Kiến thức và tiến trình công tác xã hội(CTXH) với người sử dụng chất gây nghiện – trường hợp cụ thể là người nghiện ma túy

22 6.7K 21
Kiến thức và tiến trình công tác xã hội(CTXH) với người sử dụng chất gây nghiện – trường hợp cụ thể là người nghiện ma túy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiện ma túy là một tệ nạn đang còn rất nan giải trong xã hội. Người nghiện ma túy lệ thuộc vào thuốc về cả mặt thể chất lẫn tâm thần đã gây ra rất nhiều những tác động xấu đến bản thân và xã hội xung quanh như lười lao động, bệnh tật, nhu cầu sử dụng tiền tăng lên gây ra việc nợ nần, ăn cắp vặt… Tuy nhiên, người nghiện ma túy vẫn có những nhu cầu chính đáng được yêu thương, chia sẻ, được hỗ trợ về mặt y tế hay được hỗ trợ việc làm ổn định. Hiện nay, phần lớn xã hội vẫn quay lưng với người nghiện ma túy khiến họ sống co mình và càng đi sâu vào tệ nạn này hơn. Chính bởi vậy, vai trò của nhân viên công tác xã hội rất cần thiết trong việc can thiệp và hỗ trợ cho nhóm người này được hòa nhập cộng đồng.Chính những vấn đề trên đã thôi thúc tôi chọn và nghiên cứu về vấn đề “Kiến thức và tiến trình Công tác xã hội(CTXH) với người sử dụng chất gây nghiện – trường hợp cụ thể là người nghiện ma túy”.

MỤC LỤC 1.2. Dấu hiệu nghiện ma túy 4 1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy 5 1.4. Đặc điểm chung của người nghiện ma túy 6 1.5. Các nhu cầu của người nghiện ma túy: 6 1.6. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của người nghiện 7 2.3. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội khi can thiệp với người nghiện 18 PHẦN MỞ ĐẦU Nghiện ma túy là một tệ nạn đang còn rất nan giải trong xã hội. Người nghiện ma túy lệ thuộc vào thuốc về cả mặt thể chất lẫn tâm thần đã gây ra rất nhiều những tác động xấu đến bản thân và xã hội xung quanh như lười lao động, bệnh tật, nhu cầu sử dụng tiền tăng lên gây ra việc nợ nần, ăn cắp vặt… Tuy nhiên, người nghiện ma túy vẫn có những nhu cầu chính đáng được yêu thương, chia sẻ, được hỗ trợ về mặt y tế hay được hỗ trợ việc làm ổn định. Hiện nay, phần lớn xã hội vẫn quay lưng với người nghiện ma túy khiến họ sống co mình và càng đi sâu vào tệ nạn này hơn. Chính bởi vậy, vai trò của nhân viên công tác xã hội rất cần thiết trong việc can thiệp và hỗ trợ cho nhóm người này được hòa nhập cộng đồng. Chính những vấn đề trên đã thôi thúc tôi chọn và nghiên cứu về vấn đề “Kiến thức và tiến trình Công tác xã hội(CTXH) với người sử dụng chất gây nghiện – trường hợp cụ thể là người nghiện ma túy”. 1 NỘI DUNG I. Lý thuyết 1.1. Khái niệm về ma túy và sự nghiện ma túy 1.1.1. Khái niệm ma túy 2 Ma túy là từ Hán Việt, với nghĩa: “ma” là tê mê, “túy” là say sưa. Như vậy, ma túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. Đây cũng là từ tiếng Việt dùng để dịch chữ nước ngoài dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất: thuốc phiện, morphine, heroin, cocain, cần sa và một số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế. Như vậy, có thể gọi nôm na: ma túy là chất đưa đến sự say sưa và mê mẫn, hay nói cách khác: ma túy là chất gây nghiện. Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới đã được Tổ chức Văn hoá giáo dục của liên hiệp quốc công nhận thì “Ma tuý là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể” Tổ chức Y tế Thế giới (1982) đã phát triển định nghĩa sau: “Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”. Trong cách hiểu đơn giản, điều đó có nghĩa là mọi vật chất khi đưa vào trong cơ thể người sẽ thay đổi chức năng sinh lý học hoặc tâm lý học loại trừ thực phẩm, nước và ôxy. Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niệm ma tuý như sau: - Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. - Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. - Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng. - Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành. - Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành. 3 - Người sử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này. 1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy Là trạng thái nhiễm độc chu kỳ, mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần một chất độc tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Đặc trưng của sự nhiễm độc: - Cần tăng liều tiêu dùng - Sự lệ thuộc tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của thuốc - Người nghiện ma túy là những người thường xuyên dùng 1 chất gây độc, có hiện tượng phụ thuộc thuốc. Nói cách khác, nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính do các chất ma túy gây nên cho người sử dụng chúng, có nghĩa là lệ thuộc thuốc về mặt thể chất và tâm thần. 1.2. Dấu hiệu nghiện ma túy - Thường thay đổi giờ giấc sinh hoạt: đêm thức khuya, ngày dậy muộn. - Quan hệ với những người có lối sống buông thả hoặc nghiện ma túy. Tụ tập đàn đúm với bạn bè xấu, với người đã nghiện ma túy ở nơi kín đáo, vắng người, thường xuyên tới các địa bàn có tổ chức sử dụng, buôn bán ma túy. - Đi lại có quy luật: cứ đến một giờ nhất định lại tìm cách để đi như tìm đến chỗ khuất, nhà vệ sinh, phòng kín để sử dụng ma túy. - Xa lánh bạn tốt, ngại tiếp xúc với mọi người, kể cả với người thân trong gia đình, nhu cầu sử dụng tiền ngày càng tăng, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền của người thân, bán đồ đạc của cá nhân hoặc của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt. - Người lừ đừ mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân. Nếu là học sinh thì sức học giảm sút, hay nghỉ học hoặc đến lớp muộn, trong lớp hay ngáp vặt, ngủ gật, sức khỏe giảm sút, da xanh tái, môi thâm, sống luộm thuộm, ngại tắm giặt. Tùy theo loại ma túy sử dụng và mức độ nghiện nặng hay nhẹ mà các biểu hiện trên rõ rang hay thoảng qua. Muốn biết chính xác cần xét nghiệm để tìm chất ma túy trong nước tiểu hoặc trong máu. 4 * Các triệu chứng của người nghiện meth.ice (ma túy đá) - Không ngủ được, thức 3-10 ngày liên tục. - Nhạy cảm với âm thanh, tiếng ồn - Các hoạt động thể chất liên tục - Cảm giác sâu bọ ở dưới da, dẫn đến cào rách mặt mũi, tay chân - Nhức đầu, chóng mặt… - Không muốn ăn - Nôn oẹ, nấc cụt, co thắt - Tim đập nhanh, huyết áp tăng, mồ hôi tiết ra nhiều - Có các dụng cụ hút như ống hút, lưỡi lam cạo râu… - Có các dụng cụ tiêm như ống tiêm, thìa… 1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy - Bạn bè lôi kéo, rủ rê - Thích tìm cảm giác lạ - Ðua đòi lối sống ăn chơi - Thích tìm khoái lạc - Chơi trội - Buồn chán căng thẳng - Không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền đồ, cuộc sống - Phong tục tập quán (đồng bào vùng cao cho rằng hút thuốc phiện là thú vui) - Trình độ dân trí thấp - Các thành viên trong gia đình không quan tâm đến nhau - Nạn sản xuất, tàng trữ, vận chuyển ma tuý, buôn bán, sử dụng ma tuý chưa được nghiêm trị ở mọi lúc, mọi nơi - Do lạm dụng các thuốc giảm đau khi chữa bệnh, hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần. 5 1.4. Đặc điểm chung của người nghiện ma túy Người ham muốn chất thuốc khó có thể kiềm chế được: lệ thuộc nhiều vào tâm lý và thể chất do sự tác dụng của thuốc - Sự lệ thuộc về tâm lý: là hiện tượng mà đối tượng khi đã cai nghiện một thời gian nhưng khi nghe tới thuốc hay thấy một người nào đó sử dụng thuốc là xuất hiện các hiện tượng như: bứt rứt, ngáp, nước chảy mũi…và muốn sử dụng lại. - Sự lệ thuộc thể chất: là hiện tượng thay đổi sinh lý mà đối tượng sau một thời gian dùng ma túy liên tục xuất hiện những triệu chứng như vật vã nếu không có thuốc. Sự lệ thuộc về chất có thể giảm đi nhanh chóng nhưng sự lệ thuộc tâm lý là yếu tố làm cho người nghiện quay trở lại dùng thuốc nhanh và nhiều nhất. - Người nghiện có khuynh hướng tăng dần liều lượng dùng thuốc. 1.5. Các nhu cầu của người nghiện ma túy: - Người nghiện có nhu cầu được yêu thương, chia sẻ. Chính tình yêu thương và lòng tin của mọi người sẽ làm tăng thêm sức mạnh trong cuộc sống của những người nghiện, giúp họ vượt qua tất cả để cai nghiện và tái hòa nhập với cuộc sống đời thường. - Họ muốn sống trong một môi trường trong sạch, không còn ma túy không chỉ trong khoàng thời gian điều trị mà còn cả sau khi đã cai nghiện trở về, cho dù là chỉ thấy hoặc nghe nói tới ma túy. - Những người nghiện có nhu cầu lớn về hỗ trợ y tế để chữa trị bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe. - Người nghiện còn có nhu cầu về thông tin kiến thức về bệnh của mình để hiểu rõ được nguyên nhân, tác hại và có các phương pháp phòng chống căn bệnh này. Từ đó giúp cho họ chủ động tham gia vào các chương trình cai nghiện cũng như phòng chống tệ nạn xã hội. - Người nghiện cần được xã hội giúp họ có một nghề nghiệp ổn định để giúp họ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống; tìm lại được niềm vui trong lao động, niềm tin, tình yêu của gia đình, cũng như ngoài xã hội và cũng thông qua đó họ mới không còn cảm giác bị gia đình, xã hội bỏ rơi mà cảm thấy mình như được tái hòa nhập với cộng đồng trên cơ sở quan hệ bình đẳng, không bị đối xử phân biệt. 6 1.6. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của người nghiện - Về phương diện hoạt động lao động: Theo thống kê của Bộ Lao động – thương binh và xã hội , hơn 60% người nghiện là thất nghiệp, khoảng hơn 20% làm việc tự do, số còn lại là những người đang làm trong cơ quan, xí nghiệp, học sinh, sinh viên… Như vậy có thể nói, hoạt động lao động của những người nghiện là không có hoặc nếu có thì cũng không ổn định, bấp bênh, vì thế thu nhập của họ phụ thuộc chủ yếu vào gia đình như: bố, mẹ, chồng, con, vợ … dưới nhiều hình thức: xin gia đình, lừa đảo gia đình một cách khéo léo, ăn cắp… và nếu như trong gia đình không còn khả năng để giúp họ có tiền thỏa mãn nhu cầu hút, chích thì họ có thể thực hiện hàng loạt các hành vi: từ ăn xin, móc túi cho tới các hành vi phạm pháp(cướp của, giết người…) để có tiền, càng nhiều tiền càng tốt để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, nhu cầu hưởng lạc nhằm quên đi tâm trạng chán chường, cay đắng vì thực tế xã hội, vì cuộc sống của chính cuộc đời họ, cả vì tò mò hay do áp lực của nhóm bạn. - Về sinh hoạt: những người lao vào con đường nghiện hút là những người bị khủng hoảng niềm tin, là những người tò mò muốn thử và cũng là những người chịu áp lực từ nhóm bạn bè… cho nên họ đi tìm sự bù đắp từ ma túy. Ma túy sẽ giúp họ bớt lo âu từ đó họ hoàn toàn phụ thuộc vào ma túy. Họ lệ thuộc đến mức phải dừng ma túy liên tục để tránh bịvật vã khi không có thuốc. Người nghiện ma túy sống co mình thu hẹp vào các phạm vi họ thích thú, họ luôn u sầu, lãnh đạm và trở nên thờ ơ, bỏ bê công việc, họ chai lì cảm giác với mọi mặt của cuộc sống đời thường như: tình yêu, vui chơi giải trí, học hành… Tất cả đối với họ đều vô nghĩa. Ở họ, khi có ma túy thì thương cha, thương mẹ, kêu gào tình thương nhưng khi hết ma túy thì tỏ ra thù ghét, phẫn uất tất cả - thậm chí tới mức độ liều lĩnh mất hết tính người, hung hãn và đi đến con đường phạm pháp. Trong quan hệ với gia đình, những người nghiện thường cảm thấy thiếu thốn về tình cảm do bị gia đình mải mê làm kinh tế không quan tâm, do gia đình bỏ rơi vì cảm thấy bất lực khi bỏ ra quá nhiều tiền bạc và sức lực mà không giúp được người thân cai nghiện hẳn hoặc có cũng khi gia đình người nghiện bỏ mặc không quan tâm vì cho rằng họ làm ảnh hưởng tới uy tín của gia đình. 7 Tuy nhiên cũng có những người nghiện vẫn sống trong tình yêu thương của gia đình, cộng đồng, bản thân họ cũng nhận thức được hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe của chính mình và những điều mà họ gây ra cho gia đình và bạn bè… trong lúc tỉnh táo. Nhưng tuy nhiên họ vẫn không vượt qua được chính mình để tái hòa nhập cộng đồng. Chính vì lẽ đó họ vẫn thường sống trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi, không muốn giao lưu, tiếp xúc với mọi người. - Về sức khỏe: Theo y học phân tích, khi con người sử dụng chất ma túy thì nó sẽ phá hủy vỏ não, gây nên ở người nghiện tình trạng giảm trí nhớ và giảm tốc độ phản ứng ở hệ thần kinh. Vì thế, xét trên toàn diện thì sức khỏe những người này bị giảm sút rõ rệt cả về trí lực và thể lực. Dấu hiệu rõ nhất phản ánh sự biến đổi của cơ thể theo chiều hướng tiêu cực là: ngáp vặt, đờ đẫn, gầy guộc, môi thâm, da xanh xám, mặt tái… Bên cạnh những dấu hiệu trên, ở người nghiện còn xuất hiện một số bệnh kèm theo như: xuất huyết phổi, dạ dày, ghẻ, ung mủ, gan thận, tóc khô, răng rụng… thậm chí còn bị giang mai và có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS cao. Cho đến nay người ta phát hiện khoảng 25 triệu loại bệnh phát sinh do nghiện ma túy. 1.7. Hậu quả của những người nghiện ma túy Đối với bản thân người nghiện hút: dù sử dụng ma túy bằng con đường nào thì cũng sẽ dẫn con người đến tình trạng suy đồi đạo đức và bị hủy hoại sức khỏe của chính bản thân họ, ở những người nghiện sẽ phát sinh ra nhiều rối loạn về mặt sinh học, cùng với những bệnh nguy hiểm đến tính mạng của họ. Đối với gia đình người nghiện: những gia đình có người thân mắc vào nghiện hút thì kinh tế sẽ bị suy sụp. Từ suy sụp kinh tế dẫn tới xung đột trong gia đình, người thân trong gia đình luôn cảnh giác với họ, còn tình cảm thì rạn nứt, gia đình không hạnh phúc và điều nguy hại hơn, những đứa trẻ sinh ra từ các ông bố bà mẹ nghiện ngập sẽ tật nguyền về thể xác hoặc tinh thần. Đối với xã hội: gia đình là tế bào của xã hội. Nghiện hút ma túy phá hoại hạnh phúc gia đình và kinh tế gia đình là tiền đề của sự rối loạn xã hội. Chẳng hạn như: ảnh hưởng đến an ninh xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội … II. Các phương pháp và kĩ thuật can thiệp với người nghiện ma túy 8 2.1. Các phương pháp can thiệp với người nghiện ma túy Nghiện ma túy không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh chính trị của mỗi quốc gia. Điều trị cai nghiện ma túy đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm cầu các loại ma túy. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có các loại thuốc và phương pháp điều trị ma túy phổ biến sau: 2.1.1. Biện pháp dự phòng Biện pháp dự phòng bao gồm các hình thức: tuyên truyền và giáo dục về ma túy và tác hại của việc nghiện ma túy. Ở nước ta, đề án tuyên truyền, phòng chống ma túy nhằm nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phòng chống ma túy trong các cơ quan, tổ chức và tầng lớp dân cư được Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể thực hiện trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa đạng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, báo Nhân dân và các cơ quan báo chí khác … đã tích cực tuyên truyền phòng chống ma túy. Giai đoạn 2012-2015, Bộ Thông tin Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống ma túy tại cơ sở, địa bàn khu dân cư, gia đình, cá nhân người mắc nghiện. Đặc biệt, chú trọng việc phổ biến pháp luật, tác hại của ma túy và cách phòng tránh đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, những địa bàn xa xôi, hẻo lánh. Ông Đỗ Quý Doãn - Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cho biết: Phải đổi mới phương thức tuyên truyền. Thứ nhất là xác định đúng đối tượng để có hình thức 9 tuyên truyền phù hợp. Thứ 2 là chọn đúng hình thức để đáp ứng từng đối tượng. Thứ 3 là phải kết hợp giữa tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp 2.1.2. Biện pháp điều trị tại trung tâm và cộng đồng a. Các phương pháp can thiệp Phương pháp cai khô: Vấn nạn ma túy gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội và an ninh của mỗi quốc gia. Cai khô còn gọi là cai chay được áp dụng tại Mỹ năm 1938, bằng cách cô lập bệnh nhân, không cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ngừng hoàn toàn việc sử dụng các chất ma túy mặc cho người nghiện lên cơn vật vã, kêu la. Cơn nghiện sẽ giảm dần sau 7-10 ngày nhưng người nghiện mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức cơ xương kéo dài hàng tháng. Phương pháp này hiện nay được một số nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Brunei sử dụng thành công. Phương pháp giảm dần: Còn gọi là phương pháp cai dần hay giảm liều, bằng cách giảm liều lượng ma túy mỗi ngày một ít trong thời gian từ 13-30 ngày, đồng thời tăng cường thuốc bổ và thuốc an thần. Phương pháp này có ưu điểm là người nghiện thích nghi dần, cơn nghiện giảm từ từ, không vật vã như phương pháp cai khô, nhược điểm là đòi hỏi phải dùng chất ma túy, thời gian cắt cơn kéo dài. Phương pháp phẫu thuật thùy trán: Phẫu thuật nhằm phá hủy một số điểm ở thùy trán của não quan hệ đến sự thèm muốn ma túy làm cho người nghiện không còn cảm thấy cần chất ma túy nữa. Phương pháp này có ưu điểm không những cắt cơn mà còn cai nghiện được nhưng có nhược điểm là sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không phân biệt được sự phải trái của hành động. Viện Hàn lâm y học Nga đã công bố thành tựu nghiên cứu này do GS. Natalia Bectereva thực hiện. Trong số 34 người nghiện đã phẫu thuật, có 27 người không trở lại với ma túy (đạt tỷ lệ 80%). Hiện nay ở Ý người ta cải tiến thành phương pháp rạch thùy trán để giảm bớt những hậu quả do phẫu thuật gây ra. Phương pháp thụy miên: Cho bệnh nhân giấc ngủ nhân tạo từ 3-7 ngày, nuôi dưỡng bệnh nhân bằng truyền dịch, săn sóc đặc biệt. Phương pháp này chỉ có tác dụng bớt cơn vật vã chứ không hết hẳn, thường kết hợp với chlorpromazine 100- 200mg/ngày + diazepam 10-60mg/ngày + phenobarbital 100mg. Bệnh nhân lên cơn vật vã trong khi ngủ và sau đó di chứng nghiện còn kéo dài hàng tháng. Phương pháp 10 [...]... đến niềm tin vào bản thân có thể làm được một người công dân tốt, cũng như niềm tin vào xã hội 17 + Sử dụng kỹ thuật Cường điệu và nghịch lý: Nhân viên công tác xã hội có thể đẩy lên ý nghĩ việc thân chủ bị cô lập với xã hội và quay trở lại con đường nghiện ma túy kèm theo những tác hại nghiêm trọng để chính thân chủ có thể cân bằng được bản thân và tìm được điều đúng đắn cho mình + Sử dụng kỹ thuật... liệu nghiện ma túy, tuyên truyền… để thân chủ có thể củng cố niềm tin Tóm lại, trong ba giai đoạn can thiệp với người nghiện ma túy, nhân viên CTXH vừa phải kết hợp các kỹ thuật một cách linh hoạt lại vừa phải kết hợp với y học – điều trị cai nghiện bằng thuốc cho người nghiện thì mới có thể đạt được mục tiêu điều trị cho người nghiện 2.3 Vai trò của Nhân viên công tác xã hội khi can thiệp với người nghiện. .. tiếp cho TC, nhân viên CTXH cần nhận thức vai trò quan trọng của gia đình, người thân và các môi trường khác liên quan đến TC * Đối với gia đình người nghiện - Cung cấp kiến thức vể ma túy, cách thức chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy - Tham vấn gia đình có người nghiện để họ vượt qua khó khăn và cùng hợp tác hỗ trợ tích cực người nghiện trước, trong và sau khi cai nghiện - Tập huấn những kỹ năng chăm... định là điều quan trọng nhất Nhân viên CTXH rất cần thiết hỗ trợ người nghiện ma túy tìm việc làm bằng cách giới thiệu thân chủ đi học nghề, liên lạc với những mối quan hệ để tạo lòng tin và hỗ trợ người nghiện ma túy có việc làm ổn định Nếu người nghiện ma túy yên ổn làm ăn trong môi trường tốt thì có thể ngăn chặn được việc tái nghiện rất lớn Để làm được những điều trên, nhân viên công tác xã hội... vấn đề sử dụng các chất gây nghiện, không có hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện - Tạo điều kiện cho những người nghiện được học tập, làm việc tại cộng đồng Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho những người đi cai nghiện trở về với yếu tố vật chất, y tế bởi vì lúc này họ gặp nhiều khó khăn - Phối hợp nhiều ngành, nhiều đoàn thể để phòng chống nghiện hút ma túy trong xã hội như: phát hiện và triệt... hệ với những người khác trong gia đình hay xã hội bằng cách thay đổi suy nghĩ, phán đoán về người khác và ứng xử không đúng đắn của bản thân… + Sử dụng kỹ thuật Liên tưởng/ khám phá có hướng dẫn: Khi làm việc với thân chủ, nhân viên CTXH có thể sử dụng kỹ thuật này để khiến người nghiện ma túy hình thành được nhận thức, niềm tin vào cộng đồng, xã hội Nhân viên CTXH khuyến khích, hướng dẫn lời nói và. .. hình dung tới các chất gây nghiện Mục tiêu dài hạn: Thể lực và trí lực hồi phục để có thể học tập và lao động Được hỗ trợ về y tế, việc làm sau cai Được gia đình yêu thương, xã hội đón nhận + Sử dụng kỹ thuật Tự hướng dẫn: Nhân viên CTXH sử dụng kỹ thuật này để thân chủ có thể tự thiết lập được mục tiêu cá nhân cho mình, lịch sinh hoạt điều độ, lịch sử dụng thuốc… khiến người nghiện ma túy đi đến chỗ... việc cai nghiện của mình - Giai đoạn 2: Giải quyết mâu thuẫn cá nhân có và tăng cường khả năng tâm lý xã hội Mâu thuẫn của người nghiện là mặc cảm sự sa sút sai lệch của mình, muốn từ bỏ ma túy nhưng, không thể bỏ được vì ngoài sự lệ thuộc (ma túy) về cơ thể sinh học Họ còn vô số bế tắc trước mắt Càng bế tắc họ càng nghĩ đến ma túy, với họ khi đưa ma túy vào cơ thể giúp họ quên tất cả phiền muộn và trở... buôn bán và vận chuyển ma túy * Đối với xã hội - Thực hiện vận động chính sách cho người nghiện nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của đối tượng và gia đình - Góp phần xây dựng các chính sách xã hội và pháp luật liên quan đến hỗ trợ người nghiện và gia đình Nhân viên công tác xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp thân chủ cai nghiện và giúp họ tái hòa nhập cộng đồng sau khi họ cai nghiện. .. cai nghiện thành công 2.2 Tiến trình và kĩ thuật can thiệp với người nghiện ma túy Trước khi can thiệp với người nghiện ma túy, ta phải nhận định tình hình chung của người nghiện ở những nội dung sau: - Mức độ nghiện: chất gì, từ bao giờ, cách dùng, liều lượng? - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghiện - Tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình: tình hình kinh tế, quan hệ trong gia đình và sự quan tâm của gia đình . đã thôi thúc tôi chọn và nghiên cứu về vấn đề Kiến thức và tiến trình Công tác xã hội(CTXH) với người sử dụng chất gây nghiện – trường hợp cụ thể là người nghiện ma túy . 1 NỘI DUNG I. Lý. về ma túy và sự nghiện ma túy 1.1.1. Khái niệm ma túy 2 Ma túy là từ Hán Việt, với nghĩa: ma là tê mê, túy là say sưa. Như vậy, ma túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. Đây cũng là từ tiếng. chính phủ ban hành. 3 - Người sử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này. 1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy Là trạng thái nhiễm độc

Ngày đăng: 03/07/2014, 21:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. Dấu hiệu nghiện ma túy

  • 1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy

  • 1.4. Đặc điểm chung của người nghiện ma túy

  • 1.5. Các nhu cầu của người nghiện ma túy:

  • 1.6. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của người nghiện

  • 2.3. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội khi can thiệp với người nghiện

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan