Bướu tuyến giáp đơn thuần (Simple goiter) (Kỳ 3) pptx

6 202 1
Bướu tuyến giáp đơn thuần (Simple goiter) (Kỳ 3) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bướu tuyến giáp đơn thuần (Simple goiter) (Kỳ 3) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) 3. Cận lâm sàng. + Xét nghiệm sinh hoá máu: không có thay đổi đặc hiệu. + Nồng độ hormon giáp bình thường. + Độ tập trung 131I của tuyến giáp bình thường. Nếu là bướu tuyến giáp to do háo iod thì độ tập trung sẽ cao, không có góc thoát. + Xạ hình và siêu âm tuyến giáp cho biết về kích thước, hình thể, vị trí của bướu giáp, ngoài ra còn cho biết về tính đồng nhất hay không đồng nhất của bướu giáp. Bướu tuyến giáp lạc chỗ chỉ có thể phát hiện được nhờ xạ hình. + X-quang: chụp vùng cổ, ngực để tìm các dấu hiệu di lệch của khí quản hoặc bướu tuyến giáp phát triển xuống trung thất. 4. Tiến triển, biến chứng. + Nếu bướu tuyến giáp mới phát có thể tự khỏi hoặc khỏi sau điều trị. + Bệnh có thể ổn định trong một thời gian rất dài. Tuy vậy nếu có các yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh như: thay đổi sinh lý của phụ nữ, thay đổi nơi cư trú, nhiễm khuẩn, căng thẳng tâm lý có thể gây ra những biến chứng. - Biến chứng cơ học: chèn ép tĩnh mạch gây tuần hoàn bàng hệ nhất là khi bướu tuyến giáp chìm phát triển vào trung thất trước trên; chèn ép khí quản, dây thần kinh quặt ngược, thực quản gây khó thở, nói khàn và khó nuốt. - Nhiễm khuẩn: viêm tuyến giáp (strumite). - Chảy máu tuyến giáp do loạn dưỡng. - Biến chứng về chức năng tuyến: cường tuyến giáp hoặc suy chức năng tuyến giáp. - Ung thư hoá. 5. Điều trị. 5.1. Mục đích và cơ sở của điều trị bệnh bướu cổ: + Điều trị bệnh bướu cổ nhằm mục đích giảm kích thước của bướu, giữ cho chức năng tuyến giáp luôn ở trạng thái bình thường. + Cơ sở cho việc điều trị là ức chế giải phóng hormon TSH của tuyến yên, bởi vì việc tiết TSH được điều chỉnh bằng đáp ứng feedback của nồng độ hormon tuyến giáp. + Liệu pháp được chọn phụ thuộc vào loại bướu giáp (lan toả, nhân); thời gian tồn tại bướu (mới, đã có lâu). 5.2. Thuốc và chế phẩm được chọn cho điều trị: Với mục đích điều trị bệnh nhân bướu cổ, có thể sử dụng các thuốc và chế phẩm: + Tinh chất tuyến giáp. + Thyroglobulin. + Levothyroxine. + Liothyronine. + Liotrix: thuốc kết hợp bao gồm iodide kali hoặc là muối Na của levothyroxine và iodide kali (100 µg L-T4 + 100µg iodine) là những chế phẩm thích hợp sử dụng trong điều trị. Bảng 4.3. So sánh đặc điểm các loại chế phẩm có chứa hormon giáp. Tên thư ờng dùng Bản chất Đặc điểm dư ợc lý Nồng độ hormon / viên Tinh chất tuyến giáp Tuyến giáp không có mỡ và khô (thường là của lợn) Iod chứa 0,17 - 0,23 % Không đặc hiệu Thyroglobulin Cao làm sạch từ tuyến giáp c ủa lợn Nồng độ i od tương ứng với tinh chất tuyến giáp Không đặc hiệu Liothyronine Muối c ủa Na+ L - T3 t ổng hợp Tinh khiết 5- 50 µg Levothyroxine Muối c ủa Na+ L - T4 t ổng hợp Tinh khiết 25- 300 µg (Mỹ) 50-150 µg (châu Âu). Liotrix Hỗn hợp L - T4/ L-T3 với t ỉ lệ 4/1. Tinh khiết 100 : 25 µg L-T4 hấp thu tới 60-80%; thải theo phân 30-40%. Mặc dầu L-T3 rất tinh khiết nhưng thời gian bán hủy ngắn và nếu sử dụng L-T3 thường làm tăng đáp ứng không có lợi của các cơ quan đích như rối loạn nhịp tim, cơn đau thắt ngực. . Bướu tuyến giáp đơn thuần (Simple goiter) (Kỳ 3) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) 3. Cận lâm sàng. +. hormon giáp bình thường. + Độ tập trung 131I của tuyến giáp bình thường. Nếu là bướu tuyến giáp to do háo iod thì độ tập trung sẽ cao, không có góc thoát. + Xạ hình và siêu âm tuyến giáp cho. Chảy máu tuyến giáp do loạn dưỡng. - Biến chứng về chức năng tuyến: cường tuyến giáp hoặc suy chức năng tuyến giáp. - Ung thư hoá. 5. Điều trị. 5.1. Mục đích và cơ sở của điều trị bệnh bướu

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan