Các công trình vĩ đại

107 235 0
Các công trình vĩ đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các công trình vĩ đại Đền lớn Abu Simbel Ngôi đền lớn Ramesses II ở Abu Simbel, Ai Cập là một trong những công trình ấn tượng và được mọi người biết đến nhất trong số tất cả các công trình kiến trúc lớn. Đền lớn Abu Simbel. Ngoài các vách tường ở sân trong, bên ngoài và một ngôi nhà thờ mặt trời nhỏ, toàn bộ ngôi đền đều được tạc từ đá rắn. Nhờ vào sự hẻo lánh và vững chãi, ngôi đền được bảo quản tốt, bất chấp nước trong đập Aswan dâng cao. Chiếm cả mặt tiền là bốn pho tượng khổng lồ của nhà vua, cao khoảng 22 m trong khi lối vào giữa các tượng dẫn đến một loạt các phòng trong khoét sâu vào trong vách đá. Xây dựng đền Đền khởi công xây dựng ngay khi triều đại vua Ramesses bắt đầu, hoàn tất trong khoảng thời gian 24 năm (khoảng 1265 TCN). Đền thờ 3 vị thần quan trọng bảo hộ nhà nước Ai Cập, Amun- Re, Ptah và Re- Horakhty, cũng như đối với chính bản thân Ramesses I cũng được sùng bái ở đây và thờ phụng ngày khi nhà vua còn sống. Phần lớn các tác phẩm chạm nổi cho thấy khung cảnh lịch sử tưởng niệm các trận đánh của Ramesses ở Syria, Libya, và Nubia, trong khi các khung cảnh chi tiết thể hiện tính cách thần thánh của ông trước các vị thần khác. Một ngôi đền đẽo từ đá nhỏ hơn, cùng thời và cách đền lớn 120 m về hướng Đông Bắc, để thờ nữ thần Hathor và chánh phi Nefertari của vua Ramesses. Ngôi đền nằm ở Nubia - Bên kia biên giới truyền thống ở miền nam Ai Cập nhưng nằm lọt trong khu vực do Ai Cập kiểm soát và quản lý hành chánh vào lúc ấy. Người ta chọn địa điểm này vì mặt đá không có vết nứt, thuộc loại sa thạch tốt, thích hợp cho việc xây dựng đền trong hang đá hướng về mặt trời mọc, hai lần trong năm, vào tháng hai và tháng mười, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào điện thờ bên trong, rọi sáng các pho tượng thờ ở vách sau. Các chuyên gia không thống nhất ý kiến với nhau liệu nguồn chiếu sáng này có cố ý hay không, nếu đúng thế, việc định hướng mặt đá ban đầu phải cân nhắc kỹ lưỡng trong khâu chọn địa điểm xây dựng. Hầu như chúng ta không có chứng cứ nào thành văn liên quan đến việc xây dựng đền, nhưng một vài thông tin thu thập được tại địa điểm là đền phải được quy hoạch chi tiết, kích thước phòng và vị trí cột được tiến hành trước vì sẽ khó chỉnh sửa sai lầm. Thợ cắt đá phải tạc các pho tượng khổng lồ ở dạng thô theo kích thước của những người phác họa, khéo sâu vào bên trong giống như cách làm ở lăng mộ trong thung lũng các vì vua. Cần đến một tốp gồm nhiều điêu khắc gia lành nghề để đẽo gọt phần mặt tiền và tạo dáng hoàn chỉnh cho các pho tượng. Bên trong đền, tốp khác sẽ đẽo gọt vách, trát vữa để phủ kín các vết nứt trên đá. Kế đến vẽ các họa tiết tranh trí trên các bề mặt đã chuẩn bị do những bậc thầy về phác họa đảm nhận, trong khi các điêu khắc gia chạm trổ trước khi bổ sung những nét chấm phá cuối cùng bằng sơn có màu sáng. Phần lớn việc chạm trổ tác phẩm chạm nổi thực ra chỉ ở mức thô, nhưng sự sống động của phong cảnh khiến người ta chú ý. Trùng tu và bảo tồn Hầu hết hư hỏng nhìn thấy ở đền có vẻ diễn ra không lâu sau khi đền hoàn tất. Phần trên của pho tượng khổng lồ thứ hai bị đổ sụp trong một trận động đất xảy ra sau khi đền hoàn tất khoảng 10 năm và chưa hề được trùng tu. Nhiều hư hoảng khác không đáng kể xảy ra cũng trong trận động đất ấy đã được các quan chức của nhà vua sửa chữa, có thể nhìn thấy phần phục hồi này bên dưới cách tay của pho tượng khổng lồ thứ ba và bên trong đền. Trong thập niên 1960, Abu Simbel trở thánh vật trưng bày trong chiến dịch UNESCO nhằm giải cứu ngôi đền ở Nunia khỏi mối đe dọa do công trình xây dựng đập Aswan gây ra. Từ năm 1964 đến 1968 cả hai ngôi đền Abu Simbel được tháo dỡ và lắp ráp lại trên độ cao 65m so với địa điểm ban đầu. Khi người ta chạm trổ đền từ đá rắn, họ phải cắt đá thành từng phiến dễ cầm: Đền lớn được cắt thành 807 tảng đá khổng lồ, mỗi tảng nặng trung bình 20 tấn. Những tảng này được lắp ráp trên một khung sườn bằng bê - tông cốt thép bên trong một ngọn núi nhân tạo với chi phí khoảng 40 triệu USD. (Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại) Hải đăng Alexandria Các họa tiết trên đá thu hút nhờ sự sống động. Đây là một trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, nhằm hướng dẫn tàu bè vào cảng Alexandria an toàn. Người ta cho rằng phải mất 15 năm mới xây dựng xong hải đăng và tiêu tốn một số tiền khổng lồ 800 talents (đơn vị tiền cổ xưa). Hải đăng Alexandria. Hải đăng xây dựng dưới thời vua Ptolemy I, khánh thành khoảng năm 283 TCN dưới thời vua Ptolemy II. Ngoại trừ Kim tự tháp ở Giza, hải đăng là công trình cao nhất trong thế giới cổ đại. Hải đăng đặt ngay lối vào cảng Alexandria, ngay vị trí hiện nay là một pháo đài Arập xây dựng vào thời Trung cổ, pháo đài Qait Bey. Tháp trung tâm của pháo đài có lẽ được xây dựng trên nền móng của Hải đăng, vì thế có thể phỏng theo sơ đồ mặt bằng và kích thước của Hải đăng. Phần lớn nguyên vật liệu để xây pháo đài đều lấy từ Hải đăng. Tuy nhiên, việc tái tạo chính xác nguyên bản thật vô cùng khó khăn, mặc dù có nhiều hình ảnh Hải đăng dưới dạng biểu đồ trên các đồng tiền, đồ khảm và các mô tả thành văn thời cổ đại. Người ta cũng cho rằng ngọn tháp đổ nát ở Abusir cũng mô phỏng theo hình dáng của Hải đăng. Đây là tất cả những gì người ta biết được về Hải đăng cho đến năm 1960, khi ấy một thợ lặn Ai Cập phát hiện những tảng đá và pho tượng khổng lồ nằm dưới đáy biển quanh pháo đài Qait Bey. Người ta cho rằng những khối đá và pho tượng này thuộc về Hải đăng đổ nát, hiện được một toán bao gồm các thợ lặn và nhà khảo cổ nghiên cứu. Xây dựng thành 3 bậc, người ta nghĩ Hải đăng phải có chiều cao khoảng 135 m. Bậc dưới cùng theo sơ đồ hình vuông, gồm nhiều phòng cho bộ phận canh gác hải đăng thường trực, gia súc và lương thực. Lối vào được tôn cao, đi vào bằng con đường dốc bắt đầu từ phần nền bao quanh tháp. Bên trong bậc hình vuông thấp hơn là một vách tường bên trong để đỡ các phần trên của Hải đăng, đến được phần trên này bằng con đường dốc xoáy trôn ốc bên trong. Bậc ở giữa có hình bát giác, phía trên bậc này là phần hình tròn có tượng thần Zeus nổi bật. Xây dựng Hải đăng Chúng ta có thể nghiên cứu đôi chút về cấu trúc Hải đăng. Hải đăng xây dựng bằng đá trắng, hầu hết đều là đá vôi trắng ở địa phương chứ không phải đá cẩm thạch như mọi người thường nghĩ. Có lẽ đá granite được sử dụng ở những nơi thích hợp cần phải có loại đá chắc chắn hơn đá vôi trắng, có thể chịu đựng tải trọng lớn hơn ở phần chân tháp và phía trên ô cửa. Nhiều tảng đá hiện nay còn nằm dưới đáy biển đều là đá granite, một số tảng nặng đến 75 tấn. Alexandria là một bộ phận trong thế giới Hy Lạp, xét theo kiểu dáng, Hải đăng có vẻ là một công trình Hy Lạp hơn là Ai Cập, mặc dù đội công tác dưới nước của Pháp xác định vị trí của rất nhiều pho tượng Ai Cập ở vùng lân cận. Các tượng Ptolemy và hoàng hậu khổng lồ đều nằm bên ngoài hải đăng. Việc dựng những tảng đá vào đúng vị trí trong một công trình cao như thế đòi hỏi phải thật khéo léo, bằng kỹ thuật xây dựng Hy Lạp, bao gồm các cần cẩu tinh vi và thiết bị nâng, có lẽ đã được những người thợ xây áp dụng. Thế nhưng, cũng có thể phần lớn các tảng đá dùng để zây dựng tầng phía trên được đẩy lên bằng các đường dốc trôn ốc bên trong công trình. Ngay cả vị trí ngọn lửa thắp sáng hải đăng cũng chưa xác định: có thể nằm ở trên đỉnh, bên dưới hay dọc theo tượng thần Zeus. Nhiên liệu có lẽ chất lên lưng động vật thồ, vận chuyển lên phía trên bằng đường dốc trôn ốc, sau đó kéo lên đỉnh bằng thiết bị nâng. Có thể sử dụng một số loại gương phản xạ để phóng đại và hướng ánh sáng phát ra từ ngọn lửa nhưng chưa có bằng chứng cụ thể về ý kiến này. Mặc dù phải qua nhiều lần hư hỏng và sửa chữa. Hải đăng phần lớn vẫn còn nguyên vẹn cho đến thế kỷ 14 sau CN. Một số thời điểm trước thế kỷ 12, Hải đăng bị động đất tàn phá nặng nề, tiếp đến phần móng hình vuông được gia cố, người ta xây một nhà thờ Hồi giáo trên đỉnh. Toàn bộ công trình bị sụp đổ hoàn toàn năm 1303 trong trận động đất nghiêm trọng khác, và hầu như được thay bằng pháo đài Qait Bey năm 1479. (Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại) Lăng Halicarnassus Pháo đài Qait Bey. Ngôi mộ cổ khổng lồ với diện tích hơn 1.000 m2 do Hoàng hậu Artimise xây dựng cho phu quân Mausolos - Vua xứ Caria. Nó nằm bên bờ biển tây nam Thổ Nhĩ Kỳ và nhằm cất giữ những gì còn lại của Mausolus. Ngôi mộ đồ sộ của ông hoàn tất sau khi ông mất năm 353 TCN. Đây đúng nghĩa là một công trình tưởng niệm, vượt xa tất cả các ngôi mộ khác cùng thời về kích thước và tầm vóc: chiều cao gần 45 m, chiếm một diện tích hơn 1.216 m2. Mặc dù hiện nay những gì còn lại của ngôi mộ không nhiều, nhưng người ta biết được ít nhiều về công trình này qua các ghi chép lịch sử và khai quật khảo cổ. Lăng Halicarnassus. Lăng hầu như vuông góc theo sơ đồ, các cạnh hướng Đông và Tây dài hơn các cạnh hướng Bắc và Nam một ít. Lăng nằm trên một bậc đài vòng có kích thước 38x32 m, phía trên bậc đài vòng là dãy cột Ionic bao quanh tất cả bốn mặt, một kim tự tháp gồm 24 bậc thang nằm trên đỉnh của toàn bộ công trình. Đá vôi trắng và đá cẩm thạch trắng dùng để ốp mặt tiền, trong khi phần lõi làm bằng đá núi lửa màu xanh lục. Một hệ thống gồm các ống thoát nước và hành lang ngầm giúp cho công trình luôn khô ráo và vững chãi. Quanh lăng là tường thành bao bọc chiếm một diện tích 2,5 hécta, có cổng vào ở hướng Đông. Năm trong số những điêu khắc gia cừ khôi nhất của Hy Lạp được trưng dụng để trang trí Lăng: Scopas, Bryaxis, Leochares, Timotheos và Praxiteles. Bốn người, mỗi người chịu trách nhiệm trang trí một mặt của lăng, trong khi người thứ năm đảm trách việc thực hiện hiện tượng chiếc xe ngựa tứ mã kéo khổng lồ đặt trên đỉnh kim tự tháp bậc thang. Hai trụ ngạch chạy liên tục quanh các mặt của lăng mộ, một mô tả trận đấu giữa người Lapith và Centaur, trụ còn lại mô tả trận chiến giữa người Hy Lạp và Amazon, trong khi các hình người và sư tử không có giá đỡ, có kích thước bằng người thật hay to hơn, đặt trên các bệ bằng đá vôi màu xanh da trời. Chúng ta không hề biết gì về lăng cho đến khi nó bị sụp đổ (có lẽ do động đất), thậm chí một số quả quyết lăng chưa hề xây dựng hoàn tất. Tất cả thông tin về địa điểm lăng đã bị thất lạc vào thế kỷ 15 khi các kỵ sĩ của Thánh John tràn vào, đốt đá cẩm thạch để làm vữa vôi và dùng đá công trình để gia cố thành trì của họ ở Bodrum. Chính họ là những người đặt chân đến phòng để thi hài Mausolus nằm dưới đáy của công trình vào năm 1522, thật không may, tài sản trong lăng bị cướp mất, một ít chi tiết được ghi lại. Xây dựng lăng Ngôi mộ đạt đến chiều cao 45 m, trong đó các dãy cột chiếm gần bằng 1/3 tổng chiều cao lăng. Chiều cao của phần kim tự tháp có thể là 6,8 m, trong khi nhóm tượng xe ngựa được giả định có chiều cao ấn tượng 6 m - gấp khoảng hai lần kích thước thật. Như vậy phần chiều cao còn lại cho bục đài vòng sẽ là 20,2 m. Chỉ riêng bục đài vòng cũng cần đến khoảng 24.563 m3 đá phải khai thác, đẽo gọt, vận chuyển và đặt đúng vị trí, riêng phần nham thạch màu xanh lục sử dụng trong nội thất được khai thác tại chỗ trong khi phân tích cho thấy các loại đá khác đến từ những nguồn khác nhau ở rất xa. Đá cẩm thạch làm trụ ngạch Amazon lấy từ đảo Kos, trong khi trụ ngạch của xe ngựa có lẽ loại đá cẩm thạch Phrygy nằm sâu trong nội địa vùng Afyon. Việc thu nhập nguyên liệu từ nhiều địa điểm khác nhau cho thấy Mausolus giữ vai trò quan trọng về uy thế chính trị trong vùng. Các cuộc khai quật được tiến hành vào thế kỷ 19, trong thập niên 1960 và 1970 đã khôi phục sơ đồ mặt bằng của Lăng và cho thấy Lăng được xây dựng bằng cách nào. Người ta chọn một nghĩa địa làm địa điểm, san lấp mặt bằng, khoét và lấp đầy các hành lang, phòng ốc để tạo ra một gối tựa rắn. Các tảng đá nham thạch ở địa phương dài đến cả mét để làm phần móng và lõi của bục đài vòng. Dùng các que kim loại để kẹp chặt các tảng đá kề nhau để kết khối và đỡ tường, đồng thời được gia cố thêm bằng các chốt kim loại liên kết các khối đá ở các lớp đá khác nhau. Dãy cột và kim tự tháp cũng được lên kế hoạch cùng lúc, mỗi cột trong dáy cột cách nhau 3 m sao cho có tổng cộng 36 cột Ionic. Phía trên cột, các kẹp kim loại lại dùng để liên kết các khối đá trang trí đầu cột. Chứng cứ khảo cổ không nhiều và sự mơ hồ, khó hiểu trong các ghi chép thời cổ đại về Lăng thật khó xác định bằng cách nào người ta đã đưa đá lên cao trong thi công. Phải dùng cầu để định vị các khúc đá ngắn lấp cột phía trên bục đài vòng để tính kích thước và độ cao dựng thẳng đá. Một khi đã đúng vị trí, dùng các chốt gỗ cố định các khúc đá ngắn lắp cột để liên kết và giữ chặt đá. Các khối đá ở bục đài vòng có thể được dựng thẳng theo cách tương tự, có thể bằng dây thừng buộc quanh các đầu có mấu lồi rồi sau đó đẽo gọt mấu lồi này khi đá đã đặt đúng vị trí. Việc đưa đá lên để xây dựng kim tự tháp có lẽ còn khó khăn hơn, vì khi dùng bất cứ dụng cụ nào tính độ bền theo tỷ lệ không những kích thước tảng đá, mà còn tính đến độ cao để dựng đá đứng thẳng, khoảng 32-39 m. Việc nâng và lắp trang trí điêu khắc cũng là một vấn đề, nếu không nói là khó khăn hơn. Nhấc bổng một tảng đá thường sợ đá bị gãy, rạn và khi đưa các tác phẩm điêu khắc tinh xảo, các chi rất dễ gãy. Đối với các tác phẩm to bằng hay to hơn kích thước người thật, công việc đòi hỏi phải hoạch định vô cùng cẩn trọng. Lăng chính là kho tàng đầy ắp các tác phẩm trang hoàng, nhất là tác phẩm điêu khắc không có giá đỡ, khiến Lăng được liệt vào hạng Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Vô số mảnh vụn còn sót lại, một số mảnh vụn có dấu vết của màu sơn: đỏ-nâu sơn trên tóc, râu: đỏ, xanh da trời và tía trên trang phục và áo choàng. Tượng sư tử bao quanh gờ mái cũng được sơn màu nâu vàng nhạt. Thế nhưng tất cả tác phẩm điêu khắc không giá đỡ được lắp đặt như thế nào vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một số cho rằng muốn lắp dễ phải tạo bậc thang ở bục đài vòng, tạo ra các gỡ để tựa các bức tượng. Số khác căn cứ vào tư liệu ghi chép thời cổ cho rằng không cần sử dụng bục đài vòng hình bậc thang, nhưng cuối cùng người cổ đại vẫn thành công trong việc lắp đặt các tượng. Ngay cả số người tán thành giải pháp dùng bục đài vòng hình bậc thang cũng không nhất trí về số lượng các bậc. Chúng ta căn cứ vào chính các phòng trong lăng mộ: một căn phòng hình chữ nhật xây dựng trong phần đáy của công trình, có nhiều bậc thang dẫn xuống, gần đó là các cửa ra vào bằng đá cẩm thạch đồ sộ. Chỉ có một khối đá hình vuông to lớn nằm bên trong lối vào, có nhiều lỗ và khe để đóng chốt, lúc đầu dùng để định vị tảng đá. Trong phòng này, vào năm 1522, các kỵ sĩ của Thánh John bắt gặp một bình đựng hài cốt hay quan tài. Thế nhưng, khi họ trở lại vào ngày hôm sau, quan tài đã bị vỡ ra, vương vãi các vật nhỏ hình tròn và mảnh vụn từ trang phục bằng vàng. Trong các cuộc khai quật gần đây, người ta chỉ tìm thấy một ít vật nhỏ hình tròn như thế. Đây là tất cả những gì chúng ta biết được về cách mai táng ban đầu. Tại sao một công trình tưởng niệm công phu như thế lại xây dựng dành cho một nhà cai trị xứ Caria? Môn khoa học chính trị có thể đưa ra lời đáp. Mausolus ham muốn thành lập một đế quốc Caria, thống nhất người Hy Lạp và các dân tộc khác, ngôi mộ của ông biểu tượng hóa tham vọng thống nhất bằng việc kết hợp các đặc điểm kiến trúc Hy Lạp, Lycia và Ai Cập. Một trong số những Tác phẩm điêu khắc trong lăng. nét mới của Lăng là gom kiến trúc và tác phẩm điêu khắc lại thành một mối quan hệ mới, tạo thế quân bình giữa hai thế lực có tiếng vang trong nhiều giai đoạn tiếp theo sau. Mausolus cũng xây dựng một loại tính bất tử qua lăng mộ, mô phỏng nhiều (trên phạm vi nhỏ) các công trình tưởng niệm Hy-La, và cung cấp từ “mausoleum” cho chúng ta và hiện nay chúng ta vẫn còn dùng để gọi các công trình lăng mộ đồ sộ. (Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại) Vườn treo Babylon Kỳ quan thế giới này được NebuchADnezzar xây dựng vào khoảng năm 605-562 TCN. Ông coi đó như một món quà dành cho người vợ, một người đã trưởng thành trong vùng đất quanh Media, khao khát cảnh núi rừng hùng vĩ. Vườn treo Babylon. Những đường rãnh hùng vĩ cùng các vòi phun nước theo phong cách boroque treo lơ lửng trên các mái vòm đan xen nhau, điều tuyệt diệu trong phong cách núi rừng của đất nước Iran được chuyển về vùng đồng bằng Mesopotamia ảm đạm - Vườn treo Babylon kết hợp trình độ bậc thầy về kỹ thuật với giấc mộng trữ tình. Không như Bảy kỳ quan nguyên thuỷ khác, Vườn treo là một công trình không chỉ dành cho vinh quang mà cho tình yêu - một tình nhân tuyệt vời do một quân vương xây dựng để thỏa lòng nhớ nhung người vợ ở quê nhà. Đây là một câu chuyện thật quyến rũ, nhưng có phải là ảo tưởng không? Có phải NebuchADnezzar và Amyitis đã sánh bước bên nhau tản bộ dọc theo những lối đi đầy bóng mát này? Đây có phải là nơi Alexander Đại đế đã chết trong khi cố gắng một cách tuyệt vọng để làm giảm cơn sốt rét đang hành hạ? Mô tả thời cổ đại Sử gia có uy tín, người đầu tiên đề cập đến vườn treo là Berossus, một người dân thành Babylon đã viết về vườn treo vào khoảng năm 270 TCN. Ông kể rằng, NebuchADnezzar (605-562 TCN) xây một cung điện mới trong 15 ngày, nền móng bằng đá hay các bãi đất có hình bậc thang tựa như phong cảnh núi rừng. Theo lời Berossus, cây cối được trồng tại đây, cái được gọi là vườn treo, nhằm làm vui lòng một vị hoàng hậu. Câu chuyện này không có gì phải ngờ vực. Các đồng minh thời cổ đại thường được chính thức công nhận bằng một đám cưới hoàng tộc và chính điều này chắc hẳn NebuchADnezzar đã kết hôn cùng một công chúa xứ Ba Tư (Iran). Một trong số những thành tích của NebuchADnezzar, theo Berossus biết, mô tả cung điện mới của nhà vua như sau: cung điện cao như núi, một phần xây dựng bằng đá, nghe nói chỉ trong 15 ngày là hoàn tất. Không nêu cụ thể một khu vườn nào cả, nhưng các cung điện chỉ chăm sóc có một khu vườn. Người Hy Lạp về sau bổ sung thêm nhiều chi tiết. Một giả thuyết kể rằng khu vườn rộng 120 m2, chiều cao của bức tường thành cao khoảng 25 m. Khu vườn có bãi đất tạo hình bậc thang như một nhà hát, với các công trình nhỏ hòa quyện bên trong. Phần nền xây nhiều vách tường, mỗi vách rộng khoảng 7 m và cách nhau 3 m, để đỡ các dầm bằng đá. Phía trên dầm là ba lớp riêng biệt - sậy đặt trong lớp nhựa đường, hai lớp đá xây bằng gạch, và lớp vỏ ngoài cùng làm bằng chì. Đất trong khu vườn đặt ở trên cùng, nước tưới cây lấy từ các cỗ máy ngụy trang hút nước từ con sông chảy bên dưới. Một giả thuyết thứ hai cho rằng, có đến 20 vách tường chống. Một giả thuyết thứ ba lại kể khu vườn nằm trên các mái cong dạng vòm xây bằng gạch và nhựa đường: các đinh vít kiểu Archimede nằm dọc theo cầu thang cung cấp nước. Một mô tả khác cho rằng có một công trình phụ gồm các cột bằng đá đỡ các dầm bằng gỗ: dầm làm bằng thân cây cọ. Thay vì bị mục rữa, đã mang chất bổ đến nuôi dưỡng rễ cây trồng trong khu vực treo ở phía trên, toàn bộ khuôn viên được tưới tiêu bằng một hệ thống gồm các vòi phun nước và máng dẫn thiết kế thật tài tình. Khu vườn ở đâu? Vì có những mô tả trái ngược nhau, một số tỏ ra ngờ vực liệu vườn treo có thật hay không. Tuy không có một đề cập đến bất cứ đặc điểm kiến trúc nào, ngoại trừ các thân cây không bị mục rữa, quả đáng ngạc nhiên. Du khách Hy Lạp chắc hẳn đã chứng kiến việc đưa cây cối lên cao, và chúng ta có thể tìm kiếm những gì còn lại trong đống đổ nát hiện tại theo cách hợp pháp. Nhưng Cổng vườn treo Babylon. thật không may, các cung điện ở Babylon đã bị những người háo hức tận dụng những viên gạch nung tráng lệ tàn phá hàng ngàn năm trước. Ngày nay chỉ còn lại phần nền móng mà thôi. Những người thám hiểm ban đầu tìm kiếm các khu vườn trong Cung điện mùa hè trên cao, diện tích khoảng 180 m2, cùng với việc kết hợp các giếng nước công phu, nhưng vẫn không đủ không gian dành cho các bãi đất hình bậc thang và cây cối. Một nhà khảo cổ đã xác định vị trí của khu vườn nằm phía trên một số mái cong dạng vòm mà ông phát hiện nằm ở Cung điện phía Nam, lại một lần nữa cũng có các giếng nước, cái mái dạng vòm còn là nền móng của một khu vực hành chánh, cũng có thể là một nhà lao. Bất kỳ ai tìm kiếm mặt bằng tầng trệt thuộc khu vực cung điện sẽ nhận thấy các cung điện phía Bắc và phía Nam nằm bên sườn hướng Bắc và Tây, gắn với Euphrates, bằng các công trình nào trong số này cũng đều có các khu vườn tạo hình bậc thang, có lẽ gây ấn tượng nhất là công trình phụ phía Tây. Phần bao quanh này, có diện tích khoảng 190 x 80 m, với các tường ngoài rộng khoảng 20 m, làm bằng gạch đặt trong lớp nhựa đường. Có nhiều căn phòng ở đầu phía Bắc, trong khi ở đầu phía Nam có một góc hình vuông, có lẽ cầu thang đặt trong một góc. Trong công trình độc đáo này, có thể người ta đã tạo hình một khu vườn hình vuông, gần bằng với kích thước yêu cầu, với các ngôi nhà nghỉ trong mùa hè cùng một khu núi non bộ tạo hình bậc thang. Nhưng vấn đề này chỉ được giải quyết qua những cuộc khai quật gần đây hoặc bằng một số tư liệu chưa tìm thấy từ thời vương triều Nebuchadnezzar. Cho đến lúc này, chúng ta có thể hình dung Vườn treo có các mái dạng vòm và vòi nước hoặc bằng bất cứ hình ảnh nào trong trí tưởng tượng. (Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại) Tượng người khổng lồ thành Rhodes [...]... trang trí bằng các tác phẩm chạm nổi, một đặc điểm khác thường đối với các ngôi đền Hy Lạp, chính bản thân các cột đều chạm trổ từ 40 đến 48 đường rãnh máng khoét sâu ở thân cột Quanh ngôi đền phía trên các cây cột, có một trụ ngạch, trong khi các máng xối đều chạm hình đầu sư tử Với khoảng cách giữa các cột không có trụ đỡ thường vượt quá 6,5 m, bao gồm các tảng đá dài đến 8,75 m, công trình đã buộc... với các công trình xây dựng một loạt các nhà tắm mới Nhà tắm cũng trang trí bằng các vòi phun đẹp mắt ở những nơi cống dẫn đi vào thành phố như một cách quảng cáo vị trí xã hội và tính hào phóng của vị mạnh thường quân Công nghệ xây cống dẫn nước Hầu như mọi cống dẫn nước thời cổ đại đều là hệ thống trọng lực đơn giản Bằng việc đảm bảo rằng nguồn phải nằm cao hơn thành phố cần cấp nước, và nghĩ ra cách... Hoàn tất kim tự tháp Trong khi các cạnh của những tảng đá bao được đẽo gọt tạo hình khi lắp đặt, thì mặt ngoài của tảng đá vẫn chưa trau chuốt cho đến khi hoàn tất kim tự tháp: đá dư bảo vệ lớp bọc trong khi thi công các tầng phía trên Công việc trau chuốt sau cùng diễn ra theo trình tự từ trên đỉnh xuống Lúc nhân công di chuyển từ các cạnh của kim tự tháp xuống, thì các đường dốc xây dựng được tháo... tượng cổ đại khiến chúng được các vị hoàng đế La Mã ngưỡng mộ Augustus đã đưa về Rome các cột tháp đầu tiên vào khoảng thập kỷ đầu của thế kỷ I Các nhà cai trị sau này lại chở thêm nhiều cột khác để thêm vào bộ sưu tập ngày càng nhiều của Rome Sau này một số cột được tìm thấy từ các đống đổ nát của thành Rome cổ đại, các Đức Giáo hoàng dựng lại từ thế kỷ 16 đến 18 như một phần trong chương trình tái... đã bị mất đi rất nhiều lớp vỏ bọc bằng đá vôi trắng, cùng các đền thờ bao quanh đã bị đổ nát, nhưng chính kích thước của những công trình hùng vĩ này vẫn khiến du khách phải sửng sốt Công trình vươn lên như một trong số những thành tựu đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử, nhưng thậm chí ngay cả hiện nay các phương pháp được những thợ xây cổ đại áp dụng vẫn còn là vấn đề nhiều tranh cãi Thực tế có hơn... băng đồng hay khu dân cư Đối với các cống dẫn nước, điều hoàn toàn thông thường khi có dạng mái vòm ở đường nhánh sau cùng, vì nhiều thành phố cổ đại được xây dựng trên đồi, các kênh dẫn phải đủ cao để duy trì cột nước Kết quả là các công trình ấn tượng như cống dẫn nước ba tầng Segovia, Tây Ban Nha Cách khác để vượt thung lũng khi thung lũng quá sâu là phải dùng cầu, bằng cách này một hệ thống áp suất... dụng một lực lượng 20.000-30.000 lao động, và số này làm nhà ở gần công trường Đường dốc và xây dựng Một trong những khía cạnh thường gây tranh cãi trong việc xây dựng kim tự tháp là cách đưa các tảng đá lên cao trong công trình Nhiều sơ đồ khác nhau diễn tả việc dựng, bẩy và kéo các tảng đá đã được nghiên cứu, và hiện nay hầu hết các học giả đều nhất trí rằng người ta đã sử dụng một số loại đường... TCN, khi các thành phố ở nam Ảrập phát triển, nhiều kỹ sư ở Marib phát triển hay mô phỏng kỹ thuật xây đá có thể sánh với kỹ thuật của những đối tác thương mại ở Ai Cập và Palestine Người ta chọn đá vôi đặc để xây đập, các tảng đá nặng một, hai tấn được chuyển vào đúng trên các đường đất đắp Sau đó ghép các tảng đá với nhau không cần vữa bằng cách gọt đẽo từng tảng Công việc thúc bách bằng cách xây... nước lâu đời nhất ở Rome có niên đại 312 TCN, có thể lấy cảm hứng từ các công trình phục vụ công cộng quan trọng của giới thống trị Hy Lạp đương đại Khoảng giữa thế kỷ 1, Rome có 9 cống dẫn nước, là chủ đề của một chuyên luận chi tiết do cơ quan chấp chính tối cao cũng như thành viên trong Viện nguyên lão lỗi lạc của Rome Sextus Julius Frontinus biên soạn trong tư cách người đứng đầu thuỷ cục Sau này... tiền xây dựng công trình Công trình giao phó cho Chares, có lẽ là người thiết kế pho tượng, phần đầu tượng đội vầng hào quang, cùng các tia lửa nhọn tỏa ra, mái tóc dợn sóng như thể đang bay trong gió Đây chính là những điểm đặc trưng của thần mặt trời Tượng người khổng lồ có lẽ có khuôn mặt tròn trĩnh, gần như dịu dàng, đôi môi hé mở, trong các mô tả về thần mặt trời Helios, tìm thấy trên các đồng tiền . Các công trình vĩ đại Đền lớn Abu Simbel Ngôi đền lớn Ramesses II ở Abu Simbel, Ai Cập là một trong những công trình ấn tượng và được mọi người biết đến nhất trong số tất cả các công trình. vi nhỏ) các công trình tưởng niệm Hy-La, và cung cấp từ “mausoleum” cho chúng ta và hiện nay chúng ta vẫn còn dùng để gọi các công trình lăng mộ đồ sộ. (Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại) Vườn. bằng các công trình nào trong số này cũng đều có các khu vườn tạo hình bậc thang, có lẽ gây ấn tượng nhất là công trình phụ phía Tây. Phần bao quanh này, có diện tích khoảng 190 x 80 m, với các

Ngày đăng: 03/07/2014, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan