Bài 57: Hóa học và vấn đề xã hội

4 7.5K 98
Bài 57: Hóa học và vấn đề xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I – Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm: 1. Lương thực thực phẩm và vai trò: − Lương thực, thực phẩm là những thức ăn, đồ uống mà chúng ta phải cung cấp hằng ngày cho cơ thể để tồn tại và phát triển. − Vai trò: đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động bằng một khẩu phần ăn phù hợp đảm bảo đầy đủ carbohydrate, lipid, protein theo một tỉ lệ thích hợp. 2. Vấn đề lương thực, thực phẩm đang đặt ra cho nhân loại: − Dân số thế giới ngày càng tăng, sản xuất lương thực, thực phẩm không đủ nuối sống nhân loại, nạn đoi xảy ra nhiều nơi, nhất là ở Châu Phi. − Trong khi đó, 15% dân số các nước phát triển lại mắc bệnh béo phì. − Đô thị hóa, khí hậu Trái Đất thay đổi, thiên tai dẫn đến tình trang thu hẹp đất trồng. − Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang đe dọa cuộc sống hằng ngày của mọi người do tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản và hiểu biết còn hạn chế của một số người. 3. Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm: Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, ngành công nghệ hóa học đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm: − Tạo ra được nhiều chất bảo vệ, bảo quản có chất lượng tốt hơn và ít nguy hiểm hơn − Chế biến thực phẩm nhân tạo hoặc bằng công nghệ hóa học, bảo quản thực phẩm hộp tốt hơn, với thời gian lâu hơn. − Cùng với công nghệ sinh học, hóa học đã góp phần tạo ra những giống cây trồng mới với năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn. − Tạo ra các loại thực phẩm đặc biệt dành riêng cho những người mắc các chứng bệnh khác nhau. − Chế biến được nhiều loại phụ gia làm tăng tính thẩm mĩ và hấp dẫn nhưng không gây hại cho sức khỏe con người II – Hóa học và vấn đề may mặc: 1. Vai trò của may mặc: May mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu giúp con người tồn tại và phát triển. 2. Vấn đề may mặc đang đặt ra cho nhân loại: − Dân số gia tăng, tơ, sợi tự nhiên không đủ đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng, nhất là ở Châu Phi. − Trong khi đó, ở nhiều nước phát triển nhu cầu thời trang lại phát triển mạnh mẽ. 3. Hóa học và vấn đề may mặc: − Tạo ra tơ, sợi hóa học − Tạo ra nguyên liệu sản xuất các loại tơ tổng hợp − Tạo ra phẩm nhuộm nhiều màu sắc và có độ bền tốt. III – Hóa học và vấn đề sức khỏe con người: 1. Dược phẩm: − Ngày xưa, dùng cỏ, cây, con,… để chữa trị. Tổ 3 1 − Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hóa học, nhiều loại thuốc đặc trị có tác dụng trị bệnh nhanh, mạnh, hiệu quả hơn. Ngoài ra còn có các loại thuốc bổ tăng cường sức khỏe cho con người. Tổ 3 2 Thuốc chữa bệnh: − Dựa vào các nghiên cứu từ những dược liệu tự nhiên, con người đã chiết suất ra nhiều chất và tạo ra nhiều loại thuốc từ các chất hóa học này − Việc tìm ra các loại thuốc kháng sinh như penicillin, ampicillin, erythromycin,… đã góp phần cứu sống hàng triệu người mỗi năm. − Chế tạo các loại Vaccine để phòng và hạn chế nhiều căn bệnh thế kỉ như đậu mùa, bệnh dại, sởi, viêm gan B,… − Hóa học cũng góp phần trong việc phòng chống đại dịch AIDS bằng việc nghiên cứu được các con đường lây truyền virus HIV. − Thuốc tránh thai cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp phụ nữ không mang thai ngoài ý muốn. Thuốc bổ dưỡng cơ thế: − Chế tạo thành công các loại vitamin riêng rẻ như vitamin A, B, C, D,… − Các loại thuốc bổ tổng hợp. 2. Chất gây nghiện, ma túy, chất kích thích và cách phòng chống: − Bao gồm các chất bị cấm như thuốc phiện, cần sa, heroin,…, một số được dùng theo chỉ dẫn như morphine,… − Các dạng: thuốc tân dược, bột trắng, viên nén, dung dịch tiêm trực tiếp vào máu… − Dù ở dạng nào thì ma túy khi đưa vào cơ thể đều có thể gây biến đổi sinh lý trong cơ thể, gây rối loạn tâm, sinh lý và có thể dẫn đến tử vong do trụy tim mạch. − Hóa học đã nghiên cứu và tìm ra được một số biện pháp chữa và ngăn chặn tác hại của chúng. − Để phòng chống chất gây nghiện, cần phải theo chỉ định của bác sĩ và không được uống quá liều, không sử dụng tùy tiện khi chưa biết tính năng và HÃY NÓI KHÔNG VỚI MA TÚY. IV – Một số vấn đề cần bổ sung: 1. Lương thực, thực phẩm: − Nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi: 4 – 6 tuổi: cần 1500 – 1600 kcal/ngày; 7 – 9 tuổi: cần 1700 – 1800 kcal/ngày; 10 – 12 tuổi: con trai cần 2100 kcal/ngày, con gái cần 2000 kcal/ngày; 13 – 15 tuổi: con trai cần 2600 kcal/ngày, con gái cần 2200 kcal/ngày; 16 – 18 tuổi: con trai cần 2900 kcal/ngày, con gái cần 2240 kcal/ngày. − Một số chất gây hại trong thực phẩm: • 3-MCPD (3-monochloropropane-1,2-diol) thí nghiệm trên chuột đực: + Liều 1mg/kg thể trọng/ngày (TT/N): tinh trùng giảm khả năng hoạt động & giảm khả năng sinh sản của chuột đực. + Liều lớn hơn 10mg đến 20mg/kg TT/N: gây tổn thương tinh hoàn chuột đực, biến đổi hình dạng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản của chuột đực. + Lớn hơn 25mg/kg TT/N: gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. + Liều 30mg/kg TT/N: làm tăng trọng lượng thận của chuột. • 1,3-DCP (1,3-dichloro-2-propanol) thí nghiệm trên chuột đực: + Hàm lượng lớn hơn 19mg/kg TT/N trong nhiều ngày: gây khối u ở thận, gan, biểu mô miệng, lưỡi, tuyến giáp và biểu hiện ung thư do biến đổi gen. ⇒ Như vậy với 1,3-DCP độc tính cao hơn 3-MCPD nhưng do có sự liên quan giữa 2 chất về hàm lượng và 3-MCPD dễ phát hiện hơn nên trong chỉ tiêu chất lượng thường nhắm vào 3-MCPD. Tổ 3 3 • Formol: + Kích thích gây cai niêm mạc mắt + Kích thích đường hô hấp gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi. Gây ngạt thở nếu hấp thu ở nồng độ 1/20000 trong không khí. + Tác nhân gây viêm da khi tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay. + Tác hại trên đường tiêu hóa: chậm tiêu, rối loạn, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng,… + Khi tiếp xúc hoặc ăn phải với hàm lượng cao có thể gây tử vong. + Tác nhân gây ung thư xoang mũi, đường hô hấp, đường tiêu hóa, gây đột biến làm sai lệch NST, ảnh hưởng đến bào thai. • Hàn the (Na 2 B 4 O 7 .10H 2 O): + Chỉ 80% hàn the bị đào thải khi vào cơ thể, còn lại sẽ tồn tại vĩnh viễn. + 3-5g/ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi, khó chịu, khả năng làm việc sút giảm. + Trên 5g/ngày sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển, giảm trí nhớ. + Làm tổn thương, hư hại các tế bào gan, teo tinh hoàn, và là một trong các tác nhân gây ung thư. 2. May mặc: − Một số loại sợi nhân tạo và sợi tổng hợp: tơ nilon 6,6, tơ capron, tơ acetat, tơ visco, … 3. Sức khỏe con người: − Làm thế nào để biết được chúng ta đã cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hay chưa ? Các bạn có thể vào địa chỉ dưới đây để tìm hiểu xem mỗi ngày chúng ta cần bao nhiêu Calories: http://walking.about.com/cs/calories/l/blcalcalc.htm − Cách tính lượng calories trong thức ăn, lượng calories trong mỗi gam các chất: Carbohydrate (4kcal), Lipid (9kcal), Protein (4kcal), Rượu (7kcal),…  Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài thuyết trình của chúng tôi  Bài viết có sử dụng tư liệu từ: www.gdtd.vn, www.medinet.hochiminhcity.gov.vn, www.walking.about.com, vi.wikipedia.org.vn,… *** HẾT *** Tổ 3 4 . mẽ. 3. Hóa học và vấn đề may mặc: − Tạo ra tơ, sợi hóa học − Tạo ra nguyên liệu sản xuất các loại tơ tổng hợp − Tạo ra phẩm nhuộm nhiều màu sắc và có độ bền tốt. III – Hóa học và vấn đề sức khỏe. quản và hiểu biết còn hạn chế của một số người. 3. Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm: Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, ngành công nghệ hóa học đã góp phần rất lớn vào. thẩm mĩ và hấp dẫn nhưng không gây hại cho sức khỏe con người II – Hóa học và vấn đề may mặc: 1. Vai trò của may mặc: May mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu giúp con người tồn tại và phát

Ngày đăng: 03/07/2014, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan