Viêm tuyến giáp (Kỳ 1) ppt

5 379 1
Viêm tuyến giáp (Kỳ 1) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viêm tuyến giáp (Kỳ 1) I. Đại cương: + Các viêm tuyến giáp được xếp vào một nhóm nhiều bệnh viêm có nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng rất khác nhau. Trong đó cấu trúc bình thường của các nang tuyến bị phá huỷ và mỗi bệnh đều có các biến đổi đặc trưng về mô bệnh học. + Các viêm tuyến giáp có thể được chia ra như sau: - Viêm tuyến giáp cấp tính. - Viêm tuyến giáp bán cấp tính: * Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (bệnh De Quervain). * Viêm tuyến giáp lympho bào bán cấp tính. - Viêm tuyến giáp mãn tính: * Viêm tuyến giáp lympho bào mãn tính (bệnh Hashimoto). * Viêm xơ tuyến giáp mãn tính (bệnh Riedel). II. Viêm tuyến giáp cấp tính: Viêm tuyến giáp cấp tính là một bệnh ít gặp. Bệnh còn được gọi là Viêm tuyến giáp mủ, viêm tuyến giáp cấp tính do vi khuẩn 1. Bệnh căn: + Các vi khuẩn thường gặp là: Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus, Bacteroides. Ngoài ra có thể gặp do Salmonella, Escherichia coli hoặc nấm Coccidioidomycosis, Actinomycoses, Aspergillosis + Đường nhiễm khuẩn có thể là đường máu, bạch huyết hoặc trực tiếp sau một chấn thương. 2. Mô bệnh học: + Trong giai đoạn cấp: tuyến giáp bị thâm nhiễm các bạch cầu đa nhân và Lympho, có các vùng bị hoại tử và có thể hình thành ổ Apxe. + Trong giai đoạn sau: tổ chức xơ phát triển trong các vùng bị viêm và hoại tử. 3. Triệu chứng chẩn đoán: a) Triệu chứng lâm sàng: + Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu + Đau và sưng vùng cổ trước lan tới tai hoặc hàm dưới, đau tăng lên khi nuốt. + Khám vùng tuyến giáp có thể thấy cấc dấu hiệu của khối Apxe như: nóng, đau, đỏ và lùng nhùng. b) Triệu chứng cận lâm sàng: + Bạch cầu đa nhân tăng và chuyển trái. + Nồng độ hormone trong máu bình thường mặc dù có trường hợp tăng nhẹ. + Chụp siêu âm tuyến giáp: xác định được một vùng loãng siêu âm, có vỏ bọc rõ. + Chụp Xạ hình tuyến giáp: có hình một vùng không bắt chất phóng xạ (“nhân lạnh”). + Chọc hút sinh thiết tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ: xác định tế bào học để chẩn đoán phân biệt với các U tuyến giáp. 4. Chẩn đoán phân biệt: Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có khối tăng cảm và đau cấp tính ở vùng cổ trước như: + Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (bệnh De Quervain). + Viêm mô lỏng lẻo vùng cổ trước, nhiễm khuẩn khoang sâu vùng cổ trước, nang ống giáp-lưỡi hay nang mang bội nhiễm. + Bướu giáp thể nang biến chứng chảy máu cấp tính trong nang. + U tuyến giáp lành hoặc ác tính. 5. Điều trị: + Dùng kháng sinh tích cực phù hợp với loại vi khuẩn gây viêm tuyến giáp. + Nếu có dấu hiệu thành ổ Apxe thì phải tiến hành rạch và dẫn lưu mủ. Cần điều trị sớm và tích cực vì có thể có biến chứng vỡ ổ Apxe và mủ có thể chảy ra lan vào trung thất. . Hashimoto). * Viêm xơ tuyến giáp mãn tính (bệnh Riedel). II. Viêm tuyến giáp cấp tính: Viêm tuyến giáp cấp tính là một bệnh ít gặp. Bệnh còn được gọi là Viêm tuyến giáp mủ, viêm tuyến giáp cấp. giáp bán cấp tính: * Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (bệnh De Quervain). * Viêm tuyến giáp lympho bào bán cấp tính. - Viêm tuyến giáp mãn tính: * Viêm tuyến giáp lympho bào mãn tính. các nang tuyến bị phá huỷ và mỗi bệnh đều có các biến đổi đặc trưng về mô bệnh học. + Các viêm tuyến giáp có thể được chia ra như sau: - Viêm tuyến giáp cấp tính. - Viêm tuyến giáp bán cấp

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan