Đề tài " Luật chống bán phá giá của Mỹ và những bài học rút ra từ vụ kiện phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ " doc

109 689 0
Đề tài " Luật chống bán phá giá của Mỹ và những bài học rút ra từ vụ kiện phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ " doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài " Luật chống bán phá giá của Mỹ và những bài học rút ra từ vụ kiện phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ " MỤC L Ụ C LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ 1 I. Giới thiệu chung 1 1. Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ 1 2. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành 2 II. Nội dung Luật chống bán phá giá của Mỹ 3 1. Phạm vi điều chỉnh 3 2. Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá 4 3. Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ 4 4. Bắt đầu điều tra 5 5. Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không 7 5.1. Bảng câu hỏi 7 5.2. Các dữ kiện thực tế sẵn có (Những thông tin tốt nhất sẵn có) 10 5.3. Thẩm tra 10 5.4. Xử lý thông tin 11 5.5. Sản phẩm tương tự và các Quyết định về phạm vi 11 6. Xác định việc bán phá giá 13 6.1. Giá trị chuẩn 14 6.2. Giá xuất khẩu 21 6.3. Tính toán các biên độ phá giá 25 6.4. Phân tích thiệt hại của ITC 27 7. Xem xét l ạ i 34 7.1. Xem xét lại theo thủ tục hành chính 34 7.2. Xem xét lại nhà Xuất khẩu mớ i 35 7.4. Xem xét lại “Hoàng hôn” 5 năm 37 7.5 Xem xét lại theo thủ tục tư pháp 38 8. Những vấn đề thủ tục khác 39 8.1. Đình chỉ các cuộc điều tra 39 8.2. Tình trạng khẩn c ấp 39 8.3. Chấm dứt điều tra 40 8.4 Việc chống âm mưu bán phá giá 41 8.5. Huỷ bỏ lệnh thuế chống bán phá giá 42 Khoá luận tốt nghiệp Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 8.6. Điều khoản chống lẩn tránh (Anti-circumvention) 43 CHƯƠNG II VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ 42 I. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 42 1. Nguyên nhân 42 2. Danh sách các bên trong vụ kiện 44 2.1 Bên Nguyên đơn: 44 2.2 Bên bị đơn: 44 II. Diễn biến vụ kiện 45 1. Diễn biến 45 2. Phân tích lợi thế của phía Việt Nam trong vụ kiện 55 3. Phân tích những cáo buộc phi lý của Mỹ 59 4. Kết quả vụ kiện 64 5. Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng của vụ kiện đối với cả hai phía 65 5.1. Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Mỹ 65 5.2. Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Việt Nam 68 5.3. Phân tích phản ứng của hai phía trước kết quả này 69 CHƯƠNG III NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 75 I. Những bài học rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa Khoá luận tốt nghiệp Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E vào thị trường Mỹ 77 1. Bài học đối với Chính phủ Việt Nam 77 2. Bài học đối với các doanh nghiệp 83 II. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ 88 1. Các giải pháp mang tính định hướng chung để đối phó với một vụ kiện chống bán phá giá. 89 2. Các giải pháp cụ thể. 93 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Khoá luận tốt nghiệp Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E LỜI MỞ ĐẦU Mỹ là một thị trường rộng lớn và dễ tính, có tiềm năng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào loại bậc nhất trên thế giới, hơn nữa, hiện nay những thị trường truyền thống của Việt Nam như châu Á, châu Âu, Nga đã có xu hướng bão hoà với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nên đây là một thị trường mới mẻ, tiềm năng và tương đối ổn định ở châu Mỹ mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn được hướng tới để làm ăn, đồng thời cũng là đối tác quan trọng có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới của mình. Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song phương được ký kết đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại của hai nước. Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của người dân Mỹ đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ngư trại và nhà máy chế biến thuỷ sản. Phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Mỹ là nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lo lắng cho sự xâm nhập của cá basa và cá tra vào thị trường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang dần xoá bỏ những rào cản thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nước giầu mạnh. Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng nó lại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳ chặt chẽ. Luật thuế Chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E Khoá luận tốt nghiệp hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra bi quan và e ngại. Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Chính vì tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ” với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn diễn biến vụ kiện cũng như đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hạn chế ảnh hưởng của Luật thuế Chống bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này trong thời gian tới. Đề tài này được viết dựa trên các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan và được chia làm 3 chương : Chương I : Khái quát chung về Luật chống bán phá giá của Mỹ; Chương II : Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Mỹ; Chương III : Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại Thương, đến các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trong suốt 5 năm năm học vừa qua. Đồng thời, con xin cám ơn Bố mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ để con có được kết quả như ngày hôm nay. Đặc biệt em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em viết đề tài này. Xin chân thành cảm ơn. Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ 1 Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ I. GIỚI THIỆU CHUNG Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơn giá bán của những sản phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bán tại thị trường trong nước của họ hoặc xuất tới thị trường của nước thứ ba, hoặc với giá bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm. Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) và Luật pháp Hoa Kỳ, thì thuế chống bán phá giá có thể bị áp dụng nếu có hai điều kiện được thoả mãn: (1) “Thấp hơn giá trị chuẩn” (Less than fair value - LTFV) hoặc việc bán phá giá phải được xác định là đang tồn tại; và (2) việc bán hàng hoá với giá “thấp hơn giá bán thông thường” phải đang gây ra hoặc đang đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ. Nếu hai điều kiện trên được thoả mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành áp đặt các mức thuế tương đương với khoản được xác định bởi giá trị chuẩn (được xác định khi bán hàng hoá tại thị trường nội địa hoặc tại thị trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất khẩu, khi bán hàng vào thị trường Mỹ. 1. Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ Luật chống bán phá giá năm 1916 là Luật chống bán phá giá đầu tiên của Mỹ được ban hành với mục đích cụ thể là chống bán phá giá. Văn bản luật này quy định các chế tài dân sự và hình sự áp dụng đối với các hành vi bán hàng nhập khẩu với một giá về cơ bản thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường hoặc thấp hơn giá bán buôn, với ý định phá hoại hay gây tổn hại tới 2 Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ một ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ. Luật chống bán phá giá năm 1916 vẫn còn giá trị cho đến ngày nay cho dù nó ít khi được sử dụng một cách thường xuyên. Trước năm 1980, các biện pháp quản lý phá giá của Hoa Kỳ đều được Luật chống bán phá giá năm 1916 điều chỉnh. Luật này được thay thế bởi Luật Hiệp định thương mại năm 1979, bổ sung thêm mục VII mới vào Luật thuế quan năm 1930 nhằm giải quyết cả hai vấn đề thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp, và chuyển giao trách nhiệm quản lý luật chống bán phá giá từ Bộ Tài chính sang Bộ Thương mại. Mục VII sau đó đã được sửa bằng Luật thuế quan và thương mại ban hành năm 1984, Luật cạnh tranh và thương mại năm 1988 và gần đây nhất là các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay tháng 12/1994 (URAA). Trong đó Mục II của Các hiệp định của vòng đàm phán Uruguay bổ sung thêm các quy định của Hiệp định về thực thi điều VI của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) – Hiệp định về chống bán phá giá của WTO tại vòng đàm phán Uruguay. Ngoài các điều khoản sửa đổi do Hiệp định vòng đàm phán Uruguay yêu cầu, URAA còn bao gồm một vài thay đổi hơn nữa trong luật chống bán phá giá như sự sửa đổi của các quy định về chống lại âm mưu bán phá giá. Các quy định chi tiết về các trình tự và thủ tục được sử dụng trong quá trình điều tra phá giá đã được ban hành sau đó. 2. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành Vụ quản lý thương mại quốc tế (ITA) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” với chức năng cơ bản là thi hành Luật chống bán phá giá và chức năng cụ thể là xác định xem hàng hoá được điều tra có đang được bán phá giá hay không sau khi đã tiến hành điều tra. Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), một cơ quan liên bang độc lập, sẽ xác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm cùng loại đó bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do hàng hoá nhập khẩu gây nên hay 3 Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ không. Hai cơ quan này thực thi nhiệm vụ của mình một cách đồng bộ và thông báo cho nhau về bất cứ quyết định nào. Một quyết định cuối cùng phủ định việc bán phá giá của một trong hai cơ quan này hoặc quyết định sơ bộ của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) là không gây thiệt hại thì vụ việc sẽ được chấm dứt điều tra. Tất cả các quyết định cần phải được đăng công báo, trong đó phải đưa ra các đánh giá về dữ kiện và kết luận của pháp luật. II. NỘI DUNG LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ 1. Phạm vi điều chỉnh Luật chống bán phá giá của Mỹ cho phép chính quyền Mỹ thu thuế nhập khẩu đặc biệt (được gọi là thuế chống bán phá giá) để bù lại phần thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp ở mức “không công bằng”. Để áp dụng thuế chống bán phá giá, Bộ Thương mại Mỹ (Department of Commerce) và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (US International Trade Commission) phải xác định được hàng hoá nhập khẩu nào đang được bán ở mức thấp hơn giá trị bình thường và gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước. Nếu hai hoặc nhiều hơn nữa các nước bị khiếu nại về trách nhiệm chống phá giá, theo quy định của luật, các bên có quyền yêu cầu Ủy ban Thương mại quốc tế đánh giá số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các nước đã nêu trên nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự trên thị trường Mỹ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra) thì việc điều tra nước đó sẽ dừng lại. Luật này cũng quy định các trường hợp được hưởng miễn trừ ví dụ như đối với Ixraen. Luật chống bán phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp của Mỹ được nộp đơn khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công nghiệp Mỹ có thể đệ trình một đơn khiếu nại, trong đó phải giải thích tại sao 4 Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ việc bán phá giá lại gây thiệt hại cho các công ty của Mỹ lên văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Mỹ theo quy định của WTO. Nếu Đại diện Thương mại Mỹ xác định là có đủ cơ sở để điều tra, họ sẽ đưa yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba yêu cầu họ phải thay Mỹ tiến hành việc chống bán phá giá. Tương tự, theo Hiệp định Chống bán phá giá, trong khuôn khổ Vòng đàm phán Uruguay, Chính phủ một nước thành viên WTO có thể nộp đơn khiếu nại tới Đại diện Thương mại Mỹ yêu cầu họ mở một cuộc điều tra chống bán phá giá của một sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ một nước thức ba. Việc huỷ bỏ lệnh chống bán phá giá hoặc đình chỉ việc điều tra có thể xảy ra nếu Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ xác định là việc huỷ bỏ hoặc đình chỉ sẽ không dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành động phá giá. Các bên không đồng ý với đánh giá cuối cùng của Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tế về các vụ chống bán phá giá có thể nộp đơn yêu cầu xử lại lên Toà án Thương mại quốc tế của Mỹ ở New York. Nếu hàng hoá từ Canada hoặc Mêhico, các bên có thể yêu cầu ban hội thẩm lưỡng quốc thuộc NAFTA (North America Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ) kiểm tra hoặc có thể kháng cáo lên Toà án Thương mại Quốc tế. 2. Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá Muốn được khởi kiện, nguyên đơn phải là một cá nhân, tổ chức có liên quan, ví dụ như là nhà sản xuất hay một tổ chức, hiệp hội nằm trong một khu vực, ngành sản xuất mà có hàng hoá đang phải cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu. Để có sự ủng hộ của số đông các thành viên trong khu vực, ngành sản xuất, Luật đòi hỏi nguyên đơn phải có thẩm quyền đại diện, ít nhất là phải có trên 25% tổng số sản phẩm của loại hàng đang cạnh tranh. 3. Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ Trình tự một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ gồm 6 giai đoạn: [...]... chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ của tất cả các đơn vị kinh doanh mặt hàng đang tham dự điều tra trong thời gian điều tra tại thị trường của nước xuất khẩu, hoặc nếu hàng không có thị trường bản xứ, các thông tin của một thị trường thứ ba, nơi có bán sản phẩm đó < Phần C hỏi về con số thống kê các dịch vụ bán hàng ở Mỹ trong thời gian điều tra để thẩm định giá xuất khẩu và giá xuất hình thành của. .. quả của các hoạt động bán hàng khác nhau và một trường hợp Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 16 Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ mẫu của những chênh lệch giá phù hợp khi bán cùng một hàng hoá cho các cấp độ bán hàng khác nhau ở thị trường nước ngoài Để xác định hành vi bán phá giá từ một nước có nền kinh tế phi thị trường, thông thường Bộ Thương mại sẽ tính giá trị chuẩn bằng cách... biết về quá trình thẩm tra này Nếu bên bị thẩm tra hay chính phủ nước ngoài phản đối việc thẩm tra, Bộ Thương mại sẽ không tiến hành thẩm tra mà thay vào đó Bộ Thương mại sẽ sử dụng các “dữ kiện thực tế sẵn có” để đưa ra quyết định của mình Bộ Thương mại viết báo cáo theo tiến trình thẩm Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 10 Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ tra và đồng thời tạo cơ... sản xuất Canada bán ra cùng một số lượng hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ và Canada với giá là 100$/1 đơn vị và 1 tuần sau bán số lượng Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 25 Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ như vậy tại hai thị trường trên với giá 200$/1 đơn vị, giá trị chuẩn của hàng hoá đó sẽ là 150$/1 đơn vị Theo phương pháp tính trước đây của Hoa Kỳ, khi 2 giá bán của hai giao dịch... việc bán hàng sang thị trường Hoa Kỳ trong suốt giai đoạn điều tra Theo phương pháp tính của Bộ Thương mại trước Vòng Đàm phán Uruguay, thì các giá trị trung bình tại thị trường nội địa thường được so sánh với các giá giao dịch xuất khẩu riêng Theo quy định tại điều 2.4.2 của Hiệp định Chống bán phá giá, hiện nay Bộ Thương mại thường xác định và tính toán các biên độ phá giá trên cơ sở so sánh các giá. .. xuất, bán thử nghiệm và bán với số lượng rất nhỏ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 18 Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ 6.1.3 Tính khả thi ở thị trường trong nước hoặc doanh số bán hàng trong nước của nước thứ ba Giá trị chuẩn được căn cứ vào việc bán hàng tương tự ở thị trường nội địa của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nếu doanh số bán hàng được coi như là đủ để có thể đưa ra một... trên thị trường khi so sánh với những nhà sản xuất khác 6.4.2 Sản lượng chế định Hiệp định Uruguay 1994 đã đưa khái niệm “sản lượng chế định” vào phương pháp của Hoa Kỳ để xác định thiệt hại vật chất trong điều tra thuế chống bán phá giá Khái niệm này được đưa ra dựa trên thực tế rằng một vài sản phẩm thuộc đối tượng của các vụ điều tra giải quyết tranh chấp thương mại có thể được bán ra vừa như là những. .. bỏ lệnh của Uỷ ban Thương mại quốc tế tròng vòng 60 ngày vì những lý do chính trị” Hàng năm vào chính ngày lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành, các bên có cơ hội đưa ra yêu cầu xem xét lại theo thủ tục hành chính về biên độ phá giá cho một khoảng thời gian một năm kế tiếp đó 4 Bắt đầu điều tra Các cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu trên cơ sở một đơn khiếu kiện yêu cầu điều tra do một... cho các doanh nghiệp nhỏ cần sự giúp đỡ pháp lý trong các quy định của pháp luật thương mại 5 Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không 5.1 Bảng câu hỏi Việc thu thập những thông tin cần thiết để xác định liệu có tồn tại việc bán phá giá hay không và phá giá với mức độ nào sẽ được thực hiện bằng cách Bộ Thương mại Mỹ gửi cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu những mặt hàng đang được điều tra. .. xác Bản báo cáo công việc hành chính (SAA) của URAA chỉ ra rằng “đặc biệt” có thể bao gồm các trường hợp mà khi: (1) một việc bán hàng đơn lẻ tại thị trường nước ngoài tương đương 5% doanh số bán hàng cho Hoa Kỳ; (2) có những kiểm soát hết sức nhậy cảm của Chính phủ đối với việc định giá tại một thị trường nước ngoài mà giá cả tại thị trường đó không thể được xem là tạo cạnh tranh; và (3) có những loại . III NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 75 I. Những bài học rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa Khoá luận tốt nghiệp Phan Thị. Luật chống bán phá giá của Mỹ; Chương II : Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Mỹ; Chương III : Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa. quan trọng và tính thời sự của vấn đề, em xin mạnh dạn chọn đề tài Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ với

Ngày đăng: 03/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan