Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó

67 2.6K 25
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó Thực tế cho thấy, cải cách nền hành chính và bộ máy Nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của công cuộc đổi mới và bảo vệ đất nước hiện nay. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Qúa trình ấy phải dựa trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo cơ sở Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiển đất nước và những kinh nghiệm xây dựng Nhà nước Việt Nam hàng chục năm qua, có tính đến kiến thức và kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới”.

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng thuộc xã Kiêm Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Người không những là một nhà văn hóa kiệt xuất mà còn là một nhà cách mạng, một vị anh hùng giải phóng của dân tộc, của nhân loại. Người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ tư tưởng có giá trị về nhiều mặt. Không chỉ đối với Việt Nam mà ngay cả nước thuộc địa lúc bấy giờ, tư tưởng của Người cũng được xem là một cuốn kim chỉ nam cho phong trào giải phóng dân tộc của các nước vô sản trên toàn thế giới. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sự kết tinh tuyệt vời của văn hóa dân tộc Việt Nam, lý tưởng cộng sản Mác – Lênin, tư tưởng của các nhà cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây và phẩm chất cá nhân của Người. Tư tưởng của Người rộng lớn, bao quát những vấn đề cách mạng của Việt Nam. “Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, về giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng cán bộ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân”. Trong các di sản tư tưởng mà Người để lại thì tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền là một nội dung cơ bản, cốt lỏi. Có thể nói, quan điểm về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân đã xuyên suốt quá trình cách mạng của Hồ Chí Minh, nhất là trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc xây dựng đất nước. Hơn nữa thế kỷ qua, Nhà nước kiểu mới do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945) ngày càng được củng 1 cố , hoàn thiện và phát triển, liên tiếp đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, điều này trong các văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam đánh giá cao. Tuy nhiên, những yếu kém của bộ máy Nhà nước ngày càng bộc lộ rõ: “Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, tổ chức bộ máy Nhà nước kồng kềnh, kém hiệu lực và hiệu quả thấp, nạn quan liêu, lãng phí và tham nhũng nghiêm trọng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn yếu, sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúng mức…” Những khuyết điểm đó đã làm cho hiệu quả hoạt động của Nhà nước bị hạn chế. Thực tế cho thấy, cải cách nền hành chính và bộ máy Nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của công cuộc đổi mới và bảo vệ đất nước hiện nay. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Qúa trình ấy phải dựa trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo cơ sở Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiển đất nước và những kinh nghiệm xây dựng Nhà nước Việt Nam hàng chục năm qua, có tính đến kiến thức và kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới”. Bước sang thế kỷ XXI, trước những cơ hội lớn và thách thức lớn, Đảng ta khẳng định: mục đích của cải cách, hoàn thiện Nhà nước là nhằm phát huy đầy đủ quyền và năng lực làm chủ của nhân dân, giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội. Vì vậy, cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước không thể tách rời việc phát huy dân chủ tăng cường pháp chế và gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trước nhu cầu thực tiễn đất nước hiện nay, kế thừa các thành tựu nghiên cứu đã đạt được, tôi chọn đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Triết học. 2 2. Tình hình nghiên cứu Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một tư tưởng lớn và xuyên suốt trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt thời gian hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã giành một sự quan tâm lớn tới việc xây dựng một Nhà nước kiểu mới Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1994) đã khẳng định: “ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật”. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền nói riêng trong đó có những công trình có giá trị lý luận và thực tiển lớn như: - TS. Phạm Ngọc Dũng (chủ biên) với “ Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác, LêNin về xây dựng Nhà nước pháp quyền”, học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Nxb chính trị quốc gia, 2009). - Tập thể tác giả TS. Phạm Ngọc Anh,PGS.TS. Bùi Đình Phong với “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam” (Nxb Lao động, Hà Nội 2003). - Tác giả Lê Minh Quân với “ Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” (Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.) - Tác giả Nguyễn Văn Thảo với “ Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng”( Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2006). Ngoài ra còn nhiều bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền được đăng trên các tạp chí triết học và tạp chí khoa học như: Tác giả Trần Kỳ Đồng “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và việc xây dựng Nhà nước đó ở Việt Nam hiện nay” tạp chí triết học số 5 (156) tháng 5 – 2004; Tác giả Nguyễn Thế Phúc “ Tư tưởng 3 Hồ Chí Minh về một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ”, tạp chí khoa học Huế, số 44, 2008; GS.TSKH. Nguyễn Duy Qúy với “ Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Tạp chí triết học(198) số 11 tháng 11-2007… Những công trình trên điều phân tích tổng quát về vấn đề Nhà nước pháp quyền nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền nói riêng, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của Đảng ta. Trên cơ sở kế thừa các công trình đó, tác giả muốn làm rõ hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Tác giả đi sâu nghiên cứu những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nghiên cứu ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và sự vận dụng của Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta. Khẳng định tính khoa học, giá trị nhân văn và tính cách mạng sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ nội dung của chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền - Tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở tư tưởng Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu đưa ra những giải pháp để tiếp tục xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Do giới hạn của khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu những quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của tư tưởng này trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của các tài liệu chính trị, triết học về Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về Nhà nước 4 pháp quyền xã hội chủ nghĩa, củng như các đề tài nghiên cứu khoa học các tài liệu liên quan tới đề tài. Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mácxít, kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và một số phương pháp khác để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đề tài đặt ra. 6. Đóng góp của đề tài Góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Bản thân tôi qua nghiên cứu hiểu sâu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó đã giúp tôi củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng của Bác Hồ kính yêu. Đó là vốn quý giúp tôi có được những tư liệu này phục vụ nhiệm vụ học tập. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, khóa luận tốt nghiệp gồm có 2 chương : Chương 1: : Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Chương 2: Ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 5 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM 1.1.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam 1.1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống dân tộc Dân tộc Việt Nam có một truyền thống vẽ vang về dựng nước và tổ chức Nhà nước. Truyền thống này đã có sự tác động theo nhiều chiều hướng khác nhau tới tuổi trẻ của Hồ Chí Minh, mà ảnh hưởng sâu sắc nhất, in đậm trong suy tư của Người là tinh thần hòa thuận, tạo công sức dựng nước cùng ý thức, ý chí quật cường, khôi phục và giữ vững chính quyền của các thế hệ đi trước. Chính tinh thần dựng nước và giữ nước của cha ông đã truyền cho Hồ Chí Minh niềm tin, sức mạnh và quyết tâm giành độc lập tự do cho dân tộc. Nhà nước Văn Lang của dân tộc Việt Nam là sự mở đầu truyền thống dân tộc về tổ chức Nhà nước, nó khẳng định thành quả, công lao to lớn của dân tộc. Nhà nước ra đời sớm là cơ sở, nền tảng vững bền cho quá trình tồn tại và phát triển về sau của quốc gia - dân tộc Việt Nam. Với Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, người Việt đã có một lãnh thổ chung, một tiếng nói chung, một cơ sở kinh tế - xã hội gắn bó trong một thể chế Nhà nước sơ khai, một lối sống mang sắc thái riêng, biểu thị trong nền văn minh văn hóa chung, đã khẳng định sự tồn tại của mình như một quốc gia văn minh có đủ điều kiện và đủ khả năng vững vàng tiến lên vượt qua mọi thử thách bảo táp của lịch sử. Nhà nước từ thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc đến thời kỳ độc lập tự chủ về căn bản đó là tổ chức Nhà nước được thiết lập sau khi đánh bại quân xâm lược. Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử mà việc xây dựng chính quyền có những hình thái tổ chức, tính chất và mục tiêu Nhà nước khác nhau. Chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng mới chỉ là mầm móng 6 đầu tiên của một chính quyền độc lập. Đến chính quyền tự chủ họ Khúc (950 – 938) đã là một chính quyền độc lập từ trung ương đến cấp xã, mà đường lối chính trị chung của Khúc Hạo là “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân điều được yên vui”. Chính quyền trung ương độc lập thời Ngô Quyền, theo nhận xét của Ngô Sỉ Liên thì “Có thể thấy được quy mô của đế vương”. Đến Đinh Bộ Lĩnh, “bắt đầu định giai phẩm cho các quan văn võ và tăng đạo”. Là kết quả của cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, Nhà nước độc lập tự chủ từ họ Khúc đến Tiền Lê, có tiếp thu ít nhiều chính quyền đô hộ phương Bắc. Nhưng nét nổi trội, xuyên suốt, trước sau nhất quán là các vương triều luôn luôn vươn lên tự khẳng định ở mức độ cao hơn chủ quyền quốc gia đối với nạn ngoại xâm và củng cố thêm sức mạnh của Nhà nước tập quyền trên cơ sở cố kết các cộng đồng công xã nông thôn vào cộng đồng quốc gia dân tộc. Thời Lý, với việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La đổi tên nước thành Thăng Long với ý đồ mưu toan việc lớn, tính kế thừa lâu dài cho con cháu đời sau, phản ánh niềm tự hòa, lòng tin, quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập của tổ quốc. Thế kỷ XV, Nhà nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ phát triển của Nhà nước Trung ương tập quyền. Đó là một bộ máy Nhà nước quan liêu, to lớn, nặng nề, các chế độ cai trị được thể chế hóa một cách cụ thể. Quá trình tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước có sự giám sát lẫn nhau của một số cơ quan Nhà nước. Nhìn chung, ở giai đoạn này nước ta là một quốc gia hùng mạnh, vừa được bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vừa đánh bại mọi âm mưu xâm lược từ bên ngoài. Thời kỳ chế độ Đàng trong – Đàng ngoài là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam. Bộ máy Nhà nước mang tính chất quan liêu, chuyên chế, cồng kềnh, phức tạp, nặng nề về quân sự, nhân dân bị đèn nén nặng nề, đời sống cực khổ. Nạn tham nhũng trở nên phổ biến, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là là tiêu biểu nhất dẫn tới việc thiết lập vương triều Quang Trung, một vương triều nặng tính chất quan liêu như các triều đại 7 phong kiến trước đó, vừa thể hiện ý thức độc lập và tự cường dân tộc, mà thể hiện rõ nét là chăm lo đến việc khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa. Bước sang thế kỷ XVIII, khép lại với việc chấm dứt vương triều Tây Sơn, nhường chổ cho triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với một Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung cao độ Triều Nguyễn, So với việc tăng cường xây dựng, phát triển các Nhà nước trước khi xuất hiện nhà Nguyễn, việc củng cố chế độ phong kiến triều Nguyễn là việc làm đi ngược lại quy luật khách quan, không phù hợp với xu thế phát triển của thế giới ở thế kỷ XIX, khi mà phương thức sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời. Vì vậy, vấn đề Nhà nước triều Nguyễn với nhiều hạn chế và tiêu cực của nó, là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc suy vong không thể tránh khỏi. Nhà nước chìm vào một thời kỳ khủng hoảng triền miên, trầm trọng, dẫn tới sự thất bại trước những nhiệm vụ lịch sử. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên khi thực dân Pháp đã đặt ách đô hộ hoàn toàn vào nước ta. Chúng đã thiết lập được bộ máy cai trị thực dân phong kiến trên toàn cõi Đông Dương. Hơn hai mươi năm sống, học tập trong môi trường văn hóa gia đình, quê hương dân tộc, Hồ Chí Minh được học tập và tiếp xúc với các thầy giáo và những sỉ phu yêu nước đầy nhiệt huyết mà trước hết là người cha thân yêu, rồi phan Bội Châu, Vương Thúc Qúy, Hoàng Phan Quỳnh…, ngoài những trang sách nho giáo như Trang Thiên Tự, Tam Kinh tự, Ngũ Tự Kinh, Kinh Thư… Hồ Chí MMinh còn đọc nhiều sách về lịch sữ Việt Nam, nguồn tri thức phong phú trong các trang sử đã giúp Người hiểu biết về các truyền thống đoàn kết chống địch họa, thiên tai trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ của dân tộc. Lịch sử tư tưởng Nhà nước pháp quyền là tinh hoa văn hóa nhân loại, với những quan điểm tiến bộ và nhân văn, là một trong những hành trang quý báu và có vai trò nền tảng để Hồ Chí Minh tiếp biến những yếu tố hợp lý về xây dựng một Nhà nước thực sự dân chủ trong chiến lược đưa nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. 8 1.1.1.2 Giá trị nhân bản và nhân văn trong văn hóa phương Đông và phương Tây Ngoài truyền thống văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa, những mặt tích cực, những giá trị nhân bản tư tưởng dân chủ nhân văn của văn hóa phục hưng, của cách mạng tư sản phương Đông và phương Tây. Trước hết là ở văn hóa phương Đông: xuất thân trong môt gia đình nhà nho yêu nước, Hồ Chí Minh sớm có điều kiện tiếp xúc với văn hóa phương Đông, trong đó có giá trị nhân bản của Nho giáo, phật giáo và nhất là tư tưởng nhân bản sâu sắc. Theo tư tưởng này thì “ dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” để giải thích quan niệm này Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ lợi ích của nhân dân là trước hết, thứ đến là lợi ích của quốc gia, còn lợi ích của nhà vua thì không đáng kể” [31;91]. Hoặc tư tưởng “dân là gốc cho nước, gốc mà kiên cố thì nước mới được an ninh”. Đó là những yếu tố hợp lý của Nho giáo mà Hồ Chí Minh đã tiếp biến. Là một người phương Đông, nhưng để thực hiện hoài bảo cứu nước Hồ Chí Minh đã phải dày công nghiên cứu, tiếp thu, chọn lọc phê phán tinh hoa văn hóa tư sản phương Tây trong vấn đề tổ chức, hoạt động của Nhà nước, nhất là quan niệm về bản chất dân chủ, nhân đạo của Nhà nước, quan niệm về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về các quyền tự do, dân chủ, quyền công dân và quyền con người Trong hành trình tìm đường cứu nước, qua khảo sát chế độ ở Anh, Pháp, Mỹ… những năm đầu thế kỷ XX, người phát hiện ra chính quyền ở đó vẫn ở trong tay một số ít người. Vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, nhưng tuy cách mạng Mỹ thành công đã hơn 150 năm, nhưng công nông vẫn cực khổ, vẫn lo tính cách mệnh lần thứ hai. Chế độ Nhà nước tư sản Mỹ và Pháp “tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa, cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hãy còn phải mưu cách mệnh lần nữa, mới hồng thoát khỏi vòng áp bức. 9 [...]... 1755) một nhà tư tưởng Pháp tiêu biểu về lý luận Nhà nước pháp quyền ( Tác phẩm tiếng Pháp đầu tiên mà Hồ Chí Minh dịch ra tiêng Việt là tinh thần pháp luậtcủa Mông -téc –xki- ơ) Không chỉ ở trong xây dựng hiến pháp năm 1946, hiến pháp dân chủ đầu tiên ở vùng Đông Nam Á và xây dựng chính quyền mới sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh mới chú ý kế thừa tinh hoa tư tưởng Nhà nước pháp quyền của những... lý luận sắc bén đó Người đã tiết thu có chọn lọc, vận dụng sáng tạo, phát triển những tư tưởng của chủ nghĩa Mác – lênin vào hoàn cảnh 12 cụ thể ở nước ta, hình thành tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền – Nhà nước của dân, do dân, vì dân của Người 1.1.2 Cơ sở thực tiễn và sự khảo nghiệm 1.1.2.1 Tình hình trong nước ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền. .. lập ở nước ta, trở thành Nhà nước duy nhất hợp pháp, hợp hiến sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Những tư tưởng của Người về Nhà nước tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới của dân tộc Việt Nam 1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam 1.2.1 Xây dựng một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp Xây dựng Nhà nước pháp quyền là khát vọng cháy bỏng hối thúc Người ra đi tìm đường cứu nước. .. Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân mang bản chất của giai cấp công nhân Quán triệt tinh thần học thuyết Mác – Lênin về bản chất giai cấp của Nhà nước, Hồ Chí Minh xác định rất dứt khoát, rất rõ ràng bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam Chúng ta gọi Nhà nước là Nhà nước của dân, do dân và vì dân không có nghĩa là Nhà nước của toàn dân”, Nhà nước phi giai cấp Hồ chí Minh. .. nhân của Nhà nước gắn liền với bảo vệ chế độ chính trị, con đường phát triển độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, để đảm bảo và giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước cần giải quyết những vấn đề có tính nguyên tắc sau: Thứ nhất :Xây dựng, tổ chức và hoàn thiện chính quyền phải dựa trên cơ sở các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước, Nhà nước. .. khó thực hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng: “cán bộ phải ra sức tuyên truyền giải thích và làm gương mẫu”[20;349] 1.2.2 Xây dựng Nhà nước pháp quyền do nhân dân lao động làm chủ Nhà nước dân chủ nhân dân theo quan điển của Hồ Chí Minh là một Nhà nước dân chủ kiểu mới, Nhà nước do nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ Xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là một tư tưởng nhất... dày của lịch sử nhân loại, thực tiển tổ chức và thực thi quyền lực Nhà nước cho thấy một bức tranh toàn cảnh về các kiểu Nhà nước đương thời trong lịch sử Tiếp thu những tích cực của các kiểu Nhà nước củ, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc, rút ra được những bài học từ những hạn chế của các kiểu Nhà nước trước đây, từ đó xây dựng cho mình một hệ tư tưởng về một Nhà nước kiểu mới – Nhà nước phục vụ quyền. .. Đứng về phía nhân dân, người xác định: cách mạng Việt Nam sau khi thành công sẽ không thiết lập loại Nhà nước này Nhưng khi xây dựng Nhà nước kiểu mới, người vẫn chú ý tham khảo đến những yếu tố tích cực, hợp lý của tư tưởng vè Nhà nước và pháp luật của bản Tuyên ngôn đọc lập năm 1776 và bản hiến pháp nước Mỹ, trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 của Pháp và tác phẩm tinh thần pháp luật của. .. hoàn chỉnh về Nhà nước, Nhà nước pháp quyền Vấn đề Nhà nước là một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong chủ nghĩa Mác – Lênin Với phương pháp duy vật biện chứng về lịch sử, Mác, Ănghen và Lênin đã kế thừa, phát triển và đấu tranh không khoan nhượng với các nhà chính trị pháp lý của thời đại trước và đương thời Mặc dù khái niệm Nhà nước pháp quyền chưa được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác... ngôn luận, tự do tư tưởng, tư do tính ngưỡng, tự do hội họp ‘‘trăm điều’’,‘‘thần linh pháp quyền ’ trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm mọi người, mọi hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, kể các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và nhân viên Nhà nước từ xã đến Trung ương do dân cử ra phải có ý thức đặt mình dưới ‘‘ thần linh pháp quyền ’ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, song đó phải là pháp luật mang . 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM 1.1.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam 1.1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh. tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Bản thân tôi qua nghiên cứu hiểu sâu tư tưởng Hồ. tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ nội dung của chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền - Tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng Nhà

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan