ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 5) pot

5 371 2
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 5) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 5) Hoạt hoá và di chuyển của các tế bào T hỗ trợ Các tế bào T hỗ trợ đã được hoạt hoá để biệt hoá thành các tế bào thực hiện tương tác với các lympho B đã được kích thích bởi kháng nguyên tại vùng rìa của các nang lympho trong các cơ quan lympho ngoại vi (Hình 10.6). Sau khi nhận diện kháng nguyên do các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp trình diện trong các cơ quan lympho, các tế bào lympho T hỗ trợ CD4 + được kích thích tăng sinh và biệt hoá thành các tế bào thực hiện chế tiết các cytokine. Quá trình hoạt hoá tế bào T đã được trình bầy trong chương 5, trong đó có một số điểm quan trọng là sự hoạt hoá ban đầu của các tế bào T cần có sự nhận diện kháng nguyên và các yếu tố đồng kích thích. Vì thế hoạt hoá tế bào T được diễn ra tốt nhất nếu các kháng nguyên đó có nguồn gốc từ các vi sinh vật và các kháng nguyên protein được đưa vào cơ thể cùng với các tá chất có tác dụng kích thích sự biểu lộ của các đồng kích thích tố trên các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp. Ngoài ra các kháng nguyên kích thích các tế bào T hỗ trợ CD4 + đó có nguồn gốc từ các vi sinh vật ngoại bào và các protein đã được xử lý và trình diện bởi các phân tử MHC lớp II của các tế bào trình diện kháng nguyên trong vùng giầu tế bào T của các cơ quan lympho ngoại vi. Tại đây các tế bào TCD4 + nhận diện kháng nguyên có thể biệt hoá thành các tế bào thực hiện có khả năng tạo ra các cytokine khác nhau. Các tiểu quần thể T H 1 và T H 2 là những ví dụ về dạng các tế bào thực hiện đã biệt hoá này. Các tế bào T thực hiện đã biệt hoá bắt đầu di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của chúng. Như đã trình bầy trong chương 6, một số tế bào T này sẽ đi vào vòng tuần hoàn, tìm kiếm các kháng nguyên của vi sinh vật tại những vị trí cách xa vị trí ban đầu của chúng, loại bỏ các vi sinh vật bằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Một số tế bào T hỗ trợ đã biệt hoá thì di chuyển về phía rìa của các nang lympho cùng với thời diểm các tế bào lympho B được kích thích bởi kháng nguyên ở trong các nang lympho cũng di chuyển đến vị trí ấy. Sự di chuyển có định hướng này của các tế bào T và B về phía của nhau phụ thuộc vào những thay đổi trong sự biểu lộ của các thụ thể dành cho các chemokine nhất định trên các tế bào lympho đã hoạt hoá và việc tạo ra các chemokine bám vào các thụ thể này trong các nang lympho và trong vùng giầu tế bào T của hạch lympho. Các tế bào T và B gặp nhau ở vùng rìa của các nang lympho và bước tương tác tiếp theo giữa các tế bào này diễn ra tại đây. Hình 10.6: Tương tác giữa tế bào T hỗ trợ với tế bào B trong các mô lympho Sự trình diện kháng nguyên của tế bào lympho B cho các tế bào T hỗ trợ Khi kháng nguyên protein gắn vào các thụ thể trên bề mặt tế bào lympho B thì kháng nguyên sẽ bị tế bào lympho B thâu tóm vào bên trong tế bào thông qua quá trình nhập nội bào (endocytose), sau đó xử lý chúng trong các bọng chứa trong bào tương rồi trình diện các peptide kháng nguyên cùng các phân tử MHC lớp II để cho các tế bào T hỗ trợ CD4 + nhận diện (Hình 10.7). Kháng thể trên màng tế bào B là một thụ thể có ái lực cao giúp cho tế bào B có thể gắn đặc hiệu vào một kháng nguyên ngay cả khi nồng độ kháng nguyên này rất thấp. Ngoài ra kháng nguyên khi đã bám vào thụ thể trên màng tế bào B sẽ bị nhập nội bào rất hiệu quả rồi được chuyển vào các bọng endosome trong bào tương. Tại đây kháng nguyên protein sẽ bị xử lý thành các peptide rồi được gắn vào các phân tử MHC lớp II (xem chương 3). Vì thế các tế bào lympho B là các tế bào trình diện kháng nguyên rất hiệu quả đối với các kháng nguyên đặc hiệu mà chúng nhận diện. Lưu ý là mỗi tế bào B bất kỳ có thể gắn vào một quyết định kháng nguyên có cấu trúc lập thể của một kháng nguyên protein, nhập kháng nguyên đó vào trong tế bào rồi xử lý kháng nguyên và trình diện nhiều peptide của kháng nguyên đó cho các tế bào T nhận diện. Vì thế các tế bào B và tế bào T nhận diện các quyết định kháng nguyên khác nhau của cùng một kháng nguyên. Do các tế bào B trình diện kháng nguyên mà chúng có thụ thể đặc hiệu với kháng nguyên ấy còn các tế bào T lại nhận diện các các peptide kháng nguyên có nguồn gốc từ cùng một kháng nguyên mà tế bào B đã nhận diện nên tương tác giữa các tế bào B và T vẫn được bảo đảm là tương tác có tính đặc hiệu với cùng kháng nguyên. Như đã trình bầy, các tế bào lympho đã được hoạt hoá bởi kháng nguyên còn biểu lộ các yếu tố đồng kích thích, ví dụ như các phân tử B7, có tác dụng kích thích các tế bào T hỗ trợ nhận diện các peptide kháng nguyên mà tế bào B trình diện cho chúng. Hình 10.7: Tế bào B trình diện kháng nguyên cho tế bào T hỗ trợ . ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 5) Hoạt hoá và di chuyển của các tế bào T hỗ trợ Các tế bào T hỗ trợ đã được hoạt. sinh vật tại những vị trí cách xa vị trí ban đầu của chúng, loại bỏ các vi sinh vật bằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Một số tế bào T hỗ trợ đã biệt hoá thì di chuyển về phía rìa. cho các tế bào T hỗ trợ CD4 + nhận diện (Hình 10.7). Kháng thể trên màng tế bào B là một thụ thể có ái lực cao giúp cho tế bào B có thể gắn đặc hiệu vào một kháng nguyên ngay cả khi nồng độ

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan