NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU (Kỳ 4) pdf

5 512 4
NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU (Kỳ 4) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU VIÊM THẬN - BỂ THẬN CẤP VÀ MẠN TÍNH (Kỳ 4) 2. Điều trị viêm thận - bể thận cấp: - Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn: liều cao, ít nhất là 1 kháng sinh đường tĩnh mạch phối hợp với 1 kháng sinh uống trong giai đoạn có sốt. - Cấy vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh. Trong khi chờ kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ, cần cho kháng sinh ngay. Nếu sau vài ba ngày điều trị, triệu chứng lâm sàng không bớt, sẽ chỉnh kháng sinh theo kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ. - Thời gian dùng kháng sinh ít nhất là 2 tuần lễ. Trong những trường hợp vi khuẩn đặc biệt như: trực khuẩn mủ xanh hoặc tụ cầu trùng vàng, hoặc ổ viêm khởi đầu từ tuyến tiền liệt, kháng sinh có thể kéo dài 1 tháng hoặc hơn tùy từng trường hợp. - Các kháng sinh thường dùng hiện nay cho viêm thận - bể thận cấp là: . Nhóm Quinolon: Peflacin, Norfloxacin, Oflocet … . Cephalosporin thế hệ II, III: Zinat, Fortum, Cefobis, Claforan, Rocephin … . Nhóm Aminosid: Amikacin, Gentamycin. . Nhóm β lactam: Ampicillin, Augmentin, Unasyn … Sau đây là một số phác đồ điều trị: a. Phác đồ 1: - Ampicillin 1g x 6 lọ (tiêm tĩnh mạch chia 3 lần). - Gentamycin 80mg x 2 lọ (tiêm bắp chia 2 lần). Kéo dài 10 ngày, sau đó duy trì bằng: - Amoxicillin 0,5g x 6 viên/ngày. - Biseptol 480mg x 2-4 viên/24giờ trong 10 ngày tiếp theo. Nghỉ kháng sinh 5 ngày, cấy lại vi khuẩn niệu (-), UIV không có tổn thương: coi như khỏi hẳn. b. Phác đồ 2: - Peflacin 400mg x 2 lọ (truyền tĩnh mạch chia 2 lần). - Augmentin 500mg x 3-4 viên/ngày. Trong 3-5 ngày có sốt. Khi hết sốt 1-2 ngày duy trì Augmentin uống cho đủ 3 tuần lễ (liều trung bình 3 viên/ngày, người già 2 viên/ngày). Cấy lại vi khuẩn và chụp UIV sau 5 ngày điều trị để đánh giá kết quả. c. Phác đồ 3: - Claforan hoặc Cefobis 1g x 2 lọ (truyền hoặc tiêm tĩnh mạch chia 2 lần). - Norfloxacin (hoặc Peflacin) 400mg x 2 viên/24giờ, Oflocet 200mg x 2 viên/24giờ. Sau 5 ngày nếu hết sốt duy trì bằng kháng sinh uống cho đủ 3 tuần lễ. Và nhiều phác đồ khác dựa trên nguyên tắc điều trị kháng sinh như đã trình bày. 3. Điều trị viêm thận - bể thận mạn: a. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh khi có đợt cấp của viêm thận - bể thận mạn (xem phần điều trị kháng sinh trong viêm bể thận cấp). Cần chú ý lựa chọn kháng sinh không độc với thận, không làm giảm mức lọc cầu thận và lưu ý chỉnh liều kháng sinh theo mức độ suy thận. b. Điều trị triệu chứng: - Điều trị tăng huyết áp. - Điều trị thiếu máu. - Điều trị suy thận bằng điều trị bảo tồn nội khoa hoặc điều trị thay thế thận suy, tùy từng giai đoạn suy thận (xem bài điều trị viêm cầu thận mạn và suy thận). 4. Điều trị chung cho nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận - bể thận cấp, mạn tính: a. Uống nhiều nước: lượng nước tiểu > 1,5 lít/24giờ. b. Điều trị loại bỏ nguyên nhân thuận lợi: - Tán sỏi hoặc mổ lấy sỏi. - Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi hoặc bằng phương pháp Laser … (Bệnh thận Nội khoa. Nhà xuất bản Y học 2004) . NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU VIÊM THẬN - BỂ THẬN CẤP VÀ MẠN TÍNH (Kỳ 4) 2. Điều trị viêm thận - bể thận cấp: - Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn: liều cao, ít nhất là. đoạn suy thận (xem bài điều trị viêm cầu thận mạn và suy thận). 4. Điều trị chung cho nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận - bể thận cấp, mạn tính: a. Uống nhiều nước: lượng nước tiểu > 1,5. kháng sinh theo kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ. - Thời gian dùng kháng sinh ít nhất là 2 tuần lễ. Trong những trường hợp vi khuẩn đặc biệt như: trực khuẩn mủ xanh hoặc tụ cầu trùng

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan