Sinh con đầu lòng, bạn đã sẵn sàng chưa? pps

10 446 0
Sinh con đầu lòng, bạn đã sẵn sàng chưa? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sinh con đầu lòng, bạn đã sẵn sàng chưa? Trở thành cha mẹ thật là một niềm vui tuyệt đối và hầu hết mọi người đều cho rằng đó là những giờ phút tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Nhưng cho dù không có vấn đề gì, bạn cũng cảm thấy đó là thử thách lớn khi lần đầu làm cha mẹ. Bạn chưa từng có đứa trẻ nào và bạn chưa có những trải nghiệm để nhận biết được sự khác biệt đó. Câu hỏi đặt ra là: Bạn đã sẵn sàng chưa? à đi ều thiêng liêng và hạnh phúc vô cùng không điều gì sánh được. Đứa trẻ sơ sinh có gì khác hơn một bào thai? Ngựa non mới sinh ra có thể đứng và ngay cả chạy vào những ngày đầu tiên của cuộc đời do bản năng sinh tồn, nếu chúng muốn tồn tại trong môi trường sống khắc nghiệt. Thiên thần mới sinh của chúng ta giống một bào thai hơn là một đứa trẻ, do sự sống còn của loài người không phụ thuộc vào việc chạy nhảy, tư vệ mà phụ thuộc vào bộ não lớn và trí thông minh của mình. Và các em bé của chúng ta không thể chờ cho đến khi bộ não hoàn thành tiến trình phát triển của nó mới chào đời. Vì thế, xét về nhiều phương diện, trong thời gian ba tháng đầu đời, các em bé vẫn còn là những bào thai. Tiến sĩ Harvey Karp, một Bác sĩ nhi nổi tiếng của Mỹ, người đã bỏ ra hơn 30 năm chuyển tải những kinh nghiệm trong việc giúp các bậc cha mẹ hiểu và chăm sóc cho những đứa trẻ sơ sinh, ông gọi 3 tháng đầu đời của trẻ là một chu kỳ đầu. Trẻ em trong chu kỳ đầu này thường ở trong trạng thái bị xáo động và dễ bất an. Tại sao thế? Tại vì chúng nhớ môi trường sống xung quanh trước khi chúng chào đời. Vậy thì vấn đề đặt ra làm thế nào để đặt bé vào một môi trường giống như khi còn trong bụng mẹ? 24 giờ một ngày là tất cả những gì em bé của bạn có thể nghe được. Đó là nhịp đập đều đặn của trái tim, sự chuyển động của các nội tạng, luồng máu chạy trong cơ thể mẹ, giọng nói của người mẹ, và rât nhiều những tiếng động từ bên ngoài. Đó là những cử động xóc xóc nhẹ đều đều khi em bé của bạn còn trong dạ con của mẹ, một môi trường đầy nước. Hãy tưởng tượng khi bạn nằm trong một cái giường đầy nước, đó là những gì em bé của bạn cảm nhận. Khi mẹ bé thức dậy, ngồi lên và xem tivi, hoặc xoay trở trong khi ngủ…đấy chính là những chuyển động rất lớn đối với cảm nhận em bé. Và điều thứ ba là em bé được “đóng gói” rất chặt bên trong dạ con của mẹ, không có chỗ trống để di chuyển, dĩ nhiên, còn những cảm nhận khác nữa, như là nhiệt độ và độ ẩm ướt. Bé sinh ra đời - Tiếp xúc đầy đủ hơn với thế giới mới Chuyện gì xảy ra tiếp theo? Bây giờ đứa trẻ đã sinh ra đời, bao nhiêu là điều mới lạ đối với bé. Bé vừa mới rời khỏi môi trường chất lỏng hoàn toàn! Những tiếng động đều đặn mà trẻ đã từng thường xuyên nghe đã không còn nữa, những cảm nhận xóc xóc đều đặn cũng không còn. Cơ thể của em bé không còn phải co ro nữa, và bé có thể nằm dài một cách thoải mái như là chúng đã mong ước như thế. Cũng cần có thời gian để em bé cảm nhận được điều đó, để học được cách làm quen với môi trường mới. Vì thế trong vài tháng đầu tiên, em bé sẽ dần dần điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình: giờ bú sữa, chu kỳ ngủ, và ngay cả nhiệt độ cơ thể của bé. Ví dụ: trong suốt thời gian 2 tuần lễ đầu, đứa trẻ mới sinh ngủ suốt 20 giờ một ngày. Dần dần, bé ngủ ít hơn, và thể hiện những cố gắng để làm quen với môi trường xung quanh. ững năm tháng đầu đời của trẻ l à khoảng thời gian cho trẻ làm quen và tìm hi ểu nhiều về thế giới xung Bé sơ sinh = khám phá + học hỏi Trẻ em từ 0 đến 6 tháng lớn rất nhanh và rất háo hức học hỏi. Một đứa trẻ mới sinh bắt đầu có được tầm nhìn xa kể từ tuần thứ 3. Đến tháng thứ hai, bé có thể điều khiển được cơ mắt, có thể ổn định tầm nhìn, và tiếp theo, là những vật mà bé chú ý, có thể được gọi là quá trình dõi theo. Em bé 1 tháng tuổi có thể cho bạn biết khi nào bé cảm thấy khó chịu khi ê a với những âm điệu khác nhau. Khi được khoảng 7 tuần, tay chân bé có thể cử động đồng bộ. Và khi bé được khoảng 2 tháng tuổi, hệ thính giác của bé đã phát triển hơn. Ví dụ, bé có thể quay đầu bé về hướng có tiếng chim hót trên cành cây. Vào khoảng 3 tháng, bé sẽ có thể nắm chặt tay bạn. Bước vào tháng thứ tư, bé sẽ quay đầu lui tới để hướng theo giọng nói của bạn khi bạn nói sau lưng bé. Khi 5 tháng tuổi, cơ thể đã phát triển đủ để hiểu biết nhận thức khoảng không chung quanh và đo khoảng cách giữa vật và tay bé, và rồi, với sự phối hợp giữa mắt và tay, vươn bàn tay đến đến chạm đến đồ vật. Khi bé đã 6 tháng, cơ chế cân bằng của bé sẽ giúp bé giữ thăng bằng phần thân trên của mình. Bé cũng sẽ đưa đồ vật lên miệng cắn, cảm nhận nhiệt độ, chất liệu và những đặc tính khác của chúng. Bé sẽ bò đến bạn hay đến lấy đồ vật bé muốn, bé sẽ bập bẹ để giao tiếp với bạn. Khi bé thấy gương mặt quen thuộc, bé sẽ ngóc đầu lên và mỉm cười, làm ồn hoặc dùng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện niềm vui sướng của bé, như là vung tay vẫy, hay đạp mạnh chân- đó là những đứa trẻ sơ sinh đáng yêu của chúng ta. Cha mẹ cần phải làm gì trong suốt những tháng đầu đời của bé? Điều cần thiết nhất là cha mẹ phải làm là luôn làm cho bé cảm thấy thoải mái và an toàn, và cố gắng thoả mãn mọi nhu cầu của bé càng nhiều càng tốt. Theo cách này, đứa bé có thể không những cảm thấy môi trường xung quanh tốt hơn mà còn giao tiếp tốt hơn với những người yêu thương bé, và rồi sẽ trở thành một người tiếp thu rất nhanh những gì sẽ được học hỏi. Cha mẹ nên học cách để trở thành một người quan sát giỏi, nhận biết những phản ứng của cơ thể bé, bởi vì những đứa trẻ mới sinh không thể điều chỉnh hệ thần kinh của bé tiếp nhận, mà cũng không thể nói lên thành lời những nhu cầu của bé, và để cha mẹ nhận biết những điều bé muốn kể cả khi bé mệt mỏi. Vì vậy, âm điệu tiếng khóc của bé, cái cách quay đầu đi, tránh tiếp xúc bằng mắt, nhắm mắt lại hay ngủ thiếp đi sẽ nói với chúng ta những điều bé muốn…Do đó, tốt nhất chúng ta nên quan sát, am hiểu và nhận biết những thông tin mà bé gởi đến cho chúng ta và hãy thỏa mãn mọi nhu cầu đó. Và phải hiểu rằng những tiếng bập bẹ là sự cảm nhận rằng cha mẹ hiểu được chúng và có thể, có những phản ứng thích hợp và đúng lúc, điều này rất quan trọng đối với bé và để hình thành nhận thức thực tế và gắn kết được mối dây gắn bó với những người thân yêu của bé. ắng nghe tiếng khóc, quan sát thái độ, cử chỉ của trẻ cũng giúp cha mẹ hiểu h ơn về con m ình trong kho Trẻ không đến với chúng ta với những lời chỉ dẫn. Đó là lý do tại sao Gymboree ra đời. Được sáng lập từ năm 1976, Gymboree là một tổ chức hàng đầu trên toàn cầu với chương trình phát triển đầu đời cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi. Ngày nay, từ những chương trình mới cải tiến, đến những trung tâm gần bạn nhất, những kinh nghiệm quý báu của Gymboree sẽ được trao tận tay bạn, để bạn và con trẻ cùng đồng hành khám phá thế giới ngay từ tuổi sơ sinh. Sự tham gia của phụ huynh trực tiếp vào các họat động vui chơi của con trẻ chính là mấu chốt quan trọng của chương trình. Về khía cạnh giáo dục, trẻ em sẽ học tốt nhất khi có sự động viên của cha mẹ, người có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của trẻ. Và với phụ huynh, Gymboree là nơi bạn có thể gặp gỡ các bậc cha mẹ khác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm dạy con; điều này rất có nghĩa đối với những phụ huynh lần đầu làm cha mẹ. . Sinh con đầu lòng, bạn đã sẵn sàng chưa? Trở thành cha mẹ thật là một niềm vui tuyệt đối và hầu hết mọi người. gì, bạn cũng cảm thấy đó là thử thách lớn khi lần đầu làm cha mẹ. Bạn chưa từng có đứa trẻ nào và bạn chưa có những trải nghiệm để nhận biết được sự khác biệt đó. Câu hỏi đặt ra là: Bạn đã sẵn. đầu đời cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi. Ngày nay, từ những chương trình mới cải tiến, đến những trung tâm gần bạn nhất, những kinh nghiệm quý báu của Gymboree sẽ được trao tận tay bạn, để bạn

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan