khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự việt nam

7 6.1K 21
khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam I. Khái niệm đạo luật hình sự ĐLHS của nước CH XHCN Việt Nam là văn bản pháp luật hình sự do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành quy định về tội phạm và hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt, đồng thời quy định những nhiệm vụ và nguyên tắc của LHS Việt Nam. Hình thức thể hiện (nguồn của luật) là VB QPPL, 2 dạng: bộ luật hình sự hoàn chỉnh, VB đơn hành về tội phạm, hình phạt (sắc luật, pháp lệnh, luật sửa đổi bổ sung của Bộ luật HS ). VN không thừa nhận án lệ là nguồn của luật Hình sự. Các VB hướng dẫn của TÁ, VKS, cơ quan điều tra ở TW chỉ là VB nghiệp vụ II. Cấu tạo của đạo luật hình sự 1. Cấu tạo của ĐLHS: Bộ luật hình sự được chia làm hai phần: phần chung và phần các tội phạm 2. Cấu tạo của QPPL HS Quy phạm pháp luật hình sự là quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng cách áp dụng hình phạt đối với người phạm tội QPPL hình sự được chia làm hai phần: phần chung và phần các tội phạm Cơ cấu: theo lý thuyết thì có 3 phần giả định, quy định, chế tài, - Quy định giản đơn: là loại quy định chỉ nêu tên tội danh, không cần có những mô tả chi tiết về dấu hiệu pháp lý của tội danh hoặc chỉ nêu những dấu hiệu chung nhất trong số các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Chúng ta thường bắt gặp loại quy định này ở những trường hợp mà hành vi phạm tội quá rõ ràng, dễ nhận biết. Ví dụ: Điều 93 quy định “Người nào giết người ”, Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Người nào trộm cắp tài sản…”…v.v… - Quy định mô tả: là loại quy định được áp dụng đối với những hành vi phạm tội có tính chất phức tạp, dễ bị nhầm lẫn với các hành vi khác. Quy định mô tả thì ngoài tên tội danh còn xác định trực tiếp trong luật các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của cấu thành tội phạm cụ thể. Ví dụ: Điều 133 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản ”. - Quy định viện dẫn: là loại quy định trong đó nhà làm luật chỉ nêu tên gọi tội phạm hoặc chỉ nêu điều kiện để áp dụng chế tài mặc dù đây cũng là các tội phạm có tính chất phức tạp. Để xác định dấu hiệu pháp lý của tội phạm đó cần xem xét các điều luật khác. Các điều luật này có thể nằm trong Bộ luật hình sự, một đạo luật hoặc một văn bản luật điều chỉnh trong lĩnh vực khác. Ví dụ: Điều 114 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ”. Hành vi cưỡng dâm trẻ em cũng thật sự phức tạp, khó nhận biết và cần thiết phải được mô tả rõ ràng về các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nhà các làm luật đã không làm như thế là bởi vì họ đã mô tả hành vi cưỡng dâm tại Điều 113 rồi là “Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc vào mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu ”. Vì vậy, muốn xác định cấu thành tội phạm của tội này chúng ta phải tra cứu Điều 113. Phần chế tài là phần mang tính bắt buộc của quy phạm pháp luật phần các tội phạm (ngoại trừ một số quy phạm pháp luật mang tính chất hướng dẫn như Điều 292, 315…). Đó là phần thể hiện sự đánh giá của Nhà nước đối với hành vi phạm tội và được định lượng bằng mức và loại hình phạt. Có các loại chế tài sau: - Chế tài tương đối dứt khoát: nêu lên mức thấp nhất và mức cao nhất của một khung hình phạt (có trường hợp chỉ nêu mức cao nhất). Loại chế tài này ít gặp trong các quy định của phần riêng Bộ luật hình sự hiện hành vì nó không tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật hình sự trong việc phân hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt. Ví dụ, Điều 150 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Người nào giao cấu…thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. - Chế tài lựa chọn: là loại chế tài trong đó Nhà làm luật nêu nhiều loại hình phạt để Toà án lựa chọn. Loại chế tài này thường gặp trong các quy định của phần riêng Bộ luật hình sự. Chẳng hạn, Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ…thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. Khi quy định chế tài lựa chọn, thẩm quyền và khả năng của Toà án được mở rộng, có điều kiện thực hiện nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt. - Chế tài dứt khoát: Luật hình sự Việt Nam hiện chưa có quy phạm pháp luật nào quy định chế tài dứt khoát: chỉ quy định một mức hình phạt đối với một loại hình phạt. Chế tài này đã từng được quy định trong Luật Hồng Đức, Luật Gia Long, Luật hình sự của chế độ Việt Nam Cộng hoà. Ví dụ, Điều 278 Bộ hình luật 1972 quy định: “Sẽ bị phạt khổ sai chung thân người nào làm giả ấn tín quốc gia hay dùng ấn tín giả ấy…” III. Hiệu lực của đạo luật HS: Hiệu lực của đạo luật hình sự là chỉ rõ giá trị áp dụng về không gian và thời gian đối với hành vi phạm tội 1. Theo không gian: Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. mọi hành vi trên lãnh thổ VN (căn cứ Điều 1 Hiến pháp, đất liền dựa vào biên giới, trời ,biên giới nhìn vuông góc lên, vùng biển, đảo, theo công ước quốc tế) . Ngoại trừ: không thể thực hiện quyền tài phán với người nước ngoài có chức vụ 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "có thể: tùy trường hợp cần thiết" bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với "người không quốc tịch thường trú" ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. 2. Theo thời gian: 1/7/2000, 1/1/2010 Luật được áp là luật có hiệu lực.  Hành vị kéo dài, thời điểm thực hiện tội phạm được tính là thời điểm cuối cùng > Áp dụng thời gian đó.  Hiệu lực hồi tố: hành vi xảy ra kéo dài và kết thúc trước khi luật có hiệu lực thi hành, sau đó phát hiện và xét xử sau đó.  2 trường hợp hồi tố: bảo vệ lợi ích xã hội > tội diệt chủng Ponpot lúc đó ko quy định có lợi cho người phạm tội. . Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam I. Khái niệm đạo luật hình sự ĐLHS của nước CH XHCN Việt Nam là văn bản pháp luật hình sự do cơ quan quyền lực Nhà. III. Hiệu lực của đạo luật HS: Hiệu lực của đạo luật hình sự là chỉ rõ giá trị áp dụng về không gian và thời gian đối với hành vi phạm tội 1. Theo không gian: Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình. dẫn của TÁ, VKS, cơ quan điều tra ở TW chỉ là VB nghiệp vụ II. Cấu tạo của đạo luật hình sự 1. Cấu tạo của ĐLHS: Bộ luật hình sự được chia làm hai phần: phần chung và phần các tội phạm 2. Cấu

Ngày đăng: 03/07/2014, 18:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan