Ứng dụng 6sigma vào công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.

119 505 0
Ứng dụng 6sigma vào công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Với tình hình kinh tế hiện nay sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt không chỉ về chủng loại mà còn cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để tồn tại và phát triển trên chính thị trường này. Nền kinh tế toàn cầu hoá và thêm vào đó là chiến lược hợp tác và liên doanh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng phát triển nhằm mục đích hạn chế được chi phí và tăng doanh thu. Vì thế càng làm tăng lên sức mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó sự khan hiếm về nguyên vật liệu đang là mối lo chung cho các doanh nghiệp sản xuất, đòi hỏi sự cải tiến về cách thức sản xuất và quy trình sản xuất nhằm đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào. Mặt khác nhu cầu của khách hàng đang ngày càng được nâng cao, sự đòi hỏi về những sản phẩm có chất lượng đang là mối quan tâm đối với họ. Chính những đòi hỏi của khách hàng là nguyên nhân dẫn đến những sự thay đổi của các doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu chi phí đầu vào để tạo ra những sản phẩm làm thoả mãn nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Áp dụng những phương pháp và công nghệ mới để đạt được những tiêu chí trên chính là cách thức lựa chọn của mỗi doanh nghiệp. Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng cũng không phải là ngoại lệ trong nền kinh tế này. Vì những lý do trên em thực hiện nghiên cứu đề tài: Ứng dụng 6sigma vào công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Việc ứng dụng này sẽ là tiền đề và là phương pháp giúp công ty tăng được chất lượng sản phẩm và nhất là hạn chế được chi phí đầu vào cho hoạt động kinh doanh của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu ● Ứng dụng 6sigma vào quá trình hoạt động sản xuất tại công ty nhựa Đà Nẵng. ● Xác định công ty đã áp dụng tiểu chuẩn chất lượng nào? Cho những sản phẩm nào? Công ty hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn chất lượng 6sigma trong việc triển khai và áp dụng vào hoạt động kinh doanh. ● Giúp công ty giảm thiểu đựơc chi phí đầu vào nhờ việc áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn 6sigma vào trong kinh doanh. 3. Phạm vi và giới hạn Việc ứng dụng phương pháp 6 Sigma tại công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng sẽ được lựa chọn và áp dụng vào cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm ống nước 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Để hiểu hơn về quy trình sản xuất của các dòng sản phẩm tại công ty Nhựa Đà Nẵng, em sẽ dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tại công ty để biết được nguyên nhân của các sai lỗi cũng như những khiếm khuyết của sản phẩm. Phương pháp thống kê. Nhờ việc sử dụng các thông số thống kê sẽ giúp em đưa ra được những cách đo lường và đánh giá từ những dữ liệu và thông tin tại công ty. Dữ liệu cần có. Quy trình hoạt động sản xuất của công ty. Quy trình quản lý nguồn lực và con người tại công ty. Những tiêu chuẩn chất lượng mà công ty hiện đang áp dụng. Định hướng của công ty trong tương lai. 5. Cấu trúc đề tài Phần I: Cơ sở lý luận về 6 Sigma Phần II: Thực trạng hoạt động của công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng Phần III: Ứng dụng 6 Sigma tại công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ 6 SIGMA 1.1. Chất lượng 1.1.1. Định nghĩa về chất lượng Theo định nghĩa của European Organization for Quality Control thì: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng.” Theo định nghĩa của Philip B Crosby về chất lượng là: (Quản trị chất lượng toàn diện, 2007, nhà xuất bản tài chính) “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu.”

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Với tình hình kinh tế hiện nay sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt không chỉ về chủng loại mà còn cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để tồn tại và phát triển trên chính thị trường này. Nền kinh tế toàn cầu hoá và thêm vào đó là chiến lược hợp tác và liên doanh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng phát triển nhằm mục đích hạn chế được chi phí và tăng doanh thu. Vì thế càng làm tăng lên sức mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó sự khan hiếm về nguyên vật liệu đang là mối lo chung cho các doanh nghiệp sản xuất, đòi hỏi sự cải tiến về cách thức sản xuất và quy trình sản xuất nhằm đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào. Mặt khác nhu cầu của khách hàng đang ngày càng được nâng cao, sự đòi hỏi về những sản phẩm có chất lượng đang là mối quan tâm đối với họ. Chính những đòi hỏi của khách hàng là nguyên nhân dẫn đến những sự thay đổi của các doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu chi phí đầu vào để tạo ra những sản phẩm làm thoả mãn nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Áp dụng những phương pháp và công nghệ mới để đạt được những tiêu chí trên chính là cách thức lựa chọn của mỗi doanh nghiệp. Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng cũng không phải là ngoại lệ trong nền kinh tế này. Vì những lý do trên em thực hiện nghiên cứu đề tài: Ứng dụng 6sigma vào công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Việc ứng dụng này sẽ là tiền đề và là phương pháp giúp công ty tăng được chất lượng sản phẩm và nhất là hạn chế được chi phí đầu vào cho hoạt động kinh doanh của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu ● Ứng dụng 6sigma vào quá trình hoạt động sản xuất tại công ty nhựa Đà Nẵng. ● Xác định công ty đã áp dụng tiểu chuẩn chất lượng nào? Cho những sản phẩm nào? Công ty hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn chất lượng 6sigma trong việc triển khai và áp dụng vào hoạt động kinh doanh. ● Giúp công ty giảm thiểu đựơc chi phí đầu vào nhờ việc áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn 6sigma vào trong kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long 3. Phạm vi và giới hạn Việc ứng dụng phương pháp 6 Sigma tại công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng sẽ được lựa chọn và áp dụng vào cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm ống nước 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Để hiểu hơn về quy trình sản xuất của các dòng sản phẩm tại công ty Nhựa Đà Nẵng, em sẽ dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tại công ty để biết được nguyên nhân của các sai lỗi cũng như những khiếm khuyết của sản phẩm. Phương pháp thống kê. Nhờ việc sử dụng các thông số thống kê sẽ giúp em đưa ra được những cách đo lường và đánh giá từ những dữ liệu và thông tin tại công ty. Dữ liệu cần có. Quy trình hoạt động sản xuất của công ty. Quy trình quản lý nguồn lực và con người tại công ty. Những tiêu chuẩn chất lượng mà công ty hiện đang áp dụng. Định hướng của công ty trong tương lai. 5. Cấu trúc đề tài Phần I: Cơ sở lý luận về 6 Sigma Phần II: Thực trạng hoạt động của công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng Phần III: Ứng dụng 6 Sigma tại công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ 6 SIGMA 1.1. Chất lượng 1.1.1. Định nghĩa về chất lượng Theo định nghĩa của European Organization for Quality Control thì: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng.” Theo định nghĩa của Philip B Crosby về chất lượng là: (Quản trị chất lượng toàn diện, 2007, nhà xuất bản tài chính) “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu.” Theo ISO 8402 thì định nghĩa về chất lượng như sau: (TS. Lưu Thanh Tâm, quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, 2003, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh) “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn.” Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Đứng trên góc độ là nhà sản xuất kinh doanh thì chất lượng được định nghĩa là: “ Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước”. Xuất phát từ người tiêu dùng thì chất lượng được định nghĩa: “ Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng”. Mỗi tổ chức hay cá nhân đều có những định nghĩa về chất lượng. Từ đó ta đưa ra định nghĩa về chất lượng: Chất lượng là khả năng đáp ứng vượt qua sự mong đợi của khách hàng trong bất kỳ khi nào với bất kỳ loại sản phẩm nào. 1.1.2. Các nguyên lý xây dựng hệ thống chất lượng. Để áp dụng một phương pháp quản lý chất lượng nào chúng ta cũng phải sử dụng những quy tắc cơ bản để thực hiện đúng nhằm đem lại chất lượng sản phẩm làm thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm đầu ra là kết quả của việc hoàn thiện một SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long chuỗi các quá trình. Mỗi quá trình bao gồm nhiều công đoạn nhỏ khác nhau. Hệ thống quản lý chất lượng quyết định chất lượng của sản phẩm: Tính năng của sản phẩm được tạo nên qua nhiều quá trình chứ không phải chỉ là do một khâu nào đó trong một quá trình. Điều này có nghĩa là chất lượng của hệ thống quản lý quyết định chất lượng của sản phẩm. Như vậy chất lượng của sản phẩm được quyết định bởi trình độ của hệ thống quản lý chất lượng. Quản lý theo quá trình: Nếu chúng ta muốn có được sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng thì chúng ta phải quản lý tốt các quá trình. Phòng ngừa hơn khắc phục: Trong quản lý chất lượng, để tránh những sai sót và hậu quả do sai sót gây ra, một nguyên lý khác được đặt ra là “Phòng ngừa hơn khắc phục”. Theo các chuyên gia quản lý chất lượng, những sai sót trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu phòng ngừa được những sai sót thì doanh nghiệp đã giảm thiểu được chi phí cũng như bảo đảm uy tín của doanh nghiệp. Để phòng ngừa, chúng ta phải phân tích phát hiện các nguyên nhân gây ra sai sót trong quá trình hình thành chất lượng sản phẩm hay dịch vụ bằng các công cụ thống kê. Căn cứ vào các nguyên nhân, chúng ta sẽ xác định và áp dụng những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Làm đúng ngay từ đầu: Làm đúng ngay từ đầu có nghĩa chúng ta phải làm cho có chất lượng ngay từ quá trình đầu tiên trong hệ thống quản lý chất lượng. Sản phẩm đầu ra của quá trình này tốt sẽ tạo điều kiện cho quá trình kế tiếp dễ dàng được thực hiện tốt, và liên tục như thế đầu vào tốt của quá trình cuối cùng sẽ làm cho thành phẩm sau cùng đạt được chất lượng mong muốn. Như vậy có thể nói sản phẩm tốt được hình thành từ các yếu tố đầu vào không có lỗi. 1.1.3. Đặc điểm, vai trò và các vấn đề của chất lượng 1.1.3.1. Đặc điểm của chất lượng + Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình. SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long + Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn của nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng. + Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn của những nhu cầu cụ thể. Những nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan. + Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng. Người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng. + Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá mà ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình. 1.1.3.2. Chi phí chất lượng Để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp đều phải bỏ ra những khoản chi phí cho quá trình trước và sau khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc làm tối thiểu hoá mức chi phí cho sản phẩm là thước đo về sự thành công trong quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. Theo ISO 8402 định nghĩa về chi phí chất lượng: “chi phí chất lượng là toàn bộ chi phí nảy sinh và đảm bảo chất lượng thoả mãn cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thoả mãn” Dựa vào những vai trò và đặc điểm của các loại chi phí khác nhau, chúng ta phân loại chi phí chất lượng như sau: ● Phân loại theo nội dung: - Chi phí liên quan đến chất lượng (Quality Related Costs): chi phí nảy sinh để tin chắc và đảm bảo rằng chất lượng sẽ thoả mãn nhu cầu (nguyên vật liệu, tài lực, nhân lực đào tạo, quản lý …), cũng như thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thoả mãn nhu cầu (phế phẩm, tái chế, hàng bị trả lại …). Thiệt hại về chất lượng (Quality Losses) là các thiệt hại do không sử dụng hết tiềm năng của các nguồn lực trong quá trình và các hoạt động (lãng phí chất xám, buông lỏng quản lý, mất uy tín, lòng tin giảm …) ● Phân loại theo tính chất: SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long Dựa vào mục đích của chi phí chúng ta có thể phân chia chi phí chất lượng thành ba nhóm theo mô hình chi phí PAF (Prevention – Appraisal – Failuse): Trong đó: + Chi phí sai hỏng: đối với loại chi phí này chúng ta phân ra làm hai loại chi phí nhỏ hơn là chi phí sai hỏng bên trong và chi phí sai hỏng bên ngoài. Chi phí sai hỏng bên trong doang nghiệp: đối với loại chi phí này chúng ta có các loại chi phí cụ thể như sau: phế phẩm, gia công lại, kiểm tra lại, thứ phẩm dự trữ quá mức và phân tích tìm nguyên nhân. Sai hỏng bên ngoài doanh nghiệp: khiếu nại bảo hành, sửa chữa, hàng bị trả lại và trách nhiệm pháp lý. + Chi phí thẩm định (thử nghiệm, thanh tra, kiểm tra) công việc đánh giá bao gồm: Kiểm tra và thử tính năng. Thẩm tra chất lượng. Thiết bị kiểm tra. Phân loại người bán. + Chi phí phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa sai lỗi: Những yêu cầu, quy trình đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Hoạch định chất lượng Bảo đảm chất lượng Thiết bị kiểm tra. SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 6 Chi phí ẩn và chi phí chất lượng Chi phí cần thiết Chi phí bị thất thoát Chi phí phòng ngừa sai hỏng Chi phí thẩm định, đánh giá, Chi phí rủi ro không dùng Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long Đào tạo. Nghiên cứu, cải tiến. Chi phí chất lượng có thể rất lớn sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường. 1.1.3.3. Vai trò của chất lượng trong nền kinh tế hiện nay * Nền kinh tế chung: Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế, đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất là sản phẩm chất lượng cao và giá rẻ. Trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, chất lượng sản phẩm càng được quan tâm hơn nữa. Cùng với sự khan hiếm của nguyên vật liệu đầu vào đã làm cho các doanh nghiệp đang ngày càng phải cố gắng sản xuất ra những sản phẩm vừa tiết kiệm tối thiểu chi phí đầu vào, vừa tối đa chất lượng sản phẩm đầu ra. Nguồn nhân lực, tình hình tài chính của công ty, máy móc thiết bị sản xuất là những yếu tố rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong tình hình cạnh tranh ngày càng ngay ngắt như hiện nay. * Nền kinh tế Việt Nam: Với truyền thống lâu đời của người Việt Nam là sản xuất nông nghiệp. Trình độ kỹ thuật thấp kém, máy móc thiết bị lạc hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nền kinh tế nước ta. Trình độ và tư tưởng của người Việt Nam so với các nước trên thế giới có thể nói là đang ở trình độ thấp và mang một tư tưởng lạc hậu, bởi thế nó ảnh hưởng rất lớn đến việc mua sắm hàng hoá của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm không phải là quá quan trọng đối với việc mua sắm và việc mua sắm hàng hoá ảnh hưởng rất lớn bởi giá cả. Trong tình hình kinh tế hiện nay của nước ta, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời Việt SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội kinh tế thế giới (WTO) là một cái mốc quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Nền kinh tế Việt Nam không chỉ phải thay đổi về hình thức kinh doanh mà còn phải thay đổi cả bên trong công ty nữa để có thể cạnh tranh công bằng với các nước khác trên thế giới. Chính đây là một áp lực đối với các công ty vừa và nhỏ tại Việt Nam để từ đó các doanh nghiệp cần phải có nhiều phương pháp hơn nữa để đủ sức đứng vững và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong thời buổi hiện nay, khi các sản phẩm nhập khẩu đang ngày càng vào Việt Nam rất nhiều. Thu nhập của người dân cũng đã thay đổi đang kể, và nhất là trình độ của người dân Việt Nam đang ngày càng được cải hoá rất lớn cả về học vấn lẫn cả tư tưởng. Bởi thế, hàng hoá trong nước đang ngày càng bị đe doạ và cách mua sắm của người tiêu dùng trong nước đang thiên về ưu thế ưa chuộng hàng ngoại hơn. Từ những phân tích trên cho thấy, đối với nước ta, chất lượng vừa là cơ hội và cũng là thách thức đối với các sản phẩm trong nước. Là cơ hội, vì người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hàng hoá, khả năng mua sắm của người tiêu dùng ngày càng tăng. Đe doạ, ưu chuộng hàng ngoại hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn. 1.1.3.4. Mô hình kiểm soát chất lượng trong lịch sử phát triển tư duy về quản lý chất lượng Cách thức quản lý và kiểm tra chất lượng luôn thay đổi theo những sự biến đổi của cách thức hoạt động kinh doanh và nhất là sự thay đổi của nhu cầu con người. Từ sự thay đổi đó mà có những mô hình kiểm soát chất lượng như sau: Mô hình thứ nhất: “kiểm tra chất lượng”: Trong giai đoạn này việc kiểm soát chất lượng sản phẩm được tiến hành kiểm tra sai lỗi của sản phẩm cuối cùng. Dựa vào những tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm cuối cùng mà kiểm tra xem sản phẩm này có những sai lỗi nào. Khi phát hiện ra sai lỗi ở thành phẩm thì dựa vào mức độ sai lỗi mà đưa ra các cách giải quyết khác nhau. Đối với cách thức này chỉ có thể hạn chế được sản phẩm sai lỗi khi đưa ra bán cho khách hàng nhưng không hạn chế được chi phí bỏ ra cho những sai lỗi đó và nhất là chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra những sai lỗi đó. Mô hình thứ hai: “kiểm soát chất lượng”: khi nhận ra sự kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng còn hạn chế nhiều mặt thì việc kiểm soát chất lượng nâng lên một nấc SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long thang mới là kiểm soát chất lượng. Việc kiểm soát chất lượng được dựa trên năm yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, con người, phương pháp và kiểm tra. Mô hình thứ ba: “đảm bảo chất lượng”: khi khách hàng ảnh hưởng đến việc quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp càng nhiều hay nói cách khác là khi các doanh nghiệp dần mất đi tính độc quyền của mình thì doanh nghiệp càng chú trọng hơn đến tầm quan trọng của khách hàng bởi đó doanh nghiệp luôn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm với chính khách hàng của mình. Doanh nghiệp phải cho khách hàng biết được cách thức thực hiện về chất lượng của sản phẩm và cam đoan về những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Mô hình thứ tư: “ quản lý chất lượng”: khi nhận ra chất lượng sản phẩm không chỉ là việc cố gắng làm hoàn thiện những phương pháp cách thức khi sản phẩm hoàn thành và bán cho khách hàng. Chất lượng sản phẩm phải được quản lý một cách chặt chẽ để giảm thiểu chi phí đầu ra cho sản phẩm. Việc quản lý chất lượng được dựa trên những nguyên tắc, những chính sách nhằm hạn chế được những chi phí không cần thiết đến mức tối thiểu nhất. Mô hình thứ năm: “quản lý chất lượng toàn diện”: việc quản lý chất lượng phải được thực hiện trong tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp cả những hoạt động bên trong và cả những hoạt động bên ngoài. Chất lượng phải được quan tâm và thực hiện tốt ngay từ khâu đầu tiên của việc bắt đầu sản xuất đến khâu cuối cùng khi doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Với sự thành công của việc quản lý chất lượng toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng tăng khả năng cạnh tranh hơn với các đối thủ khác. 1.1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 1.1.3.5.1. Nhóm yếu tố bên ngoài * Nhu cầu của nền kinh tế: Những đòi hỏi của thị trường làm cho doanh nghiệp luôn phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng tình hình và đòi hỏi của thị trường để có đối sách đúng đắn. Trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ sản xuất thay đổi làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Sự thay đổi cho phù hợp với những chính sách kinh tế như hướng đầu tư, phát triển sản phẩm theo nhu cầu của chính sách kinh tế. Và sự thay đổi của chính sách giá cả cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Long * Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật: Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã tạo ra các vật liệu mới hay vật liệu thay thế. Sự cải tiến và đổi mới của công nghệ, sắp xếp các dây chuyền sản xuất hợp lý. Việc phát triển khoa học – kỹ thuật cải tiến sản phẩm cũ và chế thử được những sản phẩm mới làm cho nó thoả mãn mục đích và yêu cầu sử dụng một cách tốt hơn. * Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế: Sự phát triển kinh tế có kế hoạch và chiến lược. Gía cả được định mức theo chất lượng. Những chính sách đầu tư chiều sâu cho công tác nghiên cứu ứng dụng. Hình thành cơ chế tổ chức quản lý về chất lượng. 1.1.3.5.2. Nhóm yếu tố bên trong Đối với nhóm những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bao gồm bốn yếu tố được biểu thị bằng quy tắc 4M là: - Men: con người, lực lượng lao động. Đây là yếu tố bên trong quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Methods or Measure: phương pháp quản lý, đo lường. - Machines: Khả năng về công nghệ, Máy móc thiết bị - Materials: vật tư, nguyên vật liệu và hệ thống cung cấp. 1.2. Một vài nét về 6 Sigma 1.2.1. Định nghĩa 6 Sigma * 6 Sigma là một hệ phương pháp cải tiến qui trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các qui trình kinh doanh. (Giới thiệu về 6 Sigma của Mekong Capital, đây là tài liệu giới thiệu khái quát về 6 Sigma dành cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhằm mục đích hướng dẫn, tài liệu được viết vào ngày 6/11/2004, trang 1). * 6 Sigma là một phương pháp được tiến hành một cách chặt chẽ khoa học, tập trung vào việc thực hiện có hiệu qủa các kỹ thuật và các nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận. Bằng việc kết hợp các yếu tố trong nhiều lãnh vực khác nhau, 6 Sigma tập trung vào việc làm thế nào để thực hiện công việc mà không có lỗi hay khuyết tật. (Theo định nghĩa của tri thức quản lý) * “Đi theo con đường 6 Sigma không đơn thuần là một chiến thuật thực hiện trong việc tiết kiệm chi phí. 6 Sigma là một triết lý quản trị. Đó là sự cam kết về quản SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 10 [...]... đa dạng từ sản xuất công nghệ cao cho đến dịch vụ và các hoạt động tài chính Trong một khảo sát gần đây do công ty DynCorp thực hiện đã cho thấy: khoảng 22% trong tổng số các công ty được khảo sát tại Mỹ đang áp dụng 6 sigma 38,2% trong số các công ty đang áp dụng 6 sigma này là các công ty chuyên về các ngành dịch vụ, 49,3% là các công ty chuyên về sản xuất và 12,5% là các công ty thuộc các lĩnh vực... khi công ty thực hiện dự án Mức độ giảm khuyết tật trong quá trình thực hiện dự án ở mức độ nào mà dự án đã đưa ra trước khi thực hiện cải tiến SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 35 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Văn Long PHẦN II - ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty - Tên Công ty: CÔNG... mới đem lại hiệu quả khả thi  Sự cam kết của lãnh đạo: việc ứng dụng 6 Sigma vào công ty không phải là một công việc đơn giản trong ngày một ngày hai mà nó là cả một quá trình Quá trình này đòi hỏi công ty phải bỏ ra cả về tiền bạc và sức lực rất nhiều nên trước khi ứng dụng phương pháp mới vào cải tiến chất lượng sản phẩm hiện tại của công ty thì đòi SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 33 Luận văn... 1.3 Các công cụ trong quá trình ứng dụng 6 Sigma 1.3.1 Lập hệ thống đánh giá công việc kinh doanh Hệ thống đánh giá hết sức quan trọng đối với phương pháp 6 Sigma Nếu công ty có thể đánh giá được quy trình sản xuất thì công ty có thể hiểu được các hệ thống đánh giá này Một khi nắm bắt đựơc thì công ty có thể cải tiến chúng và giảm thiểu chi phí Công ty cần đánh giá điều gì là quan trọng đối với công việc... giám sát dự án 6 Sigma ở công ty để xem xét tình hình chất lượng sản phẩm và việc áp dụng vào những mô hình mới trong tương lai SVTH: Nguyễn Thị Thu_Lớp 31k02.2 Trang 32 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Văn Long 1.4.4 Mô hình ứng dụng 6 Sigma tại công ty Chúng ta sẽ dùng lưu đồ để biểu diễn quá trình thực hiện dự án 6 Sigma tại công ty như sau: Những tiền đề cho việc ứng dụng 6 Sigma Giai đoạn chuẩn... Long * Tình hình ứng dụng 6 Sigma tại Việt Nam Ở Việt Nam các doanh nghiệp ứng dụng 6 Sigma và việc sản xuất kinh doanh chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Ford Việt Nam, American Stadard, Sam Sung, LG Nổi trội hơn cả là Ford Việt Nam đã áp dụng thành công 6 Sigma vào việc kinh doanh giúp công ty giảm được rất lớn chi phí đầu vào tăng khả năng cạnh tranh cho công ty Năm 2000 Ford... Long Công ty cần đưa ra các mục tiêu cần đạt được sau khi áp dụng 6 Sigma Các mục tiêu cần thiết nhất để tăng khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng và giảm tối thiểu chi phí cho công ty 1.4.3.1.3 Đào tạo 6 Sigma là mô hình cần sự thông hiểu và biết cách ứng dụng nó vào tổ chức thì mới đem lại kết quả khả quan Việc đào tạo nguồn nhân lực là việc không thể thiếu khi áp dụng mô hình 6 Sigma Việc đào... ứng dụng 6 Sigma  Giới thiệu phương pháp cải tiến chất lượng mới là phương pháp 6 Sigma vào công ty Việc giới thiệu này nhằm mục đích mở ra trong tiềm thức của mọi người trong công ty biết về 6 Sigma, những lợi ích từ 6 Sigma đem lại cho họ cũng như những yêu cầu mà chính nó đặt ra Khi mọi người đều nhất trí thực hiện dự án thì khi đó công việc triển khai dự án cải tiến vào những thực tại ở công ty. .. ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG - Tên giao dịch: DANANG PLASTIC JOINT – STOCK COMPANY - Tên viết tắt: DANALAST.Co - Trụ sở: 371 TRẦN CAO VÂN – TP ĐÀ NẴNG - Tên cổ phiếu: DPC - Điện thoại: (0511)824461 – 826406 – 835286 - Fax: (0511)824461 – 822931 - Email: danaplast@dng.vnn.vn - Website: www.danaplast.vn 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1 Lịch sử hình thành Nhà máy nhựa Đà Nẵng.. . kinh doanh 1.2.5.2 Những lợi ích từ ứng dụng 6 Sigma + Chi phí sản xuất giảm: Với tỷ lệ khuyết tật giảm đáng kể, công ty có thể loại bỏ những lãng phí về nguyên vật liệu và việc sử dụng công nhân kém hiệu qủa liên quan đến khuyết tật Điều này sẽ giảm bớt chi phí hàng bán trên từng đơn vị sản phẩm và vì thế gia tăng đáng kể lợi nhuận (gộp) của công ty hoặc cho phép công ty bán sản phẩm với giá thấp hơn

Ngày đăng: 04/07/2014, 09:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.  Phương pháp nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan