập mà còn do sự chủ động của Việt Nam. Bởi vì chúng ta mong muốn đầu tư lớn nhưng trong nước không đủ nguồn lực đáp ứng, chắc chắn sẽ dẫn tới nhập khẩu nhiều. Việc người nước ngoài lợi dụng thuế suất thấp hơn ở Việt Nam để vào chỉ là nhân tố nhỏ. Cho nên, phần nhiều nhập siêu do chúng ta chủ động mua từ bên ngoài nhiều hơn. Nhập siêu là vấn đề rất lớn của kinh tế Việt Nam hiện nay, cần phải nghiên cứu kỹ để chống lại quan niệm cho rằng do chúng ta mở cửa quá mức nên nhập siêu tăng lên chứ không thấy do mình có những ham muốn không chính đáng. Nguyên nhân nhập siêu có nhiều, bên cạnh yếu tố đầu cơ thì việc gia tăng nhập khẩu vàng thời gian gần đây cũng là một lí do. Phương châm của chúng ta là chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhưng thực tế đã chủ động được chưa, chủ động bao nhiêu phần, bị động bao nhiêu phần. Tôi nghĩ nhập siêu là chủ động của mình nhưng lại chủ động trong một thế bị động. Cứ nhập ào ào, không theo kế hoạch, chiến lược có sẵn. Mặc dù có khẩu hiệu hay, nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn không chủ động.” Chính phủ nhìn lại hơn một năm gia nhập WTO E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến ( 0 ) Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO từ 11/1/2007. ▪ NGUYÊN LINH 11:43 (GMT+7) - Thứ Tư, 18/6/2008 Báo cáo của Chính phủ nhận định thể chế kinh tế là lĩnh vực thay đổi tích cực nhất sau hơn một năm Việt Nam vào WTO Theo báo cáo mới đây của Chính phủ về tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau hơn một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thể chế kinh tế chính là lĩnh vực thay đổi, để lại dấu ấn nhiều hơn cả trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian qua. Hai trong ba lĩnh vực được báo cáo đánh giá là thương mại đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô và xã hội sau một thời gian hội nhập tuy có chịu những tác động đáng kể, nhưng không mang tính cơ bản. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2007, đầu năm 2008 là khá cao, song chưa có sự bứt phá so với các năm trước và như kỳ vọng. Trong khi đó, nhập khẩu gia tăng mạnh dẫn đến nhập siêu lớn. Tổng đầu tư xã hội vẫn ở mức 40-44% GDP và dù FDI bùng phát nhưng tỷ trọng của nguồn vốn này vẫn không thay đổi nhiều, do đầu tư khu vực doanh nghiệp Nhà nước cũng tăng rất mạnh (năm 2007 gần gấp 2 lần so với năm 2006 theo giá thực tế) và tính chung vốn đầu tư Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng tới 47,2% tổng vốn đầu tư xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2007 tiếp tục đà tăng trưởng của những năm trước đó nhưng hiệu quả kinh tế chậm cải thiện so với mong đợi. Tăng trưởng những tháng đầu năm 2008 có dấu hiệu chững lại, nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, tiết kiệm ít hơn và dựa nhiều hơn vào vốn nước ngoài. Trong khi đó, sự tác động của quá trình hội nhập đến ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước rõ ràng hơn: tỷ lệ lạm phát năm 2007, đầu năm 2008 cao kỷ lục trong vòng 12 năm qua. Có nhiều nguyên nhân, nhưng được đề cập nhiều hơn cả là sự lúng túng, bất cập trong điều hành chính sách khi nền kinh tế liên quan và phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế thế giới, đặc biệt là bối cảnh chu chuyển các luồng vốn gia tăng. Tương tự, cán cân tài khoản vãng lai năm 2007, khác hẳn năm 2006, đã thâm hụt lớn, tới 6,999 tỷ USD (tương đương 9,85% GDP. Thâm hụt này xuất phát chủ yếu từ thâm hụt thương mại hàng hóa và thâm hụt thu nhập từ đầu tư đều gia tăng đáng kể. Cán cân thanh toán quốc tế tổng thể thặng dư hơn 10 tỷ USD. Cán cân thương mại và vãng lai những tháng đầu năm 2008 tiếp tục xấu, trong khi khả năng tài trợ các khoản thâm hụt đó trở nên thiếu bền vững hơn. Về mặt xã hội, việc gia nhập WTO cũng chưa để lại dấu ấn đáng kể đối với tạo việc làm. Số lao động có việc làm năm 2007 tăng 2,3% so với 2006, trong khi con số này của năm trước là 2,7%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tuy có giảm, song tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lại tăng. Lạm phát cao đã làm giảm thu nhập thực tế của nhiều nhóm xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm không đáng kể vì chuẩn nghèo đòi hỏi tính toán lại. Trong bối cảnh đó, tác động của việc gia nhập WTO đến thể chế kinh tế là rõ nét hơn cả. Quan hệ tương tác giữa quá trình đổi mới, cải cách trong nước, đặc biệt là việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách kinh tế, cải cách bộ máy, thủ tục hành chính với tiến trình hội nhập, gia nhập WTO trở nên chặt chẽ hơn. Đây là những dấu hiệu đáng khích lệ để gia tăng niềm tin vào triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam, xuất khẩu, FDI, hiệu quả phân bổ nguồn lực và tăng trưởng kinh tế, thu nhập Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng, thể chế kinh tế chính là lĩnh vực còn nhiều bất cập nhất. Còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho phù hợp với cam kết hội nhập và các chuẩn mực kinh tế thị trường. Vai trò, ý nghĩa của các đạo luật vẫn còn thấp do phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn. Hậu quả là luật thiếu hiệu lực, công tác triển khai thực hiện chậm và dễ mâu thuẫn. Ngoài ra, cũng còn khoảng cách khá xa giữa thực tế và yêu cầu về tính chuyên nghiệp, minh bạch và khả năng giải trình của bộ máy Nhà nước, trong khi hệ thống động lực cho công chức còn nhiều méo mó, phối hợp giữa các bộ, ngành còn chưa chặt chẽ, chưa nhất quán và không kịp thời. Thể chế cho sự phát triển các thị trường yếu tố sản xuất như thị trường tài chính, đất đai, lao động, vẫn đang trong giai đoạn cần những chỉnh sửa căn bản. Quá trình này lại diễn biến phức tạp vì biến động trên các thị trường yếu tố sản xuất rất nhạy cảm về mặt xã hội và có nhiều khía cạnh liên quan đến một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế là khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt, khung pháp lý và thể chế giám sát vốn đầu tư gián tiếp còn thiếu và yếu, điều này có thể làm tăng rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô. Bốn chuyển biến tích cực sau khi gia nhập WTO E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến ( 0 ) Thị trường lao động có nhiều chuyển biến tích cực sau khi Việt Nam gia nhập WTO - Ảnh: Việt Tuấn. ▪ HỒNG THOAN 11:11 (GMT+7) - Thứ Hai, 11/1/2010 Sẽ xây dựng cơ quan đầu mối xử lý các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO Tổng hợp kết quả về việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ Công Thương đã nhận được báo cáo của 14 bộ và 37 địa phương. Đánh giá kết quả bước đầu, Bộ Công Thương khẳng định có 4 điểm nổi bật trong thực hiện các nội dung chương trình hành động của Chính phủ kết hợp với chương trình hành động của từng bộ, ngành, địa phương. Bốn chuyển biến tích cực Thứ nhất, toàn bộ hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ, từ các bộ, ngành ở Trung ương tới chính quyền ở các địa phương đều đã cố gắng triển khai thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong chương trình hành động của mình. Thứ hai, việc thực hiện chương trình hành động của các bộ, ngành, địa phương đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Chẳng hạn, công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về WTO là nhóm nội dung được xác định tiến hành ngay trong năm 2007 và thực hiện thường xuyên, liên tục. Đối với công tác xây dựng pháp luật thể chế, từ năm 2007 - 2009, trong khuôn khổ các nhiệm vụ được giao, các bộ đã chủ trì xây dựng và hoàn thiện nhiều dự thảo Luật để Chính phủ trình Quốc hội thông qua như Luật Quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Bảo hiểm y tế, Luật trưng mua, trưng dụng tài sản Đồng thời, các bộ, ngành đã đặc biệt chú trọng vào việc soạn thảo hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật của các ngành. Tại các tỉnh cũng đã tiến hành rà soát hệ thống các văn bản còn hiệu lực của HĐND, UBND các cấp để loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với văn bản cấp trên và với cam kết. Bên cạnh đó là sự chuyển biến trên nhiều lĩnh vực quan trọng khác như xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường (thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường khoa học công nghệ), đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh quốc phòng. Thứ ba, vai trò dẫn dắt, chỉ đạo của Chính phủ trong việc triển khai các nhiệm vụ đề ra trong chương trình hành động chung rất rõ rệt, tạo ra sự thống nhất, gắn kết cần thiết trong việc triển khai công việc của các bộ, ngành, địa phương. Thứ tư, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có sự chủ động, sáng tạo trong việc cụ thể hoá và triển khai những nhiệm vụ được đề ra trong chương trình hành động nên đã thu được kết quả và hiệu quả tốt. Do có sự chuẩn bị tốt và triển khai sớm nên một số nhiệm vụ đã bảo đảm tiến độ, hoặc vượt tiến độ đề ra trong chương trình hành động. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, nhiều nhiệm vụ đề ra trong chương trình hành động của Chính phủ được triển khai còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu ảnh hưởng tới chất lượng triển khai. Một bất cập nổi lên là tính đồng bộ, gắn kết ở các lĩnh vực chưa cao, nhiều vấn đề mang tính liên ngành chưa được thực hiện tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường Hoàn thiện hơn nữa quản lý Nhà nước Để nâng cao hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Công Thương vừa đề xuất nghiên cứu, xây dựng một cơ quan đầu mối và hình thành một hệ thống các tổ chức của nhà nước từ trung ương tới địa phương, đóng vai trò là những trung tâm chuyên trách thực hiện hoạt động cung cấp thông tin và xử lý các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO. Từ nay, các bộ, ngành sẽ chủ trì tổng hợp báo cáo của các cơ quan phối hợp (bao gồm các bộ, ngành liên quan và địa phương) theo từng nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tổng hợp chung là Bộ Công Thương theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm để phản ánh được đầy đủ và chính xác tình hình. Cũng theo Bộ Công Thương, đối với vấn đề hoàn thiện tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại, các lực lượng quản lý thị trường, trước mắt cần tập trung vào việc xây dựng và kiện toàn một số cơ quan quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực quan trọng, có liên hệ trực tiếp tới quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam. Cụ thể gồm kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại theo hướng trao cho Hội đồng Cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh công cụ và quyền lực đủ mạnh để có thể hướng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định quốc tế hoặc cam kết hội nhập của Việt Nam có liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh, trợ cấp, bán phá giá, tranh chấp thương mại Qua đó, kích thích và tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Chương trình hành động hậu WTO: Nhiều nhưng yếu! [...]... trung, không thể hiện rõ chủ trương nhất quán Một năm “hậu” WTO: Nói chuyện lạm phát, nhập siêu Lạm phát và nhập siêu là hai mảng tối trong bức tranh kinh tế của Việt Nam một năm sau ngày gia nhập WTO Phản ánh về tổng quan sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam một năm sau khi gia nhập WTO, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam Trương Đình Tuyển nói tại “Diễn... theo hai yếu tố cung và cầu Điều đó cũng có nghĩa là mức lạm phát cũng sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào hoạt động kinh tế Thời kỳ sau WTO được rất nhiều người hy vọng là giá cả sẽ phải chăng, kinh tế phát triển đều đặn và trong vòng dự đoán của những người hoạch định chính sách Tuy nhiên, trong thực tế thì tình hình hầu như không như vậy Điển hình như giá nhà đất, vốn trong vài năm liền bị mô tả là “đóng... mới cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam trong mục tiêu hội nhập kinh tế toàn cầu Thế nhưng, xét về thực tế, việc gia nhập tổ chức này có nghĩa hàng hoá từ nước ngoài vốn hưởng biểu thuế quan giảm đi đang được xuất vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều Theo chuyên gia của Bộ Công Thương, thâm hụt mậu dịch chủ yếu là do nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị để sản xuất trong các dự án có vốn đầu tư nước... liệu và thiết bị để sản xuất trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và đang tăng mạnh tại Việt Nam Phó viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói: “Sự tăng lên của các nhà đầu tư nước ngoài kéo theo nhập khẩu gia tăng và giá nguyên liệu và năng lượng cũng tăng theo Về dài hạn thì tình trạng nhập siêu của Việt Nam có thể kéo dài và đó mới là điều đáng phải bàn” Theo ông Thiên, mục tiêu... nước ngoài, tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế nói rằng thâm hụt mậu dịch trong năm đầu tiên gia nhập WTO thể hiện những thách thức đầu tiên mà Việt Nam dù muốn hay không đang phải đối mặt Hiện tại, Việt Nam có đủ các nguồn thu ngoại tệ như FDI, tiền gửi từ nước ngoài và ODA để bù đắp thâm hụt mậu dịch Tuy vậy, mức thâm hụt cao liên tiếp có thể cản trở sự phát triển kinh tế dài hạn Bộ Công Thương cũng dự... Đình Tuyển nói tại “Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam” được tổ chức ngày 11/1/2008 rằng WTO không đồng nghĩa với tăng trưởng Ông cũng từng nhận xét khi nhìn lại một năm gia nhập WTO rằng bức tranh kinh tế Việt Nam chủ đạo là gam màu tươi sáng, chỉ có hai mảng tối là nhập siêu và giá tăng Chính phủ muốn kìm mức lạm phát hàng năm dưới mức 8% và năm 2006 đã thành công trong mục tiêu này Tuy nhiên, chỉ... bộ, địa phương là thường mang tính ứng phó và đối phó nhiều hơn “Thêm nữa, sự phối hợp giữa các ngành các bộ, giữa trung ương và địa phương về chương trình hành động rất yếu và rời rạc”, ông Nguyễn Viết Vinh, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nói Thực tế, nhiều địa phương không nêu rõ được lợi thế của địa phương mình nên "rập" nguyên chuơng trình hành động của Chính phủ, hay của các địa... mãi vào xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô Một trong những yếu tố quan trọng nhất là “thay đổi cơ cấu sản xuất của Việt Nam, nơi xuất khẩu các sản phẩm thô chiếm tỷ trọng rất lớn, tức là phần giá trị gia tăng thấp Xuất khẩu dầu thô, nông sản thực phẩm và hàng gia công chiếm tỷ trọng quá lớn trong kim ngạch nhập khẩu Muốn để tăng phần này lên thì phần nguyên liệu phải ít đi để tăng phần giá trị gia... gia dự án Mutrap II, giá nhà đất quá cao ở Việt Nam có thể khiến giới doanh nhân quốc tế phân vân vì tình trạng đó sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên theo Tình trạng giá cả tăng không cân đối cũng gây tác động phụ đến các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tình hình tuyển dụng nhân công Giá nhà đất, thực phẩm lương thực và nhiên liệu tăng, khiến lương của người lao động đương nhiên thiếu hụt dù không bị sụt giảm... trở sự phát triển kinh tế dài hạn Bộ Công Thương cũng dự đoán sẽ không có thâm hụt mậu dịch vào năm 2010 nhưng điều đó dường như là quá lạc quan xét theo mức thâm hụt mậu dịch lớn hiện tại Bức tranh kinh tế sau một năm gia nhập WTO mặc dù chưa đầy đủ nhưng cũng cho chúng ta nhiều điều phải suy ngẫm Chúng ta có quyền tự hào với những kết quả đã đạt được nhưng cũng phải nhận thức được những thách thức . cáo nghiên cứu về tác động của hội nhập đối với nền kinh tế sau một năm rưỡi Việt Nam gia nhập WTO của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố cho rằng về cơ bản, hội. hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đến đời sống xã hội.” Hiệu ứng với thương mại và đầu tư (Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế, CIEM) Năm 2007 được nhắc đến nhiều về tốc độ tăng trưởng. những yếu tố nào, hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO tác động đến đâu, nhằm tránh những nhận định cảm tính, thậm chí ngộ nhận. Hiện nay, tình hình kinh tế vĩ mô của chúng ta đang

Ngày đăng: 05/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan