Tư liệu về đại tướng Nguyễn Chí Thanh

4 534 3
Tư liệu về đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vài mẩu chuyện về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh , () - Những câu chuyện nhỏ về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua ký ức của Thiếu tướng Đặng Văn Duy, người gần gũi với ông suốt một thời gian dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Đại hội Đảng bộ quân đội 1960. Ảnh tư liệu. Bốn mươi năm đã qua kể từ khi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ra đi nhưng đến nay, hình ảnh một con người, một vị danh tướng, một nhà lãnh đạo vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của rất nhiều người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Anh Thanh: “Anh như con đại bàng bay trên trời cao, có tầm nhìn xa trông rộng lại thấy được những cái rất cụ thể trên mặt đất”. Tôi xin được phép kể mẩu chuyện nhỏ có thật, trong đời thường của Anh, “Những chuyện rất cụ thể trên mặt đất” mang đậm phong cách Nguyễn Chí Thanh. Bảo vệ lẽ phải, chăm lo cho cán bộ Hồi Cải cách ruộng đất, Tổng cục Chính trị và anh Thanh nhận được nhiều thư, công văn của nhiều nơi yêu cầu đưa một số cán bộ trong quân đội về địa phương để xem xét và xử lí, tính ra không dưới 300 người, hầu hết là cán bộ, có đồng chí là cán bộ cao cấp ở cơ quan Bộ Quốc phòng hoặc ở đơn vị. Mỗi lần nhận được đơn thư hoặc công văn thuộc loại đó, anh đều trực tiếp đọc, suy nghĩ và cất riêng vào một chỗ. Anh dặn tôi: “Chuyện này hệ trọng lắm, tuyệt mật, chú không được nói với bất kì ai”. Và anh cho biết, số anh em này, nhiều người xuất thân từ thành phần lớp trên, nhưng đều là những cán bộ có học, tham gia cách mạng, tham gia quân đội đã lâu, có nhiều đồng chí đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu hoặc đã có nhiều năm hoạt động cách mạng ở nhiều địa phương. Nhiều lần, anh đã làm việc với các đồng chí Cục trưởng Cục Tổ chức và Cục Bảo vệ quân đội. Không khí trong cơ quan dạo đó có lúc rất căng thẳng trong quan hệ giữa quân đội với cơ quan phụ trách Cải cách ruộng đất và các địa phương. Anh Thanh suy nghĩ rất nhiều, làm sao bảo vệ được cho lẽ phải, bảo vệ được cho cán bộ thuộc diện này. Tiếp đó, anh được Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị cử vào khu IV, trực tiếp nghiên cứu đánh giá tình hình, đặc biệt tập trung vào 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh đang tiến hành việc chỉnh đốn tổ chức trong Cải cách ruộng đất, đi cùng anh có anh Thái Đình Hàn, cán bộ lão thành cách mạng, bạn tù với anh, được phân công nắm 2 huyện Hương Sơn, Hương Khê, và tôi (thư ký riêng của anh) được phân công nắm 2 huyện Nghi Xuân và Nghi Lộc. Còn anh Thanh đã dành thời gian cả ngày và đêm làm việc với anh Chu Văn Biên – Bí thư Khu ủy 1 khu IV cùng một số cán bộ thường trực ở cơ quan khu ủy và trực tiếp nghe báo cáo của cán bộ có trách nhiệm ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Anh tập trung nghe tình hình chấn chỉnh tổ chức cán bộ, nhất là những oan sai về cán bộ, để kịp thời ngăn chặn, không để xảy ra mất cán bộ, đảng viên và những người có công với cách mạng, với nhân dân trong đó có số mà anh Thanh đã biết khi anh làm Bí thư khu ủy IV, đồng thời anh đã nhận được từ Bác nhiều đơn thư gửi cho Bác và Bác dặn anh sớm vào nghiên cứu giải quyết cho kịp, trong đó có tên của người anh của tôi. Trước khi về, anh còn dặn thêm anh Biên: Về nhân sự, nếu có vấn đề gì quá gấp gáp, khẩn trương thì anh cứ bảo: “Hãy khoan, để xin ý kiến của Bác đã!”. Ra Hà Nội, anh sang báo cáo với Bác và Bộ Chính trị, và từ đấy, cùng tình hình một số địa phương khác, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng ta đã họp Hội nghị về sửa sai trong Cải cách ruộng đất, nhờ vậy, số cán bộ quân đội mà anh đã nhận được đơn thư, hoặc yêu cầu của Ủy ban Cải cách ruộng đất, đều được yên ổn, không ai phải đưa về địa phương để xem xét gì nữa. Tôi còn nhớ, trong diện nói trên, sau này còn có những đồng chí được phong quân hàm cấp tướng hoặc chuyển ra ngoài làm đến chức bộ, thứ trưởng, viện trưởng các viện quan trọng, nhiều đồng chí vẫn làm việc ở cơ quan Bộ Quốc phòng hoặc chỉ huy đơn vị trong quân đội. Có điều đặc biệt là về chuyện này, anh Thanh không hề nói với ai hoặc nói riêng với cán bộ đó, anh luôn quan tâm đến việc phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng đúng cán bộ, đó là một phẩm chất lớn của anh. Giản dị Hồi cuối năm 1954, từ căn cứ địa Việt Bắc chuyển về Hà Nội, sức khỏe Anh kém sút, hay sốt về buổi chiều, bác sỹ Phạm Ngọc Thạch kiểm tra đã thấy những mảng mờ trong phổi Anh, giai đoạn đầu của bệnh lao phổi. Trung ương bố trí cho Anh ở ngôi nhà số 2 đường Cổ Ngư (đường Thanh Niên ngày nay). Ngôi nhà này của ông chủ lò gạch cạnh hồ Trúc Bạch khá đẹp và thoáng mát phù hợp với tình hình sức khỏe của Anh, nhiều bạn đến thăm cứ ngắm và khen đẹp như biệt thự, nhưng Anh không thấy vui. Có hôm anh Lê Tử Đồng, Trung tướng bạn cùng quê đến thăm, Anh bảo: “Đồng ơi, đi ra phố chơi, ở đây “bí quá”. Anh Đồng hỏi lại: Đi đâu, đi bằng cách gì? Anh Thanh bảo: Hai đứa mình đạp xe đi, phải đi nhanh kẻo thằng Chắt (người bảo vệ của Anh) nó biết nó không cho đi đâu. Thế là hai người lấy xe đạp phóng ra vườn hoa Con Cóc, cạnh Hồ Gươm. Vừa ngồi được một lúc, thì cậu Chắt hốt hoảng chạy đi tìm. - Anh đi đâu mà không cho tôi biết? Chắt hỏi - Thì bọn mình đi thay đổi không khí, một tý thôi mà! Anh nói “bí quá” nhưng thực chất Anh thấy kháng chiến vừa qua thành công, mọi người đều còn rất khó khăn thiếu thốn, mình ở sang trọng sao đang, sao khỏi sự dị nghị, sự xa lánh của bà con, anh em đồng chí, đồng đội. Vào dịp giáp Tết năm 1956, gia đình anh Thuyên chuyển về số nhà 34 Lý Nam Đế (nay là phòng Hành chính Hội Cựu chiến binh Việt Nam), anh Nguyễn Sơn, Cục trưởng Cục quản lý giáo dục Bộ Tổng Tham mưu đến gặp tôi, bàn việc đưa bộ bàn ghế, chiếc tủ và giường cho gia đình Anh Thanh; tôi nghĩ chỗ ở và làm việc của Anh Thanh còn tuềnh toàng lắm, như vậy cũng hợp lý, nhưng biết tính Anh Thanh, sống rất giản dị và luôn quan tâm đến đời sống của mọi người, gần đây đang phàn nàn về tình hình còn rất khó khăn thiếu thốn của cán bộ, bộ đội và bà con nhân dân, nên đề nghị anh Sơn trực tiếp nói chuyện với Anh Thanh. Anh Sơn hơi chựng lại một lúc, rồi nói: “Ừ thì mình thăm Anh ấy luôn, hồi cùng trong Tỉnh ủy, anh em thường gặp nhau”. Anh Thanh đang làm việc ở tầng trên, biết anh Sơn đến, bước xuống với nụ cười thân tình. Sau khi hỏi thăm sức khỏe và kể vài chuyện trong quê Thừa Thiên – Huế, anh Sơn nói: - Anh Thanh ạ, sắp Tết rồi nhà Anh lắm khách, mà mọi thứ còn thiếu thốn, chúng tôi đã đóng được bộ bàn ghế, cái tủ đem sang để anh tiếp khách và gia đình dùng. - Ấy khoan, Anh Thanh đưa mắt nhìn trong và nói rõ: Bọn mình ăn ở như thế này là tạm được rồi, hiện nay bộ đội và nhân dân còn khổ lắm, tôi cảm ơn anh nhưng chưa thể làm vừa lòng anh được. Anh Sơn cố nài, nhưng Anh Thanh dứt khoát và hỏi lại: - Tình hình cán bộ, anh chị em trong cơ quan ta ăn ở ra sao? 2 - Thì Anh đã biết rõ, hòa bình mới lập lại, ở đâu cũng còn khó khăn lắm. Anh Thanh cười và tiếp: Anh nắm cụ thể tình hình của anh chị em trong cơ quan Bộ, theo tôi Tết này ta nên có cái quà thiết thực cho các đồng chí thương bệnh binh, cho anh chị em thuộc diện khó khăn và các đồng chí trực ngày Tết. Đối với cán bộ sống ở cơ quan, đề nghị các anh sớm cấp cho cái tủ để đầu giường, để có gì cất vào đấy được. Tôi đang ngẫm nghĩ là, bày vẽ tốn kém tuy khó mà dễ. Còn sống tiết kiệm giản dị như Anh Thanh, mà tổ chức cho được cái Tết là khó. Bỗng anh Thái Đình Hàn, Trưởng phòng Hậu cần của Tổng cục đến, theo sau có mấy chị em trong cơ quan, mang theo hai cây xu hào, củ to, lá tốt xanh rờn, được trồng vào hai chậu khá diêm dúa. Anh Hàn nói: “Mình biết tính Anh Thanh từ hồi trong tù, biếu hai chậu cảnh này vào dịp Tết chắc Anh vui lắm”. Quả thực anh Thanh rất thích món quà tết đó, ngày nào cũng nhìn ngắm với chiều sâu thẳm của tâm hồn mình. Chuyện nghỉ phép của lính Đầu năm 1955, trong một chuyến công tác vào Vĩnh Linh – Quảng Trị, do chiến tranh vừa kết thúc, đường sá, cầu cống bị phá hỏng nên đến Gián Khuất – Ninh Bình, chúng tôi cũng như bao người khác phải ngồi lại đợi chuyến phà qua sông. Chợt anh Thanh bắt gặp một chiến sĩ trẻ đang vừa đi vừa nói lẩm bẩm, vẻ rất bực bội. Anh liền tiến lại gần và thân mật hỏi chuyện. Hơi bất ngờ và cũng chưa biết rõ người hỏi mình là ai, nhưng người lính ấy vẫn nói ngay nỗi niềm của mình: “Cứ cái cung cách này thì tôi phải quay trở lại đơn vị thôi, từ Tây Bắc về đây đã đi hết 7 ngày rồi. Giờ đường sá như thế này, có về đến quê nhà Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thì cũng đã hết phép”. Khi cậu ta định quay người bỏ đi, anh Thanh đã gọi lại, và nói: - Mình ở Bộ Tổng, cậu đưa mình xem giấy phép”. Rồi anh ngồi xuống và ghi: “Cho nghỉ phép ở nhà 10 ngày, không tính thời gian đi về”, ký tên: Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và nói tiếp: “Cậu cứ yên tâm đi phép, mình sẽ gọi điện cho Ban Chỉ huy Sư đoàn ở Mộc Châu nói rõ chuyện này. Khi trở lại đơn vị, nhớ xin xác nhận của địa phương đã nghỉ phép được 10 hôm đấy nhé!”. Anh lính trẻ “Dạ, xin vâng!” và tươi vui bước nhanh xuống phà. Dọc đường đi, anh Thanh nhắc tôi: về cơ quan, nhớ sớm đưa vấn đề này ra bàn bạc trong cuộc họp Tổng cục gần nhất, để sửa cái lối cho phép nghỉ máy móc như thế này. Và cũng thời gian đó, chế độ nghỉ phép đã được giải quyết thích hợp hơn. Đầm ấm bữa cơm có Bác! Đầu năm 1956, không lâu sau khi Trung ương Đảng và Chính phủ ta từ căn cứ địa Việt Bắc chuyển về ở Hà Nội, thấy Bác Hồ tuy luôn luôn bận nhiều công việc lớn vì dân, vì nước nhưng vẫn thu xếp được thời gian vui vẻ tiếp bà con gần xa và các cháu thiếu nhi đến thăm Bác, nhưng một số đồng chí trong Bộ Chính trị thấy Bác có những lúc hơi buồn, hỏi các đồng chí luôn ở gần Bác thì các đồng chí đó cũng cho biết như thế. Do vậy, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có cuộc hội ý về việc làm sao để Bác được vui hơn nên một số gia đình các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương, luân lưu hàng tuần được mời Bác đến ăn cơm thân mật và vui chơi với các cháu. Tôi nhớ gia đình anh Nguyễn Chí Thanh đã sớm được đón Bác, biết tin đó, cả nhà ai nấy đều rộn ràng hẳn lên về chuyện sắp được gặp, được đón Bác. Anh Thanh bàn với chị Cúc, rồi trao đổi với đồng chí Thái người nấu cơm cho anh, rằng Bác không thích cầu kỳ, ăn uống của Bác rất đơn giản, chỉ cần một đĩa cá bống kho khô, một bát canh chua nhẹ, có quả khế thì tốt, còn làm gì thêm cho Bác và gia đình ăn thì tùy chú có sáng kiến nhưng nhớ không được bày vẽ ra nhiều đâu đấy. Vào cuối chiều thứ Bảy cuối tuần đó sau khi họp xong bên Trung ương, anh Thanh đi sang nhà Bác để mời Bác. Xe đưa Bác và anh Thanh vừa đến cổng, cả nhà đã đợi sẵn, vừa mới mở cửa, cháu Hà và em bé gái con anh Thanh chạy tới cúi chào Bác, thế là đứa ôm chân, đứa dắt tay Bác, Bác rất vui xoa lên đầu các cháu, 3 Mệ (mẹ anh Thanh) và chị Cúc cũng đứng cạnh đón chào Bác. Anh Thanh nhanh nhẹn mời Bác lên nhà. Phòng tiếp Bác cũng chính là chỗ tiếp khách và là chỗ ăn cơm của gia đình, khi Bác đã ngồi xuống, anh Thanh rót nước, cháu Hà đón lấy và mang đến tận nơi mời Bác uống, cả nhà vây quanh Bác, không khí thật ấm cúng chan hòa. Bác hỏi chuyện trong quê, sức khỏe của mệ, chuyện học hành của các cháu, bỗng Bác phát hiện bàn tay phải của mệ mất ngón cái và cả một mảng lớn của bàn tay. Bác hỏi: - Sao thế mệ? Mệ kể: Vịnh nhà này đi hoạt động suốt, ở nhà mệ luôn bị bọn mật thám, ác ôn đến tra khảo, đe nẹt đủ điều, có lần chúng giải lên trên huyện giam, được thả về một thời gian, chúng lại bắt đưa lên tỉnh, lần này chúng tra hỏi đánh đập tàn tệ, nhưng nhất thiết mệ không khai báo gì, sau đấy chúng quát: "Thằng Vịnh là con mụ, mụ phải đi tìm bắt cho được nó về"; Mệ trả lời: Tôi chịu thôi, nhờ các ông đi tìm và bắt về hộ ". Thấy mệ gan góc, không lay chuyển, chúng bèn lôi mệ đi và chặt cả mảng tay như thế này. Bác lắng nghe, nhìn tay mệ và xúc động nói: "Thật mẹ nào con nấy!" Vừa lúc đó, thì mâm cơm đã được bưng lên, mọi người ngồi vào bàn ăn. Bác hỏi: - Đông đủ cả nhà chưa? Anh Thanh khẽ đáp: - Dạ thưa đủ, xin mời Bác. Trong khi ăn, Bác và anh Thanh nói chuyện về các món ăn ở quê và các địa phương; Bác khen bếp nhà chú Thanh nấu khá lắm, hợp với khẩu vị, Bác ăn ngon. Nghe vậy, anh Thanh, chị Cúc và cả nhà đều vui sướng, anh gắp thêm thức ăn cho Bác, Bác gật đầu và bảo để Bác tự lấy; cháu Hà mải ngồi ngắm Bác, Bác nhắc: cháu ăn đi chứ, mọi người cười và cảm thấy rất hạnh phúc. Thật là một bức tranh đầm ấm và ân tình hiếm có. 4 . chuyện về Đại tư ng Nguyễn Chí Thanh , () - Những câu chuyện nhỏ về Đại tư ng Nguyễn Chí Thanh qua ký ức của Thiếu tư ng Đặng Văn Duy, người gần gũi với ông suốt một thời gian dài. Chủ tịch Hồ Chí. Đại tư ng Nguyễn Chí Thanh tại Đại hội Đảng bộ quân đội 1960. Ảnh tư liệu. Bốn mươi năm đã qua kể từ khi Đại tư ng Nguyễn Chí Thanh ra đi nhưng đến nay, hình ảnh một con người, một vị danh tư ng,. đồng chí trong Bộ Chính trị thấy Bác có những lúc hơi buồn, hỏi các đồng chí luôn ở gần Bác thì các đồng chí đó cũng cho biết như thế. Do vậy, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có cuộc hội ý về

Ngày đăng: 04/07/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan