Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 6) docx

4 428 8
Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 6) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 6) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.1. Phân tích thành phần sinh hoá của máu: 2.1.1. Urê : - Urê là một nitơ phi protein trong máu, có phân tử lượng 60,1; là sản phẩm của chuyển hoá đạm và được đào thải chủ yếu qua thân. Nồng độ urê máu bình thường là 1,7-8,3 mmol/l (10- 50mg/l). Khi có suy thân (mức lọc cầu thân <60ml/ph) thì nồng độ urê trong máu tăng. - Mức độ tăng urê trong máu không hoàn toàn tương ứng với mức độ nặng của suy thân, vì có nhiều yếu tố ngoài thân ảnh hưởng tới nồng độ urê trong máu (như: chế độ ăn nhiều protein, sốt, có ổ mủ trong cơ thể, chảy máu đường tiêu hoá ). - Bản thân urê máu ít độc, nhưng urê đại diện cho các nitơ phi protein trong máu khác rất độc với cơ thể như: các hợp chất của guanidin, các chất có phân tử lượng trung bình Các chất này bị ứ đọng trong máu và tăng song song với urê máu ở bệnh nhân suy thân mạn. Vì urê dễ định lượng, nên trong lâm sàng, định lượng urê trong máu thường được sử dụng để đánh giá và theo dõi mức độ suy thân. 2.1.2. Creatinin: - Creatinin cũng là một nitơ phi protein trong máu, là sản phẩm thoái biến của creatin; creatinin không độc, có nồng độ ổn định trong máu và được đào thải qua thân. Nồng độ bình thường trong máu của creatinin là 44-106àmol/l (0,5-1,5mg/dl). - Nồng độ creatinin trong máu không phụ thuộc vào chế độ ăn và các thay đổi sinh lý khác mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng cơ của cơ thể (khối lượng cơ của một cá thể rất ít thay đổi từ ngày này qua ngày khác). Khi có suy thân thì creatinin trong máu tăng. Mức độ tăng creatinin trong máu tương ứng với mức độ nặng của suy thân. Vì vậy, nồng độ creatinin trong máu phản ánh chức năng thân tốt hơn nồng độ urê máu. 2.1.3. Protein: - Bình thường, nồng độ protein toàn phần trong huyết thanh là 60-80g/l; trong đó albumin 45- 55g/l, globulin 25-35g/l , tỷ lệ albumin/globulin (A/G) là 1,3-1,8. - Trong các bệnh thân mạn tính thì protein trong máu giảm do: mất qua nước tiểu; rối loạn tổng hợp protein; chế độ ăn hạn chế protein. Đặc biệt là trong hội chứng thân hư, protein máu giảm thấp <60g/l, albumin máu giảm <30g/l, tỷ lệ A/G <1. 2.1.4. Lipit: Trong các bệnh cầu thân thường thấy lipit máu tăng, đặc biệt là trong hội chứng thân hư thì lipit máu tăng rất cao. 2.1.5. Điện giải: + Natri: trong các bệnh thân thì nồng độ natri trong máu thường giảm, đặc biệt trong các bệnh ống-kẽ thân mạn tính. + Kali: khi có đái ít, nhất là khi có vô niệu thì kali máu có thể tăng. Các yếu tố làm tăng nhanh nồng độ kali máu là: nhiễm toan, chảy máu tiêu hoá, các tình trạng huỷ hoại tế bào nhiều (như có ổ mủ trong cơ thể), chế độ ăn nhiều kali Khi kali máu tăng cao trên 6,5mmol/l thì có thể gây ngừng tim và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân vô niệu. . Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 6) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.1. Phân tích thành phần sinh hoá của máu: 2.1.1. Urê : -. 2.1.4. Lipit: Trong các bệnh cầu thân thường thấy lipit máu tăng, đặc biệt là trong hội chứng thân hư thì lipit máu tăng rất cao. 2.1.5. Điện giải: + Natri: trong các bệnh thân thì nồng độ. trong máu, là sản phẩm thoái biến của creatin; creatinin không độc, có nồng độ ổn định trong máu và được đào thải qua thân. Nồng độ bình thường trong máu của creatinin là 44-106àmol/l (0,5-1,5mg/dl).

Ngày đăng: 03/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan