ỨNG DỤNG DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG

7 946 6
ỨNG DỤNG DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ỨNG DỤNG DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG  Câu 1: Kết quả về mặt di truyền trong giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn bắt buộc là: A. Làm tăng sự xuất hiện đột biến gen B. Tạo ra sự đa hình về kiểu gen C. Tăng tần số trao đổi chéo trong giảm phân D. Làm giảm tỷ lệ thể dị hợp và tăng tỷ lệ thể đồng hợp trong quần thể Câu 2: Tác dụng của các tia phóng xạ trong việc gây ra đột biến nhân tạo là: A. Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội B. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc C. Kích thích và iôn hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN D. Gây ra đột biến cấu trúc NST Câu 3: Các dạng tứ bội nào sau đây có thể tạo ra được khi xử lý các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân Cônsixin: 1.AAAA; 2. AAAa; 3. AAaa; 4. Aaaa; 5. aaaa. A. 1, 3, 5 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4. Câu 4: Trong kĩ thuật di truyền, nguời ta thường dùng trực khuẩn E.coli làm tế bào nhận vì: A. Số luợng cá thể nhiều B. Cấu tạo cơ thể đơn giản C. Dễ nuôi D. Sinh sản rất nhanh Câu 5: Kĩ thuật di truyền là: A. Kỹ thuật làm thay đổi cấu trúc của gen B. Kỹ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc hoá học của axit nucleic và di truyền vi sinh vật C. Kỹ thuật làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể D. Kỹ thuật tác động làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể. Câu 6: Kỹ thuật cấy gen là: A. Thao tác chuyển phân tử ADN từ tế bào này sang tế bào khác B. Thao tác làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào C. Thao tác chuyển một đoạn ADN từ tế bào này sang tế bào khác thông qua sử dụng plasmit hoặc vi rut làm thể truyền D. Thao tác chuyển nhiễm sắc thể từ tế bào này sang tế bào khác Câu 7: 5 - Brôm uraxin có tác dụng gây đột biến gen dạng: A. Thay thế Nucleotit này bằng Nucleotit khác B. Vừa thêm vừa thay thế Nucleotit C. Làm mất một Nucleotit D. Đảo vị trí một Nucleotit Câu 8: Để tăng cường tỉ lệ kết dính trong dung hợp hai tế bào trần để tạo ra tế bào lai người ta thường bổ sung vào môi trường nuôi cấy : A. Polietylen B. Vi rút Xenđê C. Các enzim D. Hoocmôn sinh trưởng Câu 9: Enzim được sử dụng trong kỹ thuật cấy gen là: A. Enim cắt là Restrictaza, enim nối là Ligaza B. Enzim cắt là ADN-polymeraza, enzim nối là enzim ARN-polymeraza C. Enzim cắt là lipaza, enzim nối là proteaza D. Enzim cắt là amilaza, enzim nối là lipaza Câu 10: Tác nhân làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể để tự bảo vệ không khởi động kịp gây chấn thương bộ máy di truyền là: A. Phóng xạ. B. Tia hồng ngoại. C. Cônsixin. D. Sốc nhiệt. Câu 11: Để gây đột biến hoá học ở cây trồng thường người ta không dùng cách: A. Tiêm dung dịch hoá chất vào thân cây B. Ngâm hạt khô trong dung dịch hoá chất. C. Ngâm hạt đang nẩy mầm trong dung dịch hoá chất. D. Tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ. Câu 12: Trong kỹ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được tạo ra từ: A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào 1 đoạn ADN của tế bào nhận B. ADN tế bào cho sau khi được nối vào 1 đoạn ADN của tế bào nhận C. ADN của plasmit sau khi được nối thêm vào 1 đoạn ADN của tế bào cho. D. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào 1 đoạn ADN của tế bào cho Câu 13: Công trình nghiên cứu cơ thể song nhị bội của Cacpêsenkô tiến hành trên đối tượng: A. Lừa x Ngựa B. Cá chép x Cá diếc C. Cỏ Châu Âu x Cỏ Châu Mĩ D. Cải củ x Cải bắp Câu 14: Giống bông đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ được tạo ra bằng phương pháp: A. Chon lọc giống B. Chuyển gen C. Gây đột biến nhân tạo D. Lai giống Câu 15: Người ta không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống là vì: A. Khả năng chống chịu kém. B. Tính di truyền không ổn định. C. Sinh trưởng, phát triển chậm. D. Khả năng sinh sản chậm. Câu 16: Hiện tượng thoái hoá giống ở những loài sinh sản hữu tính là do: A. Tự thụ phấn, giao phối cận huyết B. Lai khác thứ C. Lai khác dòng D. Lai khác loài, khác chi. Câu 17: Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng: A. Vi sinh vật, hạt phấn, bào tử. B. Hạt khô và bào tử. C. Hạt phấn và hạt nẩy mầm. D. Hạt nẩy mầm và vi sinh vật. Câu 18: Trong chăn nuôi người ta dùng phương pháp lai nào sau đây để sử dung ưu thế lai: A. Lai khác thứ. B. Lai luân phiên C. Lai kinh tế D. Giao phối cận huyết. Câu 19: Chän lọc cá thể một lần được áp dụng cho: A. Cây nhân giống vô tính và cây tù thụ phấn B. Cây tự thụ phấn và giao phấn C. Cây nhân giống hữu tính D. Cây giao phấn Câu 20: Plasmit là: A. Phân tử ADN dạng vòng trong tế bào chất của vi khuẩn B. Phân tử ADN của vi rut C. Các bào quan trong tế bào chất của virút D. Các bào quan trong tế bào chất của vi khuẩn Câu 21: Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích: A. Cải tiến giống B. Tạo dòng thuần C. Tạo ưu thế lai D. Tạo giống mới Câu 22: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở con lai từ phép lai nào sau đây: A. Aabbddee x aabbDdEe. B. AAbbDDEE x aaBBddee. C. AabbDdEe x aaBBddEE. D. AABBDDEE x AABBDDEE. Câu 23: Hiện tượng nào sau đây không xuất hiện khi cho giao phối cận huyết: A. Tạo dòng thuần B. Gây hiện tượng thoái hoá. C. Tạo ưu thế lai D. Làm tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp, xuất hiện quái thai dị hình. Câu 24 Giao phối cận huyết là hiện tượng: A. Giao phối giữa các cá thể động vật có cùng kiểu gen B. Giao phối giữa các cá thể động vật có cùng bố mẹ và giao phối giữa bố mẹ với con cái ở động vật C. Lai giữa các cá thể thực vật cùng 1 loài D. Lai giữa các cá thể động vật cùng 1 loài Câu 25: Cơ chế tác dụng của tia tử ngoại trong việc gây đột biến nhân tạo là gây: A. Kích thích và ion hoá nguyên tử khi xuyên qua mô sống B. Ion hoá các nguyên tử khi chúng xuyên qua mô sống C. Kích thích các nguyên tử khi chúng xuyên qua mô sống D. Kích thích nhưng không gây ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. Câu 26: ADN nhiễn sắc thể và ADN plasmit có chung đặc điểm nào sau đây: A. Nằm trong nhân tế bào B. Có khả năng tự nhân đôi C. Có số lượng nuclêôtit như nhau D. Có cấu trúc xoắn kép Câu 27: Tạo ưu thế lai người ta thường dùng phương pháp chủ yếu là: A. Lai khác dòng B. Lai dòng thuần C. Lai khác loài D. Lai khác thứ. Câu 28: Lai cải tiến giống là : A. Lai giữa các giống trong nước để làm tăng vốn gen trong quần thể vật nuôi. B. Lai gần để củng cố vốn gen quý của vật nuôi, cây trồng. C. Lai xa để tạo ra con lai có đặc điểm di truyền mới D. Dùng một giống có năng suất cao để cải tiến một giống có năng suất thấp. Câu 29: Song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách: A. Gây đột biến nhân tạo bằng 5- Brôm uraxin. B. Gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ C. Gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin D. Lai xa kèm đa bội hoá Câu 30: Nhược điểm nào dưới đây không phải là kết quả của chọn lọc hàng loạt: A. Kiểm tra được kiểu gen của cá thể B. Chọn lọc kiểu hình. C. Tích lũy các biến dị có lợi qua thời gian dài. D. Đạt hiệu quả với những tính trạng có hệ số di truyền cao Câu 31: Lai kinh tế là phép lai được thực hiện bằng cách: A. Lai giữa 2 loài khác nhau rồi dùng F1 vào sản xuất và dùng làm sản phẩm. B. Lai giữa các cá thể có quan hệ huyết thống rồi dùng F1 vào sản xuất và dùng làm sản phẩm. C. Lai giữa các dạng bố mẹ thuộc hai giống thuần chủng khác nhau rồi dùng F1 vào sản xuất và dùng làm sản phẩm. D. Lai giữa các dạng bố mẹ thuộc hai giống thuần chủng khác nhau rồi dùng F1 để nhân giống. Câu 32: Phương pháp được dùng phổ biến trong lai kinh tế ở nước ta hiện nay là: A. Lai giữa hai giống cao sản trong nước. B. Lai giữa con đực thuộc giống trong nước với con cái cao sản thuộc giống nhập nội. C. Lai giữa hai giống cao sản nhập nội. D. Lai giữa con cái thuộc giống trong nước với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Câu 33: Phương pháp lai kinh tế có ý nghĩa trong thực tiễn: A. Tận dụng ưu thế lai vào sản xuất. B. Tạo ra dòng thuần để làm giống. C. Củng cố tính trạng mong muốn. D. Cải tiến giống. Câu 34: Xác định ý sai trong câu sau: Ưu thế lai được biểu hiện rõ nhất ở F1 là: A. Sức sống cao B. Năng suất cao C. Tạo ra loài mới D. Sức chống chịu tốt Câu 35: Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở : A. Quần thể giao phối B. Loài sinh sản hữu tính C. Quần thể tự phối D. Loài sinh sản sinh dưỡng Câu 36: Phương pháp chọn giống chủ yếu đối với vi sinh vật : A. Gây đột biến nhân tạo và chọn lọc. B. Lai hữu tính. C. Lai giống. D. Lai hấp thụ Câu 37: Ưu điểm nổi bật được thể hiện của lai xa là: A. Con lai tiếp nhận được những đặc điểm tốt của 2 loài bố mẹ. B. Con lai mang cho đặc điểm của bố hoặc mẹ. C. Dễ thực hiện phép lai, ít tốn kém. D. Con lai có khả năng sinh sản mạnh. Câu 38: Nhược điểm của phương pháp lai xa là? A. Con lai mang đặc điểm của bố hoặc mẹ. B. Khó tiến hành phép lai và con lai thường không có khả năng sinh sản. C. Con lai có khả năng sinh sản mạnh. D. Con lai có sức sống kém hơn bố mẹ. Câu 39: Kĩ thuật di truyền có thể cho phép: A. Tạo đột biến NST làm nguồn nguyên liệu cho chọn giống B. Sản xuất trên qui mô công nghiệp các sản phẩm sinh học nhờ vi khuẩn C. Tăng cường biến dị tổ hợp D. Tạo đột biến gen làm nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống. Câu 40: Trong tác nhân sau, tác nhân nào gây ức chế sự hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào : A. Côsixin B. Tia tử ngoại C. Tia phóng xạ D. Sốc nhiệt Câu 41: Hiện tượng bất thụ trong lai xa ở động vật: A. Khắc phục bằng phương pháp gây đột biến gen B. Không có phương pháp khắc phục. C. Khắc phục bằng phương pháp tạo ưu thế lai. D. Khắc phục bằng phương pháp gây đột biến đa bội. Câu 42: Cơ thể song nhị bội là cơ thể có tế bào mang: A. Bộ nhiễm sắc thể đa bội lẻ. B. Bộ nhiễm sắc thể của bố và mẹ khác nhau. C. Hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bố và mẹ thuộc hai loài khác nhau. D. Bộ nhiễm sắc thể da bội chẵn. Câu 43: Tìm ý sai: Hiện tượng thoái hoá giống sẽ xảy ra khi cho động vật giao phối cận huyết được biểu hiện: A. Sức sinh sản giảm, xuất hiện quái thai, dị hình B. Sinh trưởng phát triển bình thường C. Tạo ra nhiều kiểu gen và kiểu hình mới D. Nhiều bệnh di truyền bộc lộ ở thế hệ sau Câu 44: Trong kỹ thuật cấy gen thể truyền được sử dụng là : A. Thực khuẩn thể và vi khuẩn B. Plasmit và nấm men C. Plasmit và vi khuẩn D. Thực khuẩn thể và Plasmit Câu 45: Tia tử ngoại là loại tia bức xạ: A. Có bước sóng ngắn đến . B. Có bước sóng dài hơn . C. Có bước sóng dài. D. Có bước sóng ngắn . Câu 46: Để hạ giá thành sản xuất thuốc chữa bệnh tiểu đường, người ta dùng plamit làm thể truyền để chuyển gen mã hoá hoocmôn của người vào vi khuẩn E.coli: A. Glucagon. B. Tiroxin. C. Insulin. D. Cả A và C Câu 47: Trong chọn giống, để tạo giống mới, người ta chủ yếu sử dụng phép lai: A. Lai tế bào. B. Lai khác loài. C. Lai khác dòng. D. Lai khác thứ. Câu 48: Một cơ thể thực vật, có kiểu gen AaBb sau quá trình tự thụ phấn kết hợp với chọn lọc có thể tạo ra bao nhiêu dòng thuần về 2 tính trạng trội (biết rằng A trội hoàn toàn so với a)? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 49: Một cá thể với kiểu gen AaBbDd sau một thời gian dài thực hiện giao phối gần sẽ xuất hiện bao nhiêu dòng thuần? A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 50: Để tạo ưu thế lai về chiều cao ở cây thuốc lá ,ngươi ta tiến hành lai giữa hai thứ:một thứ có chiều cao trung bình 120cm,một thứ có chiều cao trung bình 72cm.Ở F1 cây lai có chiều cao trung bình là 108cm.Dự đoán chiều cao trung bình của những cây ở F2: A. 108cm B. 102cm C. 114cm D. 110cm Câu 51: Chọn giống động vật thường tiến hành: A. Những thể đột biến có lợi được chọn lọc rồi trực tiếp nhân thành giống mới. B. Lai giống rồi chọn lọc. C. Không có phương pháp chọn lọc. D. Gây đột biến rồi chọn lọc. Câu 52: Ở thực vật, để duy trì ưu thế lai, người ta sử dụng phương pháp: A. Lai luân phiên B. Cho sinh sản sinh dưỡng C. Lai khác loài. D. Cho tự thụ phấn kéo dài Câu 53: Ion nào dưới đây cần được dùng để đưa ADN vào trong tế bào nấm men? A. Na+ B. K+ C. Mg++ D. Ca++ Câu 54: Để tạo ưu thế lai khâu quan trọng nhất là: A. Tạo ra các dòng thuần B. Thực hiện được lai khác dòng C. Thực hiện được lai khác loài D. Thực hiện được lai kinh tế Câu 55: Nhiệm vụ của ngành chọn giống là: A. Tạo ra những giống mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất. B. Chọn lọc các cá thể có những biến dị tốt. C. Cải tiến những giống hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất. D. Cải tiến những giống hiện có, tạo ra những giống mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Câu 56: Trong chọn lọc cá thể để chọn được những dòng tốt nhất người ta tiến hành: A. phải chọn lọc cá thể nhiều lần mới đủ để đánh gía B. So sánh giữa các dòng và so sánh với giống khởi đầu C. Kết hợp cả đánh giá dựa trên kiểu hình và kiểm tra kiểu gen D. tất cả đều đúng Câu 57: Mục đích của việc lai thuận nghịch giữa các dòng thuần chủng trong việc tạo ưu thế lai là: A. Tạo ra tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. B. Tìm gen trội có lợi. C. Tìm gen trội có lợi và làm cho gen lặn biểu hiện thành kiểu hình. D. Làm cho gen lặn biểu hiện thành kiểu hình. Câu 58: Phương pháp chọn lọc cá thể một lần có thể áp dụng với đối tượng là: A. Dòng tự thụ phấn. B. Dòng tự thụ phấn và sinh sản vô tính. C. Dòng sinh sản vô tính. D. Cây giao phấn. Câu 59: Để cung cấp giống cho sản xuất người ta sử dụng phương pháp: A. Gây đột biến B. Lai giống C. Phối hợp lai giống và gây đột biến D. Chọn lọc hàng loạt Câu 60: Với 2 gen alen A, a, thế hệ ban đầu chỉ gồm các cá thể kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ thứ 3 tỉ lệ cơ thể dị hợp tử và đồng hợp tử sẽ là: A. Aa = 12.5%; AA = aa = 43.75% B. Aa = 12.5%; AA = aa = 87.5% C. Aa = 25%; AA = aa = 75% D. Aa = 25%; AA = aa = 37.5% . ỨNG DỤNG DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG  Câu 1: Kết quả về mặt di truyền trong giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn bắt buộc là: A gen và kiểu hình mới D. Nhiều bệnh di truyền bộc lộ ở thế hệ sau Câu 44: Trong kỹ thuật cấy gen thể truyền được sử dụng là : A. Thực khuẩn thể và vi khuẩn B. Plasmit và nấm men C. Plasmit và. thể truyền để chuyển gen mã hoá hoocmôn của người vào vi khuẩn E.coli: A. Glucagon. B. Tiroxin. C. Insulin. D. Cả A và C Câu 47: Trong chọn giống, để tạo giống mới, người ta chủ yếu sử dụng

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:00

Mục lục

  • ỨNG DỤNG DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan