Để thai không bị suy dinh dưỡng doc

6 303 0
Để thai không bị suy dinh dưỡng doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để thai không bị suy dinh dưỡng Giáo sư Từ Giấy - nhà dinh dưỡng học quen thuộc với chúng ta vẫn thường nói: Chúng ta đã có nhiều hoạt động chăm sóc những người cao tuổi. Nhưng sẽ là quá muộn nếu lo cho các cụ ở tuổi đã cao. Hãy chăm sóc tất cả mọi người từ lúc còn bé thơ và ngay khi còn trong bụng mẹ. Thế nào là thai suy dinh dưỡng (SDD)? Thai SDD còn được gọi bằng một tên khác là “thai chậm phát triển trong dạ con”. Đó là những thai đẻ ra có thể đủ tháng, có thể thiếu tháng (hoặc non tháng) nhưng cân nặng của thai không đạt được mức độ trung bình thấp nhất của các thai ở lứa tuổi thai đó. Ví dụ với thai đủ tháng nếu cân nặng dưới 2.500g thì thai đó là SDD. Cần phân biệt thai SDD với thai suy. Thai suy là tình trạng thai nhi bị thiếu ôxy (dưỡng khí) khi còn trong bụng mẹ. Thai có cân nặng bình thường hay nhẹ cân đều có thể bị suy khi máu mẹ không cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết để nuôi dưỡng nó. Cũng cần phân biệt thai SDD với thai non tháng vì cả hai loại này đều có cân nặng dưới mức trung bình thấp của thai đủ tháng. Ví dụ thai đẻ ra ở tuần 36, nếu cân nặng 2.400g hoặc hơn thì chỉ là thai non đơn thuần, không bị SDD nhưng cũng tuổi thai này cân nặng chỉ 2.100g hoặc thấp hơn thì thai đó vừa non tháng vừa SDD. Tại sao thai bị SDD? Nguyên nhân thai bị SDD có nhiều: Nguyên nhân từ mẹ, do bản thân thai nhi và có khi do bất thường ở các phần phụ của thai như rau thai, dây rốn. Về phía mẹ: Nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, các bệnh thận, bệnh tim, thiếu máu, tiểu đường, tình trạng ăn uống kém, ăn không đủ no về chất hoặc cả về lượng kéo dài (đói ăn); các bà mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ma túy; các bà mẹ phải lao động quá sức, luôn phải sống trong tình trạng lo âu căng thẳng, sợ hãi đều có thể làm cho thai bị SDD. Về phía con: Tình trạng chửa nhiều thai (thai đôi, thai ba ), thai bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut ngay khi còn trong bụng mẹ, các thai có dị tật di truyền ở nhiễm sắc thể cũng có thể làm cho thai phát triển chậm trong dạ con. Về phía các bất thường của phần phụ thai nhi như rau tiền đạo, rau bong non một phần khi có thai, các u máu ở rau, các bất thường về dây rốn như dây rốn bám màng, khuyết tật chỉ có một động mạch rốn đơn độc Ngoài ra, còn khoảng 20-30% các trường hợp thai SDD không rõ nguyên nhân. Có điều một bà mẹ lần trước có thai đã SDD, thì lần có thai sau cũng dễ lặp lại tình trạng đó. Làm sao biết thai đã bị SDD? Thai bị SDD không có các triệu chứng rõ rệt trên cơ thể người mẹ, do đó khó chẩn đoán. Khi khám thai, người nữ hộ sinh thường chỉ thấy bụng bà mẹ nhỏ, chiều cao dạ con phát triển không phù hợp với tuổi thai. Ví dụ một thai đủ tháng, chiều cao dạ con đo từ xương mu trở lên phía rốn ít nhất cũng phải bằng hoặc lớn hơn 30cm nhưng nếu khi khám chỉ đo được 26-27cm thì phải nghĩ đến thai bị SDD. Mỗi tuổi thai có một chiều cao dạ con tương ứng với nó, ví dụ khi chiều cao dạ con 28cm ở người có thai khoảng 8 tháng (33-34 tuần) là bình thường, nhưng nếu là ở người có thai đủ tháng thì là thai SDD. Vì thế các bà mẹ luôn phải nhớ đúng ngày có kinh lần cuối trước khi có thai của mình để từ đó thầy thuốc tính được tuổi thai một cách chính xác. Ở các chuyên khoa sản, người ta có thể dùng các máy hiện đại (siêu âm) để giúp chẩn đoán và theo dõi tuổi thai và sự phát triển của thai. Tuy nhiên các dấu hiệu dạ con nhỏ, chiều cao dạ con thấp so với tuổi thai vẫn là dấu hiệu chính để phát hiện, chẩn đoán thai SDD. Nguy hại của thai SDD Thai SDD có thể coi như thai đã bị ốm yếu ngay khi còn trong bụng mẹ, thậm chí có thể gây tử vong cho thai (thai chết lưu). Nếu đẻ ra thì thai SDD cũng dễ ốm đau, quặt quẹo, khó nuôi, đặc biệt khi thai SDD kết hợp với non tháng thì tiên lượng cho con càng xấu, tử vong sơ sinh sẽ rất cao. Thai SDD nếu nuôi được cũng thường phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần. Làm thế nào để thai không bị SDD? Trước hết về phía bà mẹ, khi có thai cần được ăn no, ăn đủ chất cần thiết cho sự phát triển của bào thai như các loại thịt, đậu, trứng, sữa, tôm, cá, các rau quả tươi. Cần uống thêm viên sắt từ khi có thai đến sau khi đẻ để chống thiếu máu. Ngoài chế độ dinh dưỡng còn cần một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn trong cuộc sống. Bà mẹ không uống rượu và hút thuốc lá, thuốc lào khi có thai. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: đẻ thưa, không nên đẻ khi còn ít tuổi (dưới 18) và khi đã lớn tuổi (trên 35) cũng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng thai SDD. Khi đã có thai, bà mẹ phải được khám thai định kỳ đều đặn (1 tháng/lần) để thầy thuốc kịp thời phát hiện các bất thường về thai nghén và sự phát triển của thai từ đó có thể tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc sức khỏe để thai không bị SDD. . thai không đạt được mức độ trung bình thấp nhất của các thai ở lứa tuổi thai đó. Ví dụ với thai đủ tháng nếu cân nặng dưới 2.500g thì thai đó là SDD. Cần phân biệt thai SDD với thai suy. Thai. Để thai không bị suy dinh dưỡng Giáo sư Từ Giấy - nhà dinh dưỡng học quen thuộc với chúng ta vẫn thường nói: Chúng ta đã có. Thai suy là tình trạng thai nhi bị thiếu ôxy (dưỡng khí) khi còn trong bụng mẹ. Thai có cân nặng bình thường hay nhẹ cân đều có thể bị suy khi máu mẹ không cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết để

Ngày đăng: 03/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan