Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013

63 2.4K 20
Học thuyết hình thái kinh tế  xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng  học thuyết hình thái kinh tế  xã hội vào sự phát triển kinh tế  xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013.

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013 Huế, tháng 5 năm 2014 Giảng viên hướng dẫn ThS. Phan Doãn Việt Sinh viên thực hiện Võ Thị Nhứt Lớp: Triết K34 1 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Khoa học, Khoa Lý luận Chính trị, đặc biệt là giảng viên - Thạc sĩ Thái Thị Khương đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tuy đã cố gắng rất nhiều song khóa luận chắc chắc còn nhiều thiếu sót, rất mong quý thầy cô xem xét và góp ý để cho khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Huế, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Võ Thị Nhứt MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 6 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp của đề tài 8 7. Kết cấu của đề tài 8 B. PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1 9 HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 9 TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 9 1.1. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin 9 1.1.1. Cơ sở lí luận và phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 9 1.1.2. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái kinh tế - xã hội 12 1.1.3. Quá trình hình thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác – Lênin và sự phát triển của Lênin 26 1.2. Nội dung chủ yếu của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 31 1.2.1. Khái niệm học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 31 1.2.2. Cấu trúc xã hôi, phạm trù của hình thái kinh tế – xã hội 33 1.2.1.1. Cấu trúc xã hội của hình thái kinh tế - xã hội 33 1.2.2.2. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội 34 1.3. Biện chứng về sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội 37 1.3.1.Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 37 1.3.2. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng 40 1.4. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hôi là một quá trình lịch sử tự nhiên 41 CHƯƠNG 2 45 3 Ý NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI XÃ HÒA CHÂU, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 45 2.1. Ý nghĩa và giá trị của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 45 2.2. Đôi nét về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng 47 2.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2013 50 2.4. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 56 2.4.1. Kinh tế 56 2.4.2. Về xã hội 57 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội được hình thành, phát triển bắt nguồn từ những tư tưởng triết học về lịch sử trước đó của loài người. Từ lịch sử xa xưa, trải qua bao thời gian đến nay dù ở thời đại nào, xã hội nào thì hình thái kinh tế - xã hội cũng luôn tồn tại và phát triển hoặc tụt lùi theo sự phát triển của xã hội đó. Để biết được một đất nước nào đó lớn mạnh và phát triển hoặc ngược lại ta hãy nhìn vào hình thái kinh tế - xã hội của nước đó. Nói đến hình thái kinh tế - xã hội là ta phải nói đến một chỉnh thể cơ cấu phức tạp chứ không thể nói đến những thứ riêng lẽ được, nó phải đan xen nhau, có quan hệ không thể tách rời nhau được và chính mặt toàn vẹn này thì ta mới có được một hình thái kinh tế - xã hội cần có và phải có. Hình thái kinh tế - xã hội vạch rõ kết cấu cơ bản, phổ biến của mọi xã hội, quy luật vận động và phát triển của xã hội. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là biểu hiện tâp trung của quan niệm duy vật về lịch sử. Đó là một hình thái có hệ thống, có cơ sở khoa học nhất từ trước tới nay về xã hội và ngày càng tỏ rõ sức sống mãnh liệt của nó trước thử 4 thách của thời gian. Học thuyết này đã khắc phục mọi quan điểm duy tâm về xã hội và cung cấp cho chúng ta cơ sở lí luận khoa học vững chắc trong việc hoạch định các đường lối, chính sách của Đảng ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã cho thấy một ngọn nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao đưa dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đó là đường lối khoa học và cách mạnh của Đảng, được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, và vẫn tiếp tục là kim chỉ nam dẫn dắt chúng ta trên con đường đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển nền kinh tế tri thức nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất – nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Học thuyết hình thái – kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin đã được xã Hòa Châu vận dụng một cách linh hoạt trong mô hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, trên cơ sở đó đề ra những phương hướng, biện pháp, nhiệm vụ cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém đồng thời đưa địa phương trở thành một trong những mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang nói riêng và của thành phố Đà Nẵng nói chung. Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, bản thân chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Hiện nay có những học thuyết, quan điểm công khai phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, hoặc muốn thay thế nó trong vai trò giải thích con đường vận động cơ bản của lịch sử. Do đó, chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội nói riêng đang đứng trước đòi hỏi là phải bảo vệ và chứng tỏ những giá trị, ý nghĩa bền vững của mình, phải nhận thức lại và được phát triển một cách chính xác, sâu sắc, toàn diện và có hệ thống hơn nữa về nội dung khoa học, thì mới có thể tiếp tục đóng vai trò làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cơ bản cho nhận thức khoa học về lịch sử. Những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu như sự phát triển khoa học công nghệ, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, ô nhiễm môi trường,… đòi hỏi mỗi quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp cùng 5 nhau giải quyết. Điều đó, đặt ra những vấn đề có tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình thái kinh tế - xã hội. Là một sinh viên chuyên ngành lí luận chính trị được trao cho mình một hệ tư tưởng tiến bộ nhất, khoa học nhất và cách mạng nhất thì việc lựa chọn lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin nhất là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và vận dụng nó vào thực tiễn Việt Nam nói chung hay thực tiễn tại một điạ phương như xã Hòa Châu nói riêng là một việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Với những lí do trên Tôi chọn đề tài “ Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội – một phát kiến vĩ đại của C.Mác về tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, đặc biệt là sự vận dụng học thuyết đó vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở nước ta được nhiều nhà lý luận, nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Mỗi tác giả đều có một cách xem xét, đề cập, đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều đặt trong hệ thống nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật nói chung và các quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng. Chủ đề học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác – Lênin là đề tài được rất được nhiều nhà nghiên cứu Mácxit quan tâm và cũng đã không ít công trình được công bố. Đặc biệt, trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học khá công phu đề cập đến vấn đề này nhưng dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở đây, có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như: - TS. Phạm Văn Chung, “ Học thuyết kinh tế - xã hội và lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta”. - GS. TS Nguyễn Duy Qúy, “Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta”. - PGS. TS Đặng Hữu Toàn, “Chủ nghĩa Mác – Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. - GS Đặng Hữu, “Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình CNH – HDH”, Tạp chí cộng sản số 22/2002. 6 - Phạm Ngọc Quang, “Kinh tế tri thức xét từ góc độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất”, Tạp chí triết học số 3(142), 2003. - Lê Văn Giang, “Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cuối thế kỉ XX”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004. - Nguyễn Thị Thủy, “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng của Đảng ta qua Nghị quyết Đại hội 9 của Đảng”, 2005. - Trần Thị Thúy, “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác- Lênin với việc hoạch định con đường lên CNXH ở Việt Nam”, 2006. - Lê Sỹ Minh, “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế qua nghị quyết lần thứ XII và lần thứ XIII”, 2006. Các công trình, tác phẩm tiêu biểu trên đã lí giải nhiều vấn đề căn bản về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, các quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; về quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; sự vận dựng của Đảng ta trong việc vạch ra con đường đi lên của CNXH. Tuy nhiên chưa có công trình, tác phẩm nào nghiên cứu theo hướng của đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại Xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013” Tôi đã có sự tiếp thu, kế thừa những thành tựa đạt được trong các công trình nghiên cứu trên. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là trình bày một cách tổng quát lịch sử hình thành cũng như nội dung và ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Trên cơ sở nội dung của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, vạch ra cơ sở lý luận khoa học và cách mạng trong việc vận dụng cụ thể tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Xã Hòa Châu, từ đó đề ra những phương hướng, nhiệm vụ phát triển trong tình hình mới. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ: - Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lí luận, phương pháp luận, nội dung và ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. - Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương 7 - Đề ra những phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Phân tích, chứng minh và đánh giá giá trị của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội dưới góc độ triết học Mác – Lênin - Quá trình vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại Xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu đề tài : Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng. 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận Đề tài được dựa trên cơ sở những nguyên lí, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu - Phép biện chứng duy vật với những nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể là phương pháp xuyên suốt đề tài. - Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, điều tra, thống kê, vẽ biểu đồ,…để thực hiện đề tài. 6. Đóng góp của đề tài - Từ lập trường triết học Mác – Lênin đề tài đã trình bày có hệ thống các quan điểm nội dung, ý nghĩa về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. - Đề tài là sự vận dụng linh hoạt mối quan hệ biện chứng trong cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời là những phương hướng, nhiệm vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu thành 2 chương, 8 tiết. Chương 1: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác – Lênin 8 Chương 2: Ý nghĩa và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại Xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 1.1. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin 1.1.1. Cơ sở lí luận và phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội sở dĩ là một học thuyết triết học khoa học về lịch sử, vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chính nó, đó là phép biện chứng duy vật hay chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với việc phát hiện ra quy luật vận động của các hình thái kinh tế - xã hội, Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong nhận thức về đời sống xã hội và bắt đầu từ đó việc nhận thức dựa trên một nền tảng thế giới quan mới – thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Thế giới quan khoa học của C.Mác không chỉ cho phép chúng ta phân tích các sự kiện vô cùng phức tạp của xã hội đương đại, mà còn có khả năng nhìn vào chiều sâu lịch sử quá khứ đồng thời cũng có cơ sở dự báo cho một xã hội tương lai. Trong tác phẩm Các Mác, trước khi trình bày “Quan niệm duy vật lịch sử” của C.Mác, Lênin đã trình bày “Chủ nghĩa duy vật triết học” và “Phép biện chứng” như là những học thuyết triết học độc lập của C.Mác so với quan niệm ấy. Lênin viết: “Nhận thấy chủ nghĩa duy vật cũ là không triệt để, chưa hoàn toàn bị và phiến diện nên Mác cho là cần phải làm cho khoa học – xã hội phù hợp với cơ sở duy vật, và dựa vào cơ sở đó để cải tạo khoa học ấy [24;66]. Điều đó chứng tỏ rằng những học thuyết triết học ấy là cơ sở lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và đương nhiên là của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn và nhận thức đương thời, là chứng tỏ lịch sử xã hội loài người nói chung là quá trình phát triển có quy luật. Vì vậy, vấn đề 9 đặt ra phải tìm hiểu phép biện chứng duy vật và vận dụng phép biện chứng đó như thế nào để có thể nhận thức khoa học quá trình phát triển xã hội loài người nói chung. Theo Lênin, Mác – Ăngghen coi phép biện chứng của Hêghen là “học thuyết toàn diện nhất, phong phú nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển” [12;63]. Ông giải thích rõ hơn: “Đối với hai ông thì diễn đạt về nguyên lý về sự phát triển, nguyên lý về sự tiến hóa bằng bất cứ giá nào khác (với cách Hêghen đã thực hiện) đều là phiến diện, nghèo nàn, bóp méo và cắt xén quá trình thực tế của sự phát triển (thường có những bước nhảy vọt, những đột biến, những cuộc cách mạng) trong tự nhiên và xã hội” [12;63]. Từ những luận điểm vừa nêu cho thấy rõ hai điểm thể hiện bản chất lý luận của phép biện chứng duy vật đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật là học thuyết về sự phát triển với những đặc điểm nổi bật: toàn diện nhất, phong phú nhất và sâu sắc nhất. Sở dĩ như vậy là vì, học thuyết về sự phát triển được thể hiện trong phép biện chứng của Hêghen chính là một hệ thống những khái niệm, phạm trù, quy luật, phản ánh sự phát triển hết sức phong phú của thế giới nói chung. Toàn bộ các khái niệm, phạm trù, quy luật của phép biện chứng và những mối liên hệ phong phú của chúng là sự triển khai một cách toàn diện nội dung của quá trình phát triển. Tuy phép biện chứng của Hêghen được xây dựng trong một hệ thống triết học duy tâm, song với quan điểm kế thừa và cải tạo các nhà kinh điển đã phát hiện ra cái “hạt nhân hợp lý” trong hệ thống triết học đó là phép biện chứng làm cơ sở cho việc xây dựng học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội. Từ sự trình bày trên, quan điểm chủ yếu được rút ra là cần phải thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển trong phép biện chứng duy vật để nhận thức quá trình phát triển của lịch sử hiện thực. Đó là cơ sở lý luận của học thuyết C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội. Trên cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật thì việc làm sáng tỏ vai trò phương pháp luận đối với sự hình thành học thuyết C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội có ý nghĩa to lớn. Thật vậy, đối với mọi lĩnh vực hiện thực khách quan 10 [...]... thức và xu thế chung, tất yếu của sự phát triển lịch sử, tạo thành logic khách quan của nó Quá trình thay thế nhau theo hướng đi lên của các tổ chức xã hội, và sau này C .Mác gọi đó là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội 1.1.3 Quá trình hình thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác – Lênin và sự phát triển của Lênin Quá trình hình thành học thuyết hình thái kinh tế. .. niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” [23;163] 1.2 Nội dung chủ yếu của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 1.2.1 Khái niệm học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển lý luận C .Mác về hình thái kinh tế - xã hội cho thấy học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống những yếu tố và những... và coi những tư tưởng trong tác phẩm thể hiện sự chín muồi của chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong tác phẩm này C .Mác đã đi sâu vào phân tích hình thái kinh tế - xã hội cụ thể đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, hình thái này theo C .Mác nó tồn tại với tư cách là một giai đoạn phát triể của xã hội, là giai đoạn tồn tại tiếp theo của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa Từ đó, C .Mác. .. “Tư bản” (1864 – 1867) C .Mác đã nghiên cứu một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể đó là hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa Thông qua việc nghiên cứu một hình thái như vậy C .Mác – Ăngghen đã đi đến kết luận “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” [11;21] Đây là luận điểm rất cơ bản trong học thuyết hình về hình thái kinh tế xã hội Về thực chất,... tác động lẫn nhau tạo thành một kết cấu hoàn chỉnh Đó là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người Quan hệ... trúc của hình thái kinh tế - xã hội nói chung trong lịch sử phát triển của nhân loại 1.2.2 Cấu trúc xã hôi, phạm trù của hình thái kinh tế – xã hội 1.2.1.1 Cấu trúc xã hội của hình thái kinh tế - xã hội C .Mác – Ăngghen chưa đưa ra khái niệm “Cấu trúc xã hội của hình thái kinh tế - xã hội “ Tuy vậy, qua một số tác phẩm: “Hệ tư tưởng Đức”, “Góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị”, “Tư bản”,… chúng... thái kinh tế - xã hội về cơ bản Hơn thế nữa, với việc chia lịch sử xã hội thành các thời kỳ xã hội thời cổ, xã hội phong kiến, xã hội tư sản tác phẩm đánh dấu sự hình thành về cơ bản nội dung lý luận hình thái kinh tế - xã hội Quá trình hình thành lý luận hình thái kinh tế - xã hội còn được thể hiện trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa học kinh tế - chính trị” (1859) Trong “Lời tựa” lần đầu tiên C .Mác. .. đã phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội này thành hai thời kỳ đó là: giai đoạn thấp: Chủ nghĩa xã hội và giai đoạn cao: Chủ nghĩa cộng sản Đây là cống hiễn vĩ đại của C .Mác trong kho tàng lịch sử triết học nhân loại, đã được Lênin phát triển và vận dụng vào hiện thực Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu và hiện nay nó đang được hiện thực các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba,… áp dụng và chứng minh... sống của con người cũng như Mác từng coi hoạt động sản xuất ra chính bản thân con người là sự duy trì tồn tại và phát triển của xã hội loài người Với quan niệm về con người ấy, C .Mác coi đó là điểm xuất của nhận thức duy vật lịch sử, do đó của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Vì thế toàn bộ nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội được xem xét theo quan điểm, một mặt là sự phản ánh những hình. .. tìm ra được quy luật và tính tất yếu của sự vận động phát triển ấy Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội không phải ngay lập tức được tạo thành với hệ thống lý luận hoàn chỉnh mà nó trải qua nhiều giai đoạn với những tính chất riêng thể hiện trong các tác phẩm chủ yếu: Tác phẩm đánh dấu sự hình thành lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C .Mác đó là tác phẩm . hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại Xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng. hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013” làm. tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng 47 2.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan