Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước pptx

42 343 0
Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước Viện Công nghệ Sinh học thuộcTrung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, đã nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị lọc khử Nitơ liên kết trong nước, góp phần bảo vệ sức khỏe và làm giảm các bệnh ung thư do nước bị nhiễm ni-tơ gây ra. Thiết bị này gồm bốn khoang: khoang nitrat hóa, khoang phản nitrat hóa và hai khoang xả cặn. Vỏ và các khoang của thiết bị được chế tạo bằng thép inox. Bộ phậ n thu và xả cặn sử dụng trong thời gian từ một đến hai năm. Viện Công nghệ Sinh học có thể cung cấp những loại bình lọc như NIRFE 50, 100, 200 với lưu lượng nước được xử lý từ 15 lít/giờ đến70 lít/giờ. Thiết bị này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều địa phương. Hiện nay, tại nhiều địa phươ ng trong cả nước, tình trạng nước ăn, uống bị nhiễm Nitơ liên kết rất cao. Theo điều tra mới đây của Bộ Xây dựng tại một số làng xã vùng nông thôn đồng bằng tập trung đông dân cư, các làng nghề, vùng ven đô, nước sinh hoạt bị nhiễm Nitơ liên kết rất cao, vượt quá chỉ tiêu cho phép từ hàng chục lần, điển hình là Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (Hà Nội), thậm chí có nơ i vượt tiêu chuẩn cho phép đến hàng trăm lần. Nguồn: Tin tức, N.D, 5/1/2003 Nhà máy xử lý rác thải hiện đại nhất Đông Nam Á Mới xử lý được 1/7 lượng rác thải của Hà Nội Theo con số thống kê hiện nay của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội, thì lượng rác thải sinh hoạt trong một ngày của toàn thành phố Hà Nội thu gom được là 1.500 tấn. Xử lý hết số rác sinh hoạt hàng ngày này là một vấn đề đáng quan tâm của Thành phố. Giám đốc Xí nghiệp Chế biến Phế thải Đô thị, cho biết: “Dự án nâng cấp Nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn” bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9/2002 vớ i tổng số vốn đầu tư là 65 tỷ đồng. Nhà máy có công suất xử lý là 210 tấn rác/ngày, nhưng hiện nay đang trong giai đoạn bảo hành nên chỉ có thể cho chạy máy 1 ca với công suất 130 tấn rác thải/ngày. Với quy trình sản xuất nhanh gọn như rác được đưa đến xí nghiệp, qua dây chuyền chọn lọc và xử lý chọn rác hữu cơ, loại bỏ rác trơ, sau đó đưa vào bể ủ. Tại đây rác được ủ lên men và lên băng chuyền đổ vào máy nghiền rác, máy hút chân không. Cuối cùng là khâu cân và đóng bao, tất cả các thao tác này đều được thực hiện bằng máy. Dây chuyền này đã giúp xí nghiệp giảm bớt được nhân công và các chi phí khác phát sinh trong công đoạn tiêu hủy rác. Ưu điểm của dây chuyền -Bằng phương pháp công nghiệp ủ lên men không sinh ra nước và không gây mùi hôi, do đó nhà máy có thể được đặt gần thành phố, tiết kiệm được một phần chi phí vận chuyển hay mang đi chôn lấp, tiết kiệm được quỹ đất cho Thành phố, vì mỗi nhà máy chỉ có 4 ha đất để xử lý rác trong 15 năm với khối lượng rác là 50.000 tấn. Một ưu điểm nữa của dây chuyền là đảm bảo sự trong lành của môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến người dân sinh hoạt ở cạnh nhà máy. Tiếp đó là giảm bớt cường độ lao động, vì đây là dây chuyền sản xuất tự động hoá hoàn toàn. Nếu như trước đây chưa có dây chuyền này, khi sàng và phân loại rác có những lúc cao điểm ngoài lực lượng nhân công sẵn có trong nhà máy, chúng tôi đã phải thuê 100 nhân công nữa, nhưng đến nay phân xưởng đó chỉ có 2 công nhân đứng máy mà vẫn đảm bảo được dây chuyền sản xuất. Theo tôi thì đây là một dây chuyền xử lý rác thải hiện đại nhất Đông Nam á. Hiện nay việc chọn lựa rác đầu nguồn đang là một khó khăn và tốn rất nhiều thời gian, chi phí phí, bởi vì làm ra sản phẩm phân vi sinh phải là loại rác có 50% chất hữu cơ, những thành phần chất hữu cơ thường có và có cao nhất là ở rác chợ, mà khâu chọn lựa rác đầu nguồn của mình còn nhiều hạn chế. Thực t ế, Xí nghiệp đã giám sát một bể rác có 216 tấn rác, mới lựa được 105 tấn rác hữu cơ, lượng rác trơ còn lại chúng tôi lại phải vận chuyển lên bãi rác Sóc Sơn để chôn lấp, chi phí để vận chuyển, chọn lựa rất tốn kém. Chúng tôi đang hạn chế đến mức tối đa khâu này để hạ giá thành sản phẩm xuống. Nguồn: Lao động, 9/1/2003 Lò sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời Dùng gỗ tươi đóng đồ, sản phẩm sẽ bị nứt, cong, vênh do co ngót. Nhưng thời gian chờ cho gỗ khô phải tính bằng tháng. Vào mùa vụ, các nhà sản xuất phải sấy gỗ; bằng than, bằng điện hay gas đều rất tốn kém. D ưới đây là ý tưởng sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời, thông qua hiệu ứng nh à kính, giúp giá thành sản phẩm giảm rất nhiều. Nguyên lý Dùng luồng khí lưu thông tự nhiên (hoặc cưỡng bức nếu cần thiết) đã hấp thụ sức nóng của ánh sáng mặt trời trên cơ sở hiệu ứng nhà kính để làm bốc hơi nước trong gỗ. Cấu tạo lò Buồng chứa gỗ: Tuỳ theo công suất mong muốn mà làm buồng to hay nhỏ, cao hay thấp. Có thể xây bằng gạch trát vữa ximăng hoặc dùng các container cũ cải tạo nên. N ếu được, nên sử dụng thêm các hình thức cách nhiệt cho buồng chứa gỗ. Mái lò được làm bằng kính để thu năng lượng mặt trời, dốc sang hai bên để thoát nước mưa và tạo ra hầm mái. Để tăng hiệu quả thu năng lượng, sàn hầm mái có thể trải các vật liệu màu đen. Gỗ được xếp dựng đứng trong buồng thành từng lớp. Các lớp gỗ được ngăn cách nhau bởi một hoặc hai nẹp gỗ dày 2cm. Các nẹp gỗ này còn có tác dụng ngăn khoảng không gian giữa hai lớp gỗ thành hai phần để bắt dòng không khí phải lưu thông qua toàn bộ khối gỗ. Để tránh dòng không khí đến miệng hút gió quá nhanh mà không đi qua hết khối gỗ, thì yêu cầu các thanh gỗ trong một lớp phải có cùng chiều dày và xếp sát liền nhau. Các nẹp gỗ được đỡ bằng các giá đỡ dọc theo thành lò. Sàn lò được làm bằng gỗ và có khoảng cách với nền để nước trong gỗ thoát ra có thể chảy xuống nền và thoát ra ngoài nhờ tạo độ dốc cho nền lò. Hệ thống dẫn khí gồm hộp phân phối khí nóng và hộp thu khí nguội được bố trí ở một bên và dọc theo thành lò. Hộp khí nóng thông với hầm mái và có thể phủ thêm bằng vật liệu cách nhiệt, có cử a liên hệ với hệ thống cấp nhiệt bằng than tổ ong khi cần thiết. Hộp khí nguội có các ống hút khí, lắp cầu hút và có cửa chờ để lắp quạt thông gió trong trường hợp không khí không lưu thông tự nhiên được. Hai hộp này liên hệ với buồng sấy bằng các lỗ trên tường lò. Vận hành Xếp gỗ trong lò: Một đầu các thanh gỗ được phủ kín bằng nilông. Mục đích là để không cho nước thoát ra ngoài theo m ặt này để chống nứt gỗ. Đầu thanh gỗ có bịt nilông quay lên phía trên. Do năng lượng mặt trời không duy trì được liên tục trong suốt quá trình sấy hoặc sấy ban đêm, nên có thể dùng các biện pháp hỗ trợ như cấp nhiệt bằng bếp than tổ ong để làm tăng nhiệt cho lò, dùng quạt thông gió khi trời không có gió. Nguồn: Lao động, 19/1/2003 Xử lý bã khoai mì bằng công nghệ trong nước Những năm 1995-1997, một số đơn vị sản xuất tinh bột như Vedan - Việt Nam (Đồng Nai), các nhà máy sản xuất tinh bột Tây Ninh, An Giang, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Ninh Thuận,v.v đi vào hoạt động. Các nhà máy sau khi đã lấy được tinh bột từ củ khoai mì sắn thì bỏ lại phần bã mì. Phần bã này không không những gây ô nhiễm môi trường mà còn gây lãng phí rất lớn, vì trong phần bã mì bị thải vẫn có đến từ 5-7% tinh bột. Năm 1997, nhà máy Vedan - Việt Nam đặt hàng Công ty Tư vấn và Đầu tư Kỹ thuậ t Cơ điện TP Hồ Chí Minh, thiết kế và chế tạo một dây chuyền thiết bị xử lý bã mì. Sau gần cả năm thiết kế, thử nghiệm, cuối cùng đã có dây chuyền chuyển giao được cho Nhà máy Vedan một hệ thống xử lý, nhưng chưa thật sự trọn vẹn. Bởi lẽ phần sấy khô bã mì thì coi như tạm ổn. Song phần ép tách nước bã khoai mì để sấy khô vẫn chưa giải quyết được. Sau hơn 5 năm, kỹ sư Thành thuộc Công ty tư vấn và Đầu tư Kỹ thuật Cơ điện TP.Hồ Chí Minh đã tìm ra được giải pháp để khắc phục nhược điểm này qua tham khảo hàng loạt các kiểu máy của Pháp, Đức; những công nghệ như máy ép kiểu vít xoắn đường kính tăng d ần, ép kiểu chày cối, ép kiểu băng trống,v.v đã xử lý bã mì một cách triệt để. Theo đó, bã mì sẽ không còn phải tốn thêm công đoạn phơi nắng trước khi sấy nữa, mà bã mì thải ra khi vừa thu hồi tinh bột xong sẽ được tiếp nhận ngay. Sau khi được tách nước sơ bộ, bã mì được chuyển đến máy ép. Tiếp đó bã mì sẽ được chuyển tiếp sang máy sấy thùng quay. Độ ẩm của bã mì lúc này được rút xuố ng còn khoảng 20-30% nước. Rồi tiếp tục được chuyển tới máy sấy khí động, sau khi qua máy sấy khí động, bã mì chỉ còn khoảng dưới 10% nước. Với độ ẩm này thì bã mì đã đủ tiêu chuẩn để đóng bao tồn trữ, đủ tiêu chuẩn để bán cho các nhà máy làm thức ăn gia súc. Thiết bị xử lý trọn gói bã khoai mì này đã hoạt động tốt ở Công ty Chế biến & Xuất Nhập khẩu Nông sản An Giang. Thiết bị này có n ăng suất 2.500 - 2.800 kg bã khoai mì/giờ, và xử lý khá tốt ngay khi bã khoai mì còn sũng nước. Hiện nay, chỉ mới có thiết bị do Việt Nam chế tạo này là "trị" bã khoai mì có độ ẩm cao như vậy. Có thể khẳng định rằng thiết bị xử lý này có chất lượng không kém thiết bị nhập ngoại, mà giá thành chỉ khoảng 1/3 máy ngoại. Nguồn: Người lao động, 11/2/2003 Nhiệt độ mặt đất giúp tính được mực nước ngầm Các nhà khoa học đã phát hiện ra một phương pháp mới để đo tốc độ chuyển động của nước từ mặt đất tới gương nước bằng cách phân tích nhiệt độ của mặt đất. Hội Khoa học thổ nhưỡng Hoa Kỳ đã công bố công trình nghiên cứu này trên tạp chí Vadose Zone, mô tả phương pháp luận về việc sử dụng nhiệt độ mặt đất để phân tích lượng n ước được nạp vào tầng nước ngầm ở một vị trí cụ thể. Công trình nghiên cứu mô tả các kết quả khoa học thu được ở các địa điểm hiện trường thuộc New Mexico và Nevada, là những nơi mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện được cách tính tốc độ nước chuyển động xuống gương nước ngầm bằng các phép đo nhiệt độ giữa bề mặt đất với gươ ng nước tại các lỗ khoan thăm dò. Theo Jim Constantz thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ, "nếu biết được tốc độ chuyển động của lượng nước nạp sẽ giúp xác định được lượng nước cho phép khai thác, tránh khai thác quá nhiều lượng nước ngầm do mưa và các dòng chảy nạp". Các nhà khoa học còn nghiên cứu các dữ liệu về nhiệt độ dưới sâu núi Yucca và đồng bằng French, Nevada, cũng như nghiên cứu các dữ liệ u nhiệt độ tầng nước nông hơn trong lưu vực Rio Grande, New Mexico. Khi so sánh các phép đo chuyển động của nước dựa vào nhiệt độ giữa các địa điểm ở các vùng núi, thung lũng và các vùng trung gian, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được hàng loạt các giá trị tốc độ chuyển động của nước từ bề mặt tới gương nước ngầm. Các dòng chảy nằm sâu dưới vùng xa mạc, chuyển động đi xuố ng của nước có tốc độ tới vài fít/ngày, trong khi dưới sâu các lưu vực khô hạn, chuyển động của nước không quá hoặc dưới một phần inch/năm. Theo Constantz, trong tương lai, các phép đo thường xuyên nhiệt độ mặt đất sẽ giúp xác định được các tốc độ chuyển động tổng của nước xuống gương nước trên diện rộng, và như vậy cho phép bơm nước ngầm với lưu lượng không vượt quá tốc độ nạp lại nước ngầm. Từ đó có thể tạo ra tính bền vững trong việc sử dụng các nguồn nước ngầm cho các thế hệ tương lai ở vùng Tây Nam. Nguồn: American Society ofAgronomy, 2/2003 Ứng dụng công nghệ viễn thám (SAR) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) bảo vệ môi trường Những nhu cầu thực tế của Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa khô và một mùa mưa riêng biệt. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 và mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11. Những năm gần đây, khí hậu thường có sự thay đổi, lũ lụt gia tăng và thường xuyên gây thiên tai. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, thì môi trường cũng sẽ rất dễ bị hủy hoại bởi các hoạ t động kinh tế. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý trong lồng ghép bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế là một nhu cầu thực tế của nước ta, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ này vẫn còn gặp những khó khăn đáng kể. Theo kết quả ứng dụng ban đầu của các chuyên gia, trước hết chúng ta có thể sử dụ ng công nghệ này để theo dõi diện phân bố vùng lũ và xây dựng bản đồ lũ theo thời gian. Cho đến nay, việc khẩn cấp đưa ra một bản đồ vùng ngập lụt là cần thiết. Dạng bản đồ này là nguồn thông tin tốt để phân tích phục vụ việc quản lý lũ lụt nhằm đáp ứng yêu cầu của các nghiên cứu và ứng dụng khác nhau. Một trong những công cụ mạnh cho việc lập các bản đồ như vậy là hệ thống ảnh Radar. Dữ liệu ảnh Radar không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nên có khả năng thu ảnh bất cứ lúc nào mà chúng ta cần. Do đó, việc theo dõi theo thời gian lúc nào cũng được bảo đảm. Thời gian qua, tập đoàn quốc tế Radarsat, CIAS và Uỷ ban Giảm nhẹ Thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã kết hợp với nhau trong dự án về Geomatic nhằm tạo một hệ thống ứng dụng để thành lập bản đồ lũ, giảm nhẹ thiệt hại và dự báo lũ. Dữ liệu viễn thám chính được sử dụng là Radasat, ảnh hưởng của vệ tinh hoạt động với đầu chụp SAR. Một cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đã đồng thời được xây dựng nhằm bảo đả m hoạt động cho cả hệ thống. Lần đầu tiên hệ thống theo dõi lũ được thiết kế cho đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung. Đây là những ưu điểm của việc ứng dụng SAR trong việc phục vụ đánh giá nhanh diễn biến của lũ lụt. Với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý, các kết quả này có thể đượ c tích hợp với nhau, giúp chúng ta nhanh chóng đánh giá được tác động của lũ tới sản xuất và đời sống dân sinh. Mặc dù việc ứng dụng công nghệ này trong lồng ghép bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế sẽ có hiệu quả rất cao, song đối với Việt Nam, việc áp dụng công nghệ cao vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số thách thức này là giá cả dữ liệu, chi phí đào tạ o công nghệ và những vấn đề có liên quan đến tổ chức sử dụng công nghệ cao như viễn thám SAR ở Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy, việc ứng dụng công nghệ SAR có thể chuyển giao và sử dụng có hiệu quả ở Việt Nam cho các dự án thử nghiệm, trong khi đó việc chuyển giao công nghệ cho các hệ thống ứng dụng đòi hỏi thời gian và nỗ lực lớn hơn. Như vậy, những thách thức mà chúng ta đang đối mặt không còn là vấn đề kỹ thuật. Việc chuyển giao ứng dụng SAR ở các nước đang phát triển phải đối phó với hàng loạt vấn đề về tổ chức, nhận thức của các nhà lãnh đạo về giá trị đ ích thực của công nghệ viễn thám. Còn ở Việt Nam vấn đề kinh tế, chính sách giá cả của các nhà sản xuất hiện đang là rào cản lớn cho việc sử dụng hiệu quả dữ liệu SAR trong việc theo dõi lũ. Nguồn: Hà Nội mới, 26/2/2003 Đà Lạt ứng dụng GIS trong quản lý đô thị Theo kế hoạch, đến tháng 12/2004 thì toàn bộ hệ thống tích hợp thông tin địa lý phục vụ quản lý đô thị (GIS) của Đà Lạt sẽ được hoàn thành. GIS là hệ thống tích hợp thông tin địa lý nhằm phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó đặc biệt là mục đích quản lý đô thị. Trên thế giới, GIS không còn xa lạ với nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, công nghệ GIS cũng đã được khai thác ở một vài thành phố lớn như TPHCM, Biên Hoà (Đồng Nai),v.v Song, với Lâm Đồng, đây là lần đầu tiên công nghệ GIS được triển khai tại thành phố Đà Lạ t. Theo các nhà chuyên môn, việc ứng dụng GIS sẽ giảm được khoảng 40% chi phí xây dựng dữ liệu đơn lẻ cho từng cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, GIS chính là "ngân hàng" đáng tin cậy chứa đựng những thông tin cần thiết cho các nhà quản lý, các chủ đầu tư, những người lập dự án,v.v tìm đến trước khi đưa ra một quyết định đạt tính chính xác cao nhất. Tại Đà Lạt, những thông tin, dữ liệu v ề nhà, đất, môi trường của từng hộ cá thể đến các đơn vị, cơ quan cũng như cả quy hoạch chung của thành phố từ trước đến nay chỉ được lưu trữ rời rạc trên các phương tiện hiện có như văn bản giấy tờ, máy vi tính và một số dạng lưu trữ khác. Do đó, nhà quản lý trước khi đưa ra một quyết định nào đó có liên quan đến vấn đề nhà đất, môi trường,v.v thì cần rất nhiều thời gian và đặc biệt là cần rất nhiều về các dạng tài liệu liên quan. Bởi vậy, với quyết tâm cải cách thủ tục hành chính theo chiều sâu, UBND TP. Đà Lạt được sự trợ giúp của Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã lên đề cương thiết lập hệ thống tích hợp thông tin phục vụ quản lý đô thị (GIS) và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duy ệt và chính thức cho triển khai thực hiện. Theo Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện dự án GIS Đà Lạt, thì dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ đầu năm nay đến tháng 6/2003 với nhiệm vụ phải hoàn thành việc xác định hiện trạng Đà Lạt; đưa ra các cấu trúc dữ liệu tương ứng với các chuyên đề (như các chuyên đề về nhà, đất, mạng lưới giao thông, quy hoạch,v.v ); xây dựng không gian 3 chiều của thành phố, thiết kế quy trình cập nhật dữ liệu trên GIS, tạo phần mềm cung cấp cho các đối tượng về các lĩnh vực (như quản lý nhà đất, quản lý giao thông,v.v ) và cập nhật mọi diễn biến khác. Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 7/2003 đến tháng 7.2004: Hoàn thiện khả năng liên thông GIS giữa các phòng ban chức năng (Phòng Nhà đất - Địa chính, Phòng Xây dựng - Giao thông.v.v ) với Văn phòng UBND TP. Đà Lạ t. Ttrong giai đoạn cuối, từ tháng 8/2004 – 12/2004, toàn bộ hệ thống tích hợp thông tin địa lý phục vụ quản lý đô thị của TP. Đà Lạt phải được hoàn thành để trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho sự phát triển đô thị trong tương lai. Đầu tháng 1.2003, đề cương này được Hội đồng Khoa học tỉnh thẩm định với đánh giá khá cao và được UBND tỉnh Lâm Đồ ng phê duyệt cho triển khai thực hiện từ giữa tháng 1/2003 đến hết năm 2004 với tổng kinh phí 650 triệu đồng. Nguồn: Lao Động, số 44, 13/2/2003 Xử lý nước thải các làng nghề bằng lau sậy Lau sậy là loài cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Hệ sinh vật xung quanh rễ của chúng vô cùng phong phú, có thể phân hủy chất hữu cơ và hấp thụ kim loại nặng trong nhiều loại nước thải khác nhau, như các loại nước thải làng nghề. Phương pháp dùng lau sậy để xử lý nước thải do Giáo sư Kathe Seidel người Đức đưa ra từ những năm 60 của thế kỷ 20. Khi nghiên cứu khả năng phân hủy các chất hữu cơ của cây cối, ông nhận thấy điểm mạnh của phương pháp này chính là tác dụng đồng thời giữa rễ, cây và các vi sinh vật tập trung quanh rễ. Trong đó, loại cây có nhiều ưu điểm nhất là lau sậy. Không như các cây khác ti ếp nhận ôxy không khí qua khe hở trong đất và rễ, lau sậy có một cơ cấu chuyển ôxy ở bên trong từ trên ngọn cho tới tận rễ. Quá trình này cũng diễn ra trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng của cây. Như vậy, rễ và toàn bộ cây lau sậy có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Ôxy được rễ thải vào khu vực xung quanh và được vi sinh vật sử dụng cho quá trình phân h ủy hoá học. Ước tính, số lượng vi khuẩn trong đất quanh rễ loại cây này có thể nhiều như số vi khuẩn trong các bể hiếu khí kỹ thuật, đồng thời phong phú hơn về chủng loại từ 10 đến 100 lần. Chính vì vậy, các cánh đồng lau sậy có thể xử lý được nhiều loại nước thải có chất độc hại khác nhau và nồng độ ô nhiễm lớn. Hiệu quả xử lý nước thải sinh ho ạt (với các thông số như amoni, nitrat, phosphát, BOD 5 , COD, colifom) đạt tỷ lệ phân hủy 92- 95%. Còn đối với nước thải công nghiệp có chứa kim loại thì hiệu quả xử lý COD, BOD 5 , crom, đồng, nhôm, sắt, chì, kẽm đạt 90-100%. Theo Vụ Khoa học- Công nghệ, Bộ Xây dựng, nước ta hiện có khoảng 1.450 làng nghề truyền thống, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, với các nghề như chế biến sản phẩm nông nghiệp (làm bún, miến, nấu rượu, chế biến thịt gia súc, gia cầm); sản xuất, tái chế giấy, sắt, nhựa, hoá chất; sản xuất đồ g ốm, mộc, kim khí,v.v… Tại nhiều làng nghề, nước thải đang là nguy cơ lớn gây ô nhiễm nước mặt, làm phát sinh nhiều mầm bệnh nguy hiểm Nước thải không được xử lý mà xả thẳng ra sông, hồ, kênh, mương hay đất bỏ hoang của làng. Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thích nghi cho sự phát triển của các loại lau sậy. Mặt khác ở các làng, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang cũng còn khá lớn. Do vậy, việc áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng lau sậy sẽ rất hiệu quả. Lợi dụng các vùng đất bỏ hoang chia làm nhiều ô, diện tích mỗi ô khoảng 0,4 ha và có cấu tạo gồm: trên cùng là lau sậy được trồng với mật độ 20 cây/m 2 trên lớp đất và phân. Lớp tiếp theo là cát 0,1 mét, rồi đến lớp sỏi cỡ lớn dày 0,55 m và sỏi nhỏ 0,25 m. ở độ sâu 0,7 m, cứ cách 10 m đặt các ống thoát nước đường kính 100 mm. Tải trọng lọc trên cánh đồng lau sậy đạt 750 m 3 /ha/ngày. Quy trình hoạt động: nước thải tập trung từ bồn chứa được bơm vào bãi thấm qua “bộ lọc” là tấm thảm rễ lau sậy, sau đó tiếp tục thấm qua các lớp vật liệu lọc, rồi chảy xuống các ống thoát nằm phía dưới và thải ra tự nhiên. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Độ pH và các chỉ số sinh hóa ổn định cho phép vi sinh vật hoạt động bình thường, riêng chấ t rắn lơ lửng đạt loại A (50mg/l). Nguồn: Khoa học và Đời sống, 3/3/2003 Thức ăn có cá cắt giảm lượng metan từ chăn nuôi Theo công trình nghiên cứu mới đây, bổ sung một chút dầu cá vào thức ăn gia súc có thể giúp nông dân hạn chế các khí nhà kính phát thải từ các trại chăn nuôi. Thay đổi thành phần thức ăn gia súc từ chế độ ăn bình thường sang chế độ ăn có bổ sung chất cá sẽ cắt giảm 1/2 lượng phát thải metan. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, phát thải metan từ các trại chăn nuôi gia súc chiếm khoảng 22% tổng lượng phát thải metan khí nhà kính trên toàn cầu. Về khối lượng, metan giữ nhiệt nhiều hơn các CO 2 gần 20 lần, góp phần chủ yếu gây nóng lên toàn cầu. Veerle Fievez và các nhà nghiên cứu thuộc đại học Ghent, Bỉ đã đo hiệu quả tiềm tàng của việc bổ sung dầu cá vào thức ăn gia súc bằng cách trộn dầu cá với chất lưu lấy từ phần trước dạ dày ngựa. Thông thường, khuẩn trong chất lưu sẽ phân huỷ thức ăn, rồi giải phóng metan. Tuy nhiên, Fiewez phát hiện, nếu bổ sung khoảng 4% d ầu cá đã cắt giảm 80% lượng metan do vi khuẩn tạo ra. Khi cho cừu ăn dầu cá, thì hiệu quả không nhiều, song lượng metan mà gia súc thải ra vẫn ở mức từ 25 đến 40%. Theo Fiever, thì dầu cá có khả năng rất lớn làm giảm phát thải metan từ chăn nuôi gia súc. Điều quan trọng là nhóm nghiên cứu đã phát hiện việc bổ sung dầu cá không gây rối loạn quá trình tiêu hóa bình thường. Đây là vấn đề thường gặp phải trước đây khi cho gia súc ăn thức ăn có dầu để kiềm chế quá trình phát sinh metan. Fiever và nhóm nghiên cứu cho rằng dầu cá còn có thể tạo ra nhiều lợi ích khác. Khi kiểm tra bề mặt dạ dày của cừu nuôi theo chế độ ăn mới, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy axít béo -omega 3 và mỡ chưa bão hoà, giàu hơn mức bình thường, có thể giúp giảm cholesterol. Nhóm nghiên cứu còn hy vọng, thịt và sản phẩm khác của các động vật được nuôi bằng thức ăn có dầ u cá, sẽ có các tỷ lệ mỡ “ tốt” cao hơn và bổ hơn. Do một số đàn cá đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, theo Fievez, có thể chiết xuất dầu chủ yếu từ tảo hoặc từ các động vật giáp xác có nhiều dầu hơn cả cá, gọi là bộ chân kiếm. Một vấn đề nhóm nghiên cứu quan tâm đến là các sản phẩm thịt và sữa có thể có mùi tanh của cá, vì vậy họ đã có kế hoạch nghiên cứu mức axít béo trong thịt và sữa. Nguồn: New Scientist, 13 Mar. 03 Công nghệ sạch sản xuất axit sunphuric Nhà máy Supe Lâm Thao đã cải tiến một công nghệ cũ của Liên Xô thành dây chuyền sản xuất axit sunphuric (H 2 SO 4) mới bằng việc thay đổi tỷ lệ nguyên liệu, kết hợp với cải tiến các công nghệ đốt lò, tận dụng được nguyên liệu pyrit trong nước và giảm triệt để chất thải gây ô nhiễm như khói, bụi, SO 2 và axít. Công trình này đã đoạt giải nhất trong lĩnh vực Công nghệ bảo vệ môi trường, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2002. Từ năm 1985, nhà máy đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất axit sunfuric số 2 theo thiết kế của Liên Xô trước đây. Dây chuyền này sử dụng loại lò phi tiêu chuẩn KC-150, đốt nguyên liệu là pyrit nguyên khai của Liên Xô hoặc Trung Quốc. Nhưng do không có loại nguyên liệu trên, nhà máy đã phải chuyển sang dùng quặ ng pyrit của công ty Giáp Lai, Việt Nam. Với loại nguyên liệu mới, dây chuyền không vận hành được vì không phù hợp thiết kế và lượng xỉ thải quá nhiều gây ô nhiễm môi trường khu vực. Những năm sau đó, nhà máy đã hai lần thử chuyển đổi nguyên liệu mới, là quặng pyrit nhập từ Anbani, rồi đến lưu huỳnh hoá lỏng nhập khẩu. Mỗi lần thay thế, tuy dây chuyền đã tăng được sản lượ ng, nhưng vẫn chỉ bằng hoặc hơn nửa công suất thiết kế. Điều đáng nói là tổn thất axit và khí SO 2 quá lớn, quy ra axit sunfuric nguyên chất là 12-14 tấn/ngày đêm. Lượng chất thải khổng lồ này đã gây ô nhiễm nặng khu dân cư xung quanh và ăn mòn chính [...]... bệnh ỉa chảy trong các hộ gia đình được thí nghiệm trong thời kỳ 4 tháng Nguồn: Science News, 28/6/2003 Công nghệ xử lý nước mặn, nước tạp chất thành nước tinh khiết Viện Khoa học vật liệu thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã hoàn chỉnh công nghệ hệ thống xử lý nước mặn, nước lợ, nước chứa nhiều tạp chất thành nước ngọt tinh khiết với giá thành bằng 1/4 giá thành thiết bị nhập ngoại... đã chế tạo được một dây chuyền gồm 5 thiết bị xử lý nước biển qua 5 công đoạn khác nhau với tỷ lệ nội địa hóa 70% Nước biển được bơm qua thiết bị đầu tiên sẽ được lọc sạch rong, rêu, tảo bằng một màng lọc có kích thước lỗ 50 micromet Sau đó, thiết bị lọc "vạn năng" (Multimedia) sẽ lọc sạch các chất có kích thước lớn hơn 20 micromet Sang thiết bị thứ ba, các chất Ca, Mg, Br,v.v được loại ra khỏi nước. .. rằng, các nước và công ty đã buôn bán tín dụng cacbon hy vọng sẽ chấp nhận rộng rãi Nghị định thư Kyoto Nguồn: Ustoday, 9/2003 Thiết bị xử lý nước biển thành nước ngọt đầu tiên của Việt Nam Thiết bị xử lý nước mặn thành nước ngọt đầu tiên của Việt Nam do Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Nước sạch và Môi trường (CTC) nghiên cứu, thiết kế mới đây đã được lắp đặt và sản xuất thành công tại Trung... loại Được tạo ra dựa trên nguyên lý màng lọc, ưu điểm nổi bật của thiết bị lọc nước mới này là có thể làm việc liên tục, không có các chất thải, không cần xử lý nước đầu vào, vận hành và bảo dưỡng rất đơn giản Thiết bị không chỉ xử lý được nước mặn, nước lợ thành nước ngọt mà nó còn xử lý được 95% các tạp chất và các độc tố hoà tan trong nước như Asen, Nitrat Qua kiểm tra, nước qua hệ thống lọc có nồng... lý nước từng hộ gia đình, người dân ở vùng nước nhiễm phèn đã có thể yên tâm và thuận tiện hơn nhờ những trạm cấp nước sinh hoạt cho cụm dân cư với công suất lớn như thế này Nguồn: KH&PT, 3-9/7/2003 Chế tạo thành công lò đốt rác y tế quy mô nhỏ Tiến sĩ Lê Thượng Mãn, Trung tâm Công nghệ mới Alpha, đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công lò đốt rác y tế quy mô nhỏ có công suất 50 kg/ngày đêm Thiết. .. nước Khi dây chuyền xử lý nước biển công suất lớn đầu tiên của Việt Nam hoạt động suôn sẻ từ lần vận hành đầu tiên trên đảo, TS Đào Đình Kim, một trong những nhà khoa học chủ chốt của CTC nghiên cứu, thiết kế và chế tạo dây chuyền này theo hợp đồng trị giá gần 2,5 tỷ đồng với UBND thành phố Hải Phòng cho biết: "Công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt đã được các nước phát triển nghiên cứu thành công. .. nghiên cứu không chỉ bán công nghệ mà còn thiết kế và chế tạo trang thiết bị dây chuyền sản xuất mới với giá thành chỉ bằng 1/10 so với thiết bị nhập ngoại TS Đỗ Quốc Quang còn cho biết: "Về cơ bản, chất lượng của dây chuyền được thiết kế trong nước không thua kém chất lượng thiết bị nhập ngoại Hàng ngoại thiên về yếu tố tự động hóa, tuy nhiên chất lượng sản phẩm của hai dây chuyền công nghệ này tương đương... về chất lượng nước ngọt, bảo vệ đời sống thủy sinh và chất lượng nước mặt loại B theo TCVN 5942-1995 cho thấy: Nước hồ Bảy Mẫu đang bị ô nhiễm nặng, trong nước có hàm lượng hydro sunphua (H2S) cao, lượng oxy trong nước rất ít nên đã nhiều lần xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến môi sinh của hồ Tách nước thải bằng hệ thống cống mới: Mục tiêu khi xây dựng dự án của Công ty Công viên Thống... Công viên Thống Nhất đã tiến hành làm dự án xây dựng và cải tạo công viên Lênin, đầu tiên tập trung vào hạng mục tách nước thải sinh hoạt khỏi hồ Bảy Mẫu để đảm bảo môi sinh cũng như chức năng của một hồ điều hoà Nước hồ bị ô nhiễm nặng Hồ Bảy Mẫu nằm trong công viên Lênin, có diện tích 21 ha, là một trong 26 hồ điều hoà nước mưa và nước thải của thành phố Hà Nội Từ nhiều năm nay, hồ Bảy Mẫu là nơi vui... kinh tế, nhân lực thì dây chuyền trong nước phù hợp hơn bới công nghệ mới do ta tự thiết kế cho phép sử dụng khoảng 60% các thiết bị của dây chuyền sản xuất tấm lợp dùng amiăng hiện có ở hơn 50 cơ sở sản xuất trong cả nước" Từ ngày 12-4/9/2003, tại Canada (một trong ba nước có nguồn amiăng chính của thế giới) đã diễn ra hội thảo Tìm kiếm vật liệu thay thế amiăng, Viện Công nghệ cũng được mời tham dự . Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước Viện Công nghệ Sinh học thuộcTrung tâm Khoa học tự nhiên và Công. gia, đã nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị lọc khử Nitơ liên kết trong nước, góp phần bảo vệ sức khỏe và làm giảm các bệnh ung thư do nước bị nhiễm ni-tơ gây ra. Thiết bị này gồm bốn khoang:. 3-9/7/2003 Chế tạo thành công lò đốt rác y tế quy mô nhỏ Tiến sĩ Lê Thượng Mãn, Trung tâm Công nghệ mới Alpha, đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công lò đốt rác y tế quy mô nhỏ có công suất

Ngày đăng: 03/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhà máy xử lý rác thải hiện đại nhất Đông Nam Á

    • Nguồn: Lao động, 9/1/2003

      • Nguồn: Lao động, 19/1/2003

      • Xử lý bã khoai mì bằng công nghệ trong nước

      • Nhiệt độ mặt đất giúp tính được mực nước ngầm

      • Nguồn: American Society ofAgronomy, 2/2003

        • Thức ăn có cá cắt giảm lượng metan từ chăn nuôi

          • Công nghệ sạch sản xuất axit sunphuric

            • Nước hồ bị ô nhiễm nặng

              • Tách nước thải bằng hệ thống cống mới:

              • Xe ô tô điện không gây tiếng ồn

                • Nguồn: Earthvision, 4/2003

                • Nguồn: Infofish International, 4/2002

                • Xử lý nước nhiễm phèn

                • “Sản xuất theo qui trình ngược”- Hệ thống mới thu hồi và sử

                  • Giải pháp mới đối với các kim loại nặng trong nước thải

                  • Máy ôzôn khử độc rau quả và nước ăn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan