Một số điểm cần lưu khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế potx

5 507 0
Một số điểm cần lưu khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Một số điểm cần lưu khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế Hoàn cảnh lịch sử hình thành tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh: Những năm 1954- 1969 nằm trong giai đoạn mà nước ta phải tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ cách mạng: Miền Bắc tiến lên CNXH và miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Bởi vậy, việc sản xuất ở miền Bắc không chỉ hướng vào việc xây dựng tiền đề vật chất - kỹ thuật cho CNXH và nâng cao đời sống của nhân dân mà còn làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Trên trường quốc tế lúc đó hệ thống XHCN thế giới còn tồn tại và lớn mạnh, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật; so sánh lực lượng trên thế giới có lợi cho CNXH và mô hình CNXH theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chưa bộc lộ các khuyết tật của nó, vẫn đang còn sức hấp dẫn các nước đi sau trong đó có Việt Nam . Trong một số bài nói và viết Hồ Chí Minh đã nhận định hệ thống XHCN lớn mạnh hơn hệ thống TBCN về nhiều mặt; CNXH đã thắng và thắng một cách quyết định. Bởi vậy, tư tưởng của Người hoàn toàn là chân lí trong bối cảnh đó, nhưng ngày nay lại không còn phù hợp nữa. Những tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh thường được diễn đạt bằng những ngôn từ mộc mạc, giản dị, để ngay cả những người dân bình thường cũng hiểu được. Do đó cần tránh sa vào tranh luận từng chữ, từng câu của Người, mà phải cố gắng nắm lấy bản chất tư tưởng. Khi nói chuyện tại một lớp học lí luận, Người đã căn dặn: học chủ nghĩa Mác-Lênin không phải để học thuộc lòng từng chữ, từng câu và áp dụng một cách máy móc mà phải học tập tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập lập trường quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin để giải quyết tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta. Lời dạy ấy cũng chính là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế. Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự phê bình và phê bình. Người nói rằng Đảng ta nhờ kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê nin với tình hình thực tế của nước ta nên đã thu được nhiều thắng lợi. Tuy vậy, việc kết hợp chân lí của chủ nghĩa Mác-Lê nin và thực tiễn cách mạng Việt nam chưa được hoàn hảo, còn có những sai lầm. Xây dựng CNXH là một cuộc cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, nên không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình, lắng nghe ý kiến phê bình và kiên quyết sửa chữa. Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng phải thấm nhuần tác phong đó của Người. Sẽ có nhiều cách tiếp cận tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh. Thông thường người ta nghiên cứu tư tưởng của Người về từng vấn đề kinh tế hay từng chuyên ngành cụ thể. Ở đây chúng tôi đi theo một hướng là gắn việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh vào các bài giảng môn kinh tế chính trị. Với tư cách là một người nghiên cứu kinh tế chính trị; chúng tôi cố gắng khái quát tư tưởng kinh tế của Người theo những quan điểm cơ bản nhất và phạm vi của vấn đề cũng chỉ giới hạn trong giai đoạn 1954-1969, (tức là khi hoà bình lập lại ở miền Bắc cho tới khi Người đi xa). II.Những luận điểm cơ bản nhất trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh 1. Phải sử dụng quan điểm, lập trường, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết kinh nghiệm Cách mạng Việt Nam, phân tích một cách đúng đắn các hiện tượng và quá trình kinh tế, từ đó mới hiểu được quy luật phát triển kinh tế của Việt Nam. Hồ Chí Minh đã nhiều lần trích dẫn lời của V.I Lênin căn dặn những người cộng sản phương Đông phải biết vận dụng lí luận và thực tiễn chung của chủ nghĩa cộng sản. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng nước ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục, tập quán khác, có lịch sử, địa lí khác, ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH. Người nhấn mạnh: không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều. Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại (7/59). Bởi vậy, cần phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những kinh nghiệm của Đảng ta, những đặc điểm của nước ta. Có như thế chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra những đường lối, phương châm bước đi cụ thể của cách mạng XHCN thích hợp với tình hình cụ thể. Một khi tình hình thế giới và trong nước đã biến đổi hoặc khi cách mạng đã biến chuyển thì phải có sự chuyển biến sâu sắc về tư tưởng nhận thức, phải có những chính sách, biện pháp và công tác tổ chức phù hợp với tình hình mới. Khi đã có đường lối chung thì muốn lãnh đạo phải theo đường lối chung đó, nhưng cách làm phải tuỳ chỗ, tuỳ thuộc hoàn cảnh thực tế địa phương, đừng máy móc lấy kinh nghiệm vùng này mà lắp vùng khác. 2.Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhiệm vụ phát triển kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bài ''Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ". Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ quá độ lên CNXH không kinh qua CNTB là quá trình cách mạng lâu dài, gian khổ, phức tạp, phải tiến dần từng bước lên CNXH. Cách mạng XHCN là nhằm xoá bỏ chế độ người bóc lột người ở nước ta nhằm đem lại đời sống ấm no cho dân ta. Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu công cuộc biến đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn đánh giặc. Chúng ta không những phải đấu tranh với kẻ địch chống lại cách mạng XHCN, đấu tranh với nghèo nàn đói khổ, dốt nát mà còn phải từ bỏ những thói quen, truyền thống lạc hậu, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến lên. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một thời kỳ lịch sử mà ''Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài '' (1) 3. Đối với bài "Chuyển dịch và phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế'', trước hết Bác bàn về cơ cấu ngành kinh tế, xét về cơ cấu kinh tế thông thường người ta xét trên ba góc độ đó là cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần, cơ cấu theo vùng lãnh thổ, trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất. Theo Bác, vì nước ta là một nước nông nghiệp nên trong cơ cấu ngành kinh tế phải coi trọng nông nghiệp mà trước hết là sản xuất lương thực. Bác chỉ ra ba ngành kinh tế có mối liên hệ hữu cơ với nhau là: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Trong đó, thương nghiệp là khâu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp. Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được liên minh công nông. Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế ngành chúng ta lại nhớ tới tư tưởng của nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nêu vai trò của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đó là: phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng " Có thể nói đây là ba ngành kinh tế quan trọng nhất. Ngày nay chúng ta nói cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta là cơ cấu: Công - nông - dịch vụ, mỗi ngành có vai trò nhất định, giữa chúng có sự tác động qua lại, ngành này làm tiền đề cho ngành khác. Nói về vai trò của nông nghiệp Bác chỉ rõ nông nghiệp không chỉ giải quyết vấn đề lương thực mà còn cung cấp nguyên liệu để khôi phục tiểu công nghiệp, công nghiệp, đồng thời cung cấp lâm thổ sản để mở rộng buôn bán với nước ngoài. Phải phát triển nông nghiệp toàn diện, đồng thời coi trọng nghề rừng, nghề cá, nghề muối…. 4. Đối với bài ''Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa " Theo Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế là nhằm: “Làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (2) . Ngày nay, Đảng ta xác định mục tiêu của nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là ''Xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Thực tế cách mạng xây dựng CNXH ở nước ta trong thời gian qua đã chứng minh điều đó. 5. Đối với bài ''Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân " Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh ''Phát triển sản xuất là con đường để xây dựng chủ nghĩa xã hội và là cơ sở để nâng cao đời sống nhân dân. Muốn phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động thì phải tiến hành CNH, HĐH. Năng suất lao động là cơ sở, cội nguồn to lớn nhất, nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng XHCN. Muốn tăng năng suất lao động phải coi trọng ứng dụng công nghệ, kiên quyết từ bỏ lối làm ăn lạc hậu. Do vậy, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phổ biến khoa học - kỹ thuật một cách có có trọng điểm nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh. Khoa học phải từ sản xuất mà ra và trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Khoa học - kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, muốn làm chủ được khoa học kỹ thuật thì con người phải trau dồi trí thức, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá. Coi trọng nhân tố con người, vì con người là vốn quý nhất của xã hội. Muốn tăng năng suất lao động còn phải hiệp tác lao động sản xuất, phải dựa vào lực lượng tập thể. 6. Tư tưởng sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm được chúng ta vận dụng vào bài ''Tài chinh, tín dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ". Theo Hồ chí Minh thì quan hệ giữa sản xuất và đời sống là quan hệ giữa nước và thuyền. Cũng từ nhận thức về vai trò của phát triển sản xuất, Hồ Chí Minh đã ví quan hệ giữa đời sống & sản xuất như quan hệ giữa thuyền với nước - Nước dậy thì thuyền lên. Theo Người, sản xuất phát triển thì đời sống được cải thiện. Ngày nay chúng ta xác định kinh tế tăng trưởng mới có điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Sản xuất cần phải đi đôi với tiết kiệm - Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống. Suy cho cùng mọi sự tiết kiệm đều có thể quy về tiết kiệm thời gian lao động, nhưng nói một cách cụ thể thì tiết kiệm bao gồm tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ và tiết kiệm tiền của. Thực hành tiết kiệm phải đi đôi với chống lãng phí .Vì mục đích của tăng gia sản xuất là cải thiện đời sống của nhân dân, nên sản xuất nhiều đồng thời phải phân phối cho công bằng . Nếu muốn phân phối cho công bằng thì cán bộ phải nêu gương liêm chính, chí công vô tư. 7. Đối với bài '' Phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa " ta cần vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về công bằng. Bác nói: “Phấn đấu cho mọi người đều no ấm không có nghĩa là bình quân chủ nghĩa. Bình quân chủ nghĩa là trái với CNXH”(3). Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày nay chúng ta xác định phân phối trong thời kỳ quá độ ở nước ta là kết hợp cả hình thức phân phối theo lao động, phân phối theo đóng góp và kết hợp một phần phân phối theo phúc lợi xã hội. Với Bác, để tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì phải quản lý tốt, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và tinh thần đoàn kết gắn bó của mọi cán bộ, công nhân. Cán bộ phải tham gia lao động, công nhân phải tham gia quản lý vì cán bộ chỉ quản lý không tham gia lao động sẽ dễ quan liêu, mệnh lệnh, sáng kiến của công nhân đưa lên sẽ dễ bỏ xếp tủ. Còn công nhân chỉ lao động, không tham gia quản lý sẽ không thể làm chủ xí nghiệp được. Bác ví cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và cải tiến tổ chức là cái kiềng ba chân; Ba chân đều nhau, kiềng đứng vững và nếu hai chân dài, một chân ngắn thì kiềng đổ./. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta? Trả lời: Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta được tiến hành trong điều kiện có những thuận lợi, song khó khăn, thách thức rất lớn. Trong hoàn cảnh đó, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân với đường lối đúng đắn, sáng tạo, đất nước ta đã giành nhiều thành tựu to lớn. Đại hội VIII của Đảng (1996) nhận định: "… Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nhưng còn một số mặt chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thế kỷ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn". Phát huy những kết quả đạt được trong 5 năm qua (1996-2000) dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng mà Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: - Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP trong nước tăng bình quân hàng năm 7%. Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường. - Văn hóa xã hội có những tiến bộ, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. - Tình hình chính trị - xã hội cơ bản được ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. - Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố. - Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả. Tổng sản phẩm trong nước năm 2001 tăng gấp đôi so với năm 1990. Ngày nay, thế và lực của đất nước ta đã lớn mạnh lên rất nhiều. Những thành tựu của 5 năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Đạt được thành tựu trên là do Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn; Nhà nước ta có cố gắng lớn trong việc quản lý điều hành; toàn dân tộc đã phát huy lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động, sáng tạo… Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta còn những yếu kém cần khắc phục: Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tình trạng tham nhũng, suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Đây là những vấn đề cần phải được nhanh chóng khắc phục để đất nước phát triển bền vững. . I. Một số điểm cần lưu khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế Hoàn cảnh lịch sử hình thành tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh: Những năm 1954- 1969 nằm trong. chữa. Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng phải thấm nhuần tác phong đó của Người. Sẽ có nhiều cách tiếp cận tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh. Thông thường người ta nghiên cứu tư tưởng. được liên minh công nông. Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế ngành chúng ta lại nhớ tới tư tư ng của nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nêu vai trò của các ngành kinh tế công nghiệp,

Ngày đăng: 03/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan