CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Kỳ 4) pdf

5 442 2
CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Kỳ 4) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Kỳ 4) Sự xuất hiện các tiểu tĩnh mạch có nội mô cao trong các cơ quan dạng lympho chịu sự ảnh hưởng của sự hoạt hoá các tế bào lympho bởi kháng nguyên. Khi động vật sống trong một môi trường hoàn toàn vô khuẩn thì người ta không thấy xuất hiện các tiểu tĩnh mạch có nội mô cao trong các cơ quan dạng lympho ngoại vi. Có thể chứng minh ảnh hưởng của sự hoạt hoá kháng nguyên đối với sự xuất hiện các tiểu tĩnh mạch có nội mô cao bằng cách mổ để loại bỏ các mạch lympho vào và như vậy làm ngăn cản kháng nguyên xâm nhập vào hạch. Chỉ sau một thời gian ngắn các tiểu tĩnh mạch có nội mô cao sẽ bị tổn thương chức năng và các tế bào nội mô dẹt lại. Các tế bào nội mô cao của các tiểu tĩnh mạch trên đây có các phân tử đặc biệt trên bề mặt được gọi là các phân tử kết dính tế bào (Cell Adhesion Molecule - CAM). Khi một đáp ứng miễn dịch xuất hiện các lymphokine sinh ra tại vị trí đó sẽ hoạt hoá các tế bào nội mô này để làm tăng sự xuất hiện các phân tử kết dính tế bào, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thoát mạch của bạch cầu vào các mô đang xẩy ra sự hoạt hoá các tế bào miễn dịch. Các tế bào lympho, các tế bào mono và bạch cầu hạt khi tái tuần hoàn đều có các thụ thể dành cho các phân tử kết dính tế bào vì vậy chúng có thể gắn vào các phân tử này trên bề mặt các tế bào nội mô cao. Một nhóm các thụ thể bề mặt tế bào có khả năng kết dính với các phân tử kết dính được đặt tên là họ thụ thể integrin. Những thụ thể này là những protein dimer không thuần nhất có tác dụng thúc đẩy sự tương tác của tế bào với tế bào trong hệ thống miễn dịch cũng như sự kết dính của bạch cầu vào các tế bào nội mô của mao mạch. Các integrin khác nhau xuất hiện trên các quần thể khác nhau của bạch cầu, điều này cho phép xẩy ra sự tương tác chọn lọc của các tế bào khác nhau với các phân tử kết dính tế bào có trên các tế bào khác, hoặc dọc theo thành mạch. Ví dụ một integrin có kí hiệu là LFA-1 xuất hiện trên tất cả các loại bạch cầu, có thể nhận dạng một phân tử kết dính có tên là ICAM có trên nhiều loại tế bào trong đó có các tế bào nội mô của mao mạch đã được hoạt hoá. Một integrin khác có kí hiệu là VLA-4 mang tính đặc hiệu với tế bào lympho T, có khả năng nhận dạng phân tử kết dính VCAM. Tầm quan trọng của các phân tử integrin trong hiện tượng thoát mạch đã được chứng minh trong bệnh thiếu hụt kết dính bạch cầu (Leukocyte Adhesion Deficiency - LAD). Ðây là một bệnh di truyền lặn tự thân, đặc trưng bởi hiện tượng nhiễm khuẩn lặp lại và không lành vết thương. Hiện tượng thiếu hụt kết dính bạch cầu là do tổn thương quá trình tổng hợp một chuỗi của thụ thể dành cho integrin có mặt trên bạch cầu. Sự vắng mặt những thụ thể này trên tế bào lympho, tế bào mono và bạch cầu hạt đã ngăn cản sự thoát mạch của chúng từ mạch máu vào các mô. Do vậy các tế bào của hệ thống miễn dịch không thể tương tác với các kháng nguyên tại các mô và cơ thể người bệnh tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Có một số phân tử kết dính của thành mạch được phân bố ở những mô nằm ở những vị trí nhất định. Những phân tử này được gọi là addressin mạch máu bởi vì chúng tham gia vào việc định hướng sự thoát mạch của các tế bào lympho tái tuần hoàn vào các cơ quan dạng lympho ngoại vi đặc biệt. Sự phân bố ở những mô nhất định của các phân tử addressin này được làm sáng tỏ bởi sự khác nhau trong khả năng gắn của các kháng thể đơn clone vào các tiểu tĩnh mạch có các tế bào nội mô cao của các mô khác nhau. Ví dụ một số kháng thể đơn clone chỉ gắn với addressin mạch máu trong tiểu tĩnh mạch có nội mô cao của mảng Payer, trong khi các kháng thể đơn clone khác chỉ gắn với addressin mạch máu trong tiểu tĩnh mạch có nội mô cao của các hạch lympho. Các tế bào lympho tái tuần hoàn đã chín có các thụ thể bề mặt nhận dạng được các addressin mạch máu mang tính đặc hiệu cho mô. Do các thụ thể này tham gia vào việc định hướng sự tuần hoàn của các tế bào lympho khác nhau vào các mô riêng biệt vì vậy các thụ thể này được gọi là các thụ thể hướng cư trú (homing receptors). Gần đây người ta đã chứng minh được rằng các quần thể tế bào lympho khác nhau mang các thụ thể hướng dẫn cư trú có khả năng nhận dạng được các phân tử addressin mạch máu khác nhau và vì vậy hướng dẫn chúng cư trú trong các cơ quan dạng lympho riêng biệt. Ví dụ các tế bào lympho B có khuynh hướng cư trú tại các cơ quan dạng lympho gắn liền với niêm mạc màng nhày, trong khi đó các tế bào lympho T lại có khuynh hướng cư trú ở các hạch lympho. Quá trình thoát mạch được xem như có 2 bước: bước hướng dẫn cư trú và bước kết dính do các integrin (hình 3.17). Trong bước thứ nhất, các thụ thể hướng dẫn cư trú trên bề mặt tế bào lympho sẽ tương tác với các phân tử addressin mạch máu mang tính đặc hiệu mô của tiểu tĩnh mạch có nội mô cao. Trong bước thứ hai, sự kết dính tế bào được tăng cường do gắn một thụ thể integrin có trên tế bào lympho với CAM có trên tiểu tĩnh mạch có nội mô cao. Trong bước thứ hai còn có thể xẩy ra sự gắn giữa integrin LFA-1 với ICAM hoặc giữa integrin VLA-4 với VCAM (xem bảng 3.6). . CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Kỳ 4) Sự xuất hiện các tiểu tĩnh mạch có nội mô cao trong các cơ quan dạng lympho chịu sự ảnh hưởng của sự hoạt hoá các tế bào lympho. tương tác của tế bào với tế bào trong hệ thống miễn dịch cũng như sự kết dính của bạch cầu vào các tế bào nội mô của mao mạch. Các integrin khác nhau xuất hiện trên các quần thể khác nhau của bạch. các mô. Do vậy các tế bào của hệ thống miễn dịch không thể tương tác với các kháng nguyên tại các mô và cơ thể người bệnh tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Có một số phân tử kết dính của thành mạch

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan