Đề tài " Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân xã quảng phước , quảng điền , TT huế " pptx

44 592 6
Đề tài " Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân xã quảng phước , quảng điền , TT huế " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI " Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân xã quảng phước , quảng điền , TT huế " MỤC LỤC BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 1 ĐỀ TÀI 1 " Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân xã quảng phước , quảng điền , TT huế " 1 MỤC LỤC 2 4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 4 4.3. Phân tích và xử lý số liệu 5 2.4. Một số đặc điểm 13 3.1. Đối với chính quyền địa phương: 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 Phần I: Đặt vấn đề 1.Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế-xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nghị Trung Ương thứ VI đã khẳng định: “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Sự phát triển của kinh tế nông thôn đóng góp một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, và quá trình phát triển này đã và đang có sự hỗ trợ không nhỏ từ phía các tổ chức tín dụng. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên đời sống của người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn. Nhiều vùng nông thôn vẫn còn nghèo về vật chất - kỹ thuật, hạn chế về nhiều mặt trong nền kinh tế-xã hội chung của đất nước. Nhiều hoạt động cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn đang tập trung vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho bà con nông dân đã phần nào phát huy hiệu quả, nhưng cái mà bà con quan tâm nhất là nguồn vốn tín dụng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Nhu cầu tín dụng của người dân xuất phát từ nhiều hoạt động khác nhau, và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một bước phát triển của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, mạng lưới tín dụng đã có mặt ở khắp các vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng này đã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người dân ở khu vực nông thôn vẫn ít hoặc chưa thể tiếp cận được các hoạt động của các tổ chức tín dụng này. Mạng lưới tài chính còn chưa thực sự có hiệu quả ở vùng sâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Những quy định mới về thế chấp tài sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn, nhưng vẫn bất cập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả người nghèo. Quảng Phước là một xã vùng trũng của huyện Quảng Điền, phần lớn thu nhập của người dân chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.Nhu cầu về vay vốn của người dân để mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều.Mặc dù hiện nay đã có nhiều tổ chức tín dụng như NHN o & PTNT, NHCSXH… nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của người dân, các hoạt động tín dụng đang gặp nhiều bất cập cả từ các tổ chức và từ phía người dân. Để hiểu rõ hơn về các tổ chức tín dụng nông thôn cũng như hoạt động vay vốn và sử dụng vốn của nông dân chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề: “Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ ở xã Quảng Phước” 2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tín dụng nông nghiệp nông thôn. - Đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay, những nguyên tắc tác động đến việc vay vốn của các hộ nông dân xã Quảng Phước huyện Quảng Điền. - Đề xuất những kiến nghị về tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trên địa nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn xã Quảng Phước và các tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Điền như: NHN 0 & PTNT Quảng Điền, NHCSXH huyện Quảng Điền, các tổ chức xã hôi, các nhà cho vay tư nhân và các nguồn vốn nhàn rỗi khác trong dân cư trên địa bàn xã. - Các hộ nông dân vay vốn ở xã Quảng Phước huyện Quảng Điền – tỉnh TT-Huế 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Chọn điểm và mẫu khảo sát - Chọn điểm nghiên cứu: dựa trên các tiêu chí sau: + Điểm nghiên cứu ở mỗi vùng sinh thái phải thể hiện được tính đại diện cho vùng sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. + Điểm nghiên cứu phải có các hoạt động tín dụng diễn ra trong các năm 2007-2009. Theo tiêu chuẩn trên tôi đã chọn xã nghiên cứu là xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Mẫu khảo sát: 46 hộ trên địa bàn xã theo tiêu chí hộ nghèo, hộ không nghèo. Phỏng vấn người am hiểu: Ban quản lý của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã. - Yêu cầu mẫu khảo sát: + Các hộ gia đình đang sinh sống tại xã Quảng Phước. + Các hộ phân bố đều trên khu vực khảo sát. 4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 4.2.1. Đối với thông tin cấp cộng đồng - Loại thông tin thu thập: + Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, đất đai. + Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế của huyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng trong Báo cáo Tổng kết các năm 2007-2009 và Định hướng phát triển kinh tế của xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế đến năm 2010. - Phương pháp thu thập thông tin: + Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, các số liệu từ UBND xã có liên quan. + Phỏng vấn người am hiểu. 4.2.2. Đối với thông tin cấp cá nhân - Loại thông tin thu thập: + Nhu cầu vay vốn của hộ + Thực trạng vay vốn của hộ + Mức vay, hình thức vay… + Thực trạng về mức sống và thu nhập của hộ. + Những hiểu biết về các tổ chức tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn, cách tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ + Kết quả hoạt động sản xuất của hộ khi sử dụng vốn vay - Phương pháp thu thập thông tin: + Phỏng vấn hộ 4.3. Phân tích và xử lý số liệu + Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích định tính và phân tích định lượng nhằm đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của người dân xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế. + Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. 5. Giới hạn: - Do thời gian thực tập có hạn trong khi đó số hộ nông dân vay vốn lại rất nhiều nên chúng tôi chỉ điều tra trong phạm vi 46 hộ vay vốn trên địa bàn xã Quảng Phước. - Do hộ nông dân có thể vay từ nhiều nguồn khác nhau như: từ ngân hàng, bạn bè, người thân, vay nặng lãi…nhưng đưa vào cùng một hoạt động sản xuất nên không thể lượng hóa được đâu là hiệu quả từ nguồn vốn nào mang lại. Do đó trong phạm vi đề tài này chúng tôi xin dừng lại ở chổ phân tích tình hình sử dụng vốn chứ không đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn. + Địa bàn điều tra: xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế + Nội dung: • Đánh giá tình hình vay vốn và sử dụng vốn của các nông hộ ở xã Quảng Phước • Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề cần nghiên cứu 1. Một số vấn đề cơ bản về hộ nông dân 1.1. Khái niệm hộ nông dân Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp, khó phân biệt các hoạt động liên quan với nông nghiệp và không liên quan với nông nghiệp.Gần đây có một số khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng đang là vấn đề còn tranh luận. Khái niệm hộ nông dân: “Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình trong trang trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với trình độ hoàn cảnh không cao”. 1.2.Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân - Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hoàn toàn.Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường. - Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó giới hạn thế nào là một nông hộ. -Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất là ruộng đất và lao động. - Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khác quan, trong khi đó khả năng khắc phục lại hạn chế. - Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của hộ là thiếu vốn. Từ những đặc điểm cơ bản trên, ta có thể nhận xét: Đối tượng cho vay mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực, mức độ và hiệu quả sử dụng vốn từng loại hộ cũng khác nhau.Chính vì vậy, việc xem xét, thẩm định cho vay đóng một vai trò hết sức quan trọng và là khâu quyết định đến sự an toàn vốn cũng như sự phát triển bền vững của tổ chức tính dụng. 1.3. Tiềm năng nội tại của hộ nông dân Như chúng ta đã biết, nước ta có tới 80% dân số là nông dân. Đây là lực lượng lao động rất hùng hậu, mặc dù lao động trong nông thôn trình độ không cao nhưng họ là những người cần cù, chăm chỉ, chịu khó và đặc biệt họ có một kinh nghiệm thực tế rất đáng khâm phục.Hiện nay, vấn đề thiếu việc làm đã dẫn đến tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn ngày càng tăng, phong trào lên thành phố kiếm việc làm ngày càng lớn.Do đó, để tận dụng nguồn lao động này, Đảng và Nhà nước cần phải có những chính sách đầu tư thích đáng vào nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người dân mở rộng sản xuất và phát triển ngành nghề phụ để thu hút lao động. Người nông dân là những người có kinh nghiệm thực tế, chỉ qua thực tế trong sản xuất họ đã rút ra được những kinh nghiệm rất quý báu, mặt khác họ là những người thật thà, chăm chỉ và rất ham học hỏi. Nguồn vốn trong dân còn rất lớn nhưng hầu hết bà con chưa giám mạnh dạn đầu tư vì sợ thua lổ.Hiện nay, nhờ có chính sách cho vay vốn để sản xuất nên bà con đã mạnh dạn góp phần vốn của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên còn chưa đáng kể. 2. Một số vấn đề chung về tín dụng Vốn là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng không chỉ đối với các ngành kinh tế nói chung mà cả trong nông nghiệp nói riêng .Hiện nay , nhu cầu về vốn là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng lại rất hạn chế .Để giải quyết những khó khăn đó , Nhà nước đã mở rộng và hoàn thiện dần hệ thống tín dụng từ trung ương đến địa phương. 2.1. Khái niệm tín dụng. Khái niệm tín dụng: “tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa )giữa bên cho vay(ngân hàng và các định chế khác )và bên đi vay (cá nhân ,doanh nghiệp và các chủ thể khác),trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận,bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”. 2.1.1 Tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam bao gồm hai bộ phận là tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức,hai bộ phận này cùng tồn tại và có sự phân cấp rõ ràng trong việc cung cấp vốn cho hộ nông dân. 2.1.1.1.Tín dụng chính thức: Theo Frank_Ellis : Thì tín dụng chính thức là hình thức tín dụng được tổ chức theo luật định của quốc gia , bao gồm các Ngân hàng của nhà nước và Ngân hàng tư nhân ,Hợp tác xã tín dụng và một số hình thức khác. Một số tác giả Việt Nam cho rằng :Tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay vốn thong qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng ký và hoạt động công khai theo theo luật , hoặc chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền Nhà nước các cấp. Hình thức này bao gồm hệ thống Ngân hàng kho bạc nhà nước, hệ thống quỹ tính dụng nhân dân, các công ty tài chính, một số tổ chức tiết kiệm – cho vay vốn do các đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế, các chương trình và dự án của các ngành được thực hiện bằng nguồn vốn tính dụng của Chính phủ và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới, ngân hàng phát triển Á Châu, quỹ tiền tệ quốc tế và quỹ quốc tế và phát triển nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc. 2.1.1.2.Tín dụng không chính thức Tín dụng không chính thức là tính dụng do các tổ chức, các cá nhân nằm ngoài các tổ chức chính thức đã kể ở trên thực hiện. Tín dụng không chính thức là hoạt động tín dụng năm ngoài khuôn khổ luật định của Nhà nước, hoặc không phụ thuộc, không chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền Nhà nước các cấp. 2.2 Phân loại tín dụng: Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì quan hệ tín dụng ngày càng đa dạng, theo các tiêu thức khác nhau người ta phân ra thành các loại tín dụng sau;  Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Có 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn dưới một năm - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm.  Căn cứ vào đối tượng tín dụng: có hai loại: - Tín dụng vốn lưu động: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của đối tượng đi vay. - Tín dụng vốn cố định: nhằm đáp ứng nhu cầu để hình thành tài sản cố định.  Căn cứ vào mục đích: Có 2 loại: - Tín dụng để sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng.  Căn cứ vào chủ thể quan hệ tín dụng: - Tín dụng thương mại: Phản ánh các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. - Tín dụng Nhà nước: Phản ánh mối quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các chủ thể kinh tế khác. Trong đó Nhà nước đi vay và cũng đồng thời là người cho vay để đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý KT-XH. - Tín dụng Ngân hàng: Phản ánh quan hệ vay mượn vốn tiền tệ giữa các Ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế. Tín dụng thuê mua: Tín dụng thuê mua phản ánh những quan hệ tín dụng nảy sinh giữa công ty tài chính (công ty cho thuê tài chính) với những người sản xuất kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản 2.3 Vai trò và chức năng của tín dụng đối với phát triển kinh tế 2.3.1 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế: [...]... đầu tư vào chăn nuôi lợn không được đầu tư lớn,chủ yếu là sử dụng những điều kiện tự có của mình nên hiệu quả mang lại thấp 3.2 Tình hình vay vốn của các hộ nông dân xã Quảng Phước Đầu tư vào chăn nuôi,kinh doanh buôn bán là xu hướng chủ yếu của các hộ nông dân xã Quảng Phước. Song một thực tế đặt ra rằng hầu hết các hộ nông dân ở đây đều thiếu vốn sản xuất.Trước thực trạng đó,UBND huyện ,UBND xã sở... tư họ ít vay cho trồng trọt vì hoạt động trồng trọt chủ yếu là cây lúa 2 vụ nên họ tự túc được vốn đầu tư Nhưng thực tế sử dụng vốn vay để làm gì và kết quả ra sao thì các CBTD khó kiểm soát được, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng chi trả vốn vay của các hộ sản xuất 3.3 Phân tích mức vay vốn thời hạn vay và lãi suất vay của các hộ điều tra 3.3.1 Phân tích mức vốn vay của các hộ điều... nước ,những năm qua kinh tế toàn xã Quảng Phước đã có sự đầu tư thích đáng vào sản xuất kinh doanh .Các nông hộ linh động hơn trong việc huy động vốn. Bên cạnh nguồn lực sẵn có bà con nông dân đã tiếp cận thêm nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Để tìm hiểu rõ nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn vay của các tổ chức tín dụng chúng ta nghiên cứu bảng 3 Bảng 3:Nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân và khả... yếu về học tập của con em hộ nghèo Hộ nghèo tự nguyện tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn và được vay khi tổ bình bầu và lập danh sách đề xuất được vay vốn Hộ nghèo được vay ngắn hạn, trung hạn, với hộ có nhu cầu vay vốn cho chu kỳ sản xuất kinh doanh liền kề thì được vay lưu vụ Chương III: Tình hình vay và sử dụng vốn 3.1 Đặc điểm của hộ điều tra 3.1.1 .Tình hình nhân khẩu và lao động Lao động là hoạt... Chính vì vậy, mục đích vay vốn là một trong những điều kiện cần thiết để cán bộ tín dụng xem xét có nên cho hộ vay vốn sản xuất hay không Bởi v , từ mục đích vay vốn cán bộ tín dụng có thể xem xét đến tính hiệu quả của đồng vốn vay Mục đích đó sẽ được kê khai trong hợp đồng vay vốn Hộ vay vốn cần sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo được hiệu quả khi sử dụng vốn vay Tìm hiểu vấn đề này, chúng ta... được cân đối trên toàn xã hội, đó chính là vai trò quan trọng của tín dụng trong phát triển kinh tế 2.3.2 Vai trò của tín dụng nông thôn đối với phát triển kinh tế hộ nông dân Xuất phát từ đặc điểm của hộ nông dân, tín dụng nông thôn có các chức năng sau: - Tín dụng góp phần nâng cao đời sống của người dân và thực hiện chính sách xã hôi khác của Nhà nước Hiện nay, đại bộ phận nông dân điều có mức thu... sách xã hội Nguồn vay từ ngân hàng chính sách xã hội là bằng hình thức gián tiếp đó là thong qua hội phụ nữ hoặc hội nông dân Còn nguồn vay từ NHNo & PTNT là băng hình thức thế chấp tài sản với lãi suất cao,trong điều kiện khả năng có thể trả nợ được Tóm lại,tỷ lệ đáp ứng vốn vay của các tổ chức tín dụng nông thôn tại xã Quảng Phước hiện nay là khá lớn,điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia... xuất chưa được các hộ quan tâm do hầu hết các hộ nông dân xã quảng Phước vẫn còn thiếu vốn sản xuất,mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều được tiến hành dựa vào sức người là chủ yếu Qua điều tra cho thấy tình hình trang bị TLSX của các nông hộ vẫn còn ở mức thấp.TLSX chính của các hộ được điều tra chủ yếu là lợn nái sinh sản, bình bơm thuốc trừ sâu với bình quân 1 con (cái ) mỗi hộ .Các hộ chưa có hoặc... cho thấy, nhu cầu vay vốn của các hộ khá cao,với nhu cầu vay bình quân mỗi hộ hơn 29 tr.đ.Với số vốn này thì có thể đủ để cho các hộ ở nông dân mua sắm TLSX,đầu tư vào chăn nuôi và hoạt động kinh doanh buôn bán Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo rất lớn bình quân mỗi hộ là 32.5 tr.đ với mục đích là đầu tư vào hoạt động chăn nuôi, mua tư liệu sản xuất và cải thiện đời sống hằng ngày, hoặc một số hộ thì chi... người nông dân bên cạnh việc khai thác còn phải đầu tư thâm canh để tăng độ phì nhiêu cho đất.Để tìm hiểu tình hình đất đai của các hộ vay vốn ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền ta tiến hành đi vào xem xét số liệu điều tra ở bảng 2 Bảng 2 .Tình hình đất đai của các hộ điều tra (tính bình quân trên hộ) Nhóm hộ Chỉ tiêu ĐVT BQC Hộ trung bình Hộ nghèo 1 Đất trồng lúa sào 4.85 4.25 4.82 2 Đất vườn và nhà . NGHIỆP ĐỀ TÀI " Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân xã quảng phước , quảng điền , TT huế " MỤC LỤC BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 1 ĐỀ TÀI 1 " Tình hình vay và sử dụng vốn vay của. thôn cũng như hoạt động vay vốn và sử dụng vốn của nông dân chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề: Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ ở xã Quảng Phước 2. Mục đích nghiên. đề lý luận về tín dụng nông nghiệp nông thôn. - Đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay, những nguyên tắc tác động đến việc vay vốn của các hộ nông dân xã Quảng Phước huyện Quảng Điền. - Đề

Ngày đăng: 03/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

  • ĐỀ TÀI

  • " Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân xã quảng phước , quảng điền , TT huế "

  • MỤC LỤC

    • 4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

    • 4.3. Phân tích và xử lý số liệu

      • 2.3.2. Chức năng của tín dụng

      • 2.4. Một số đặc điểm

        • 2.4.1. Hộ gia đình là đối tác vay vốn

        • 2.4.2. Hộ gia đình sản xuất kinh doanh

        • 2.4.3. Cơ chế tín dụng

        • 3.1. Đối với chính quyền địa phương:

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan