Kinh doanh chênh lệch lãi suất pps

3 5.6K 28
Kinh doanh chênh lệch lãi suất pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh doanh chênh lệch lãi suất KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ PHÒNG NGỪA (CIA) Giả sử: (1) Lãi suất ở Mỹ i h = 10%/ 6 tháng, bạn đang đứng trên góc độ nhà đầu tư Mỹ (2) Lãi suất ở Anh là i f = 12%/ 6 tháng. Chúng ta có thể thấy rằng lãi suất ở Anh cao hơn lãi suất Mỹ (12%>10%). Điều này tạo ra xu hướng cho các nhà đầu tư ở Mỹ rót vốn sang đầu tư ở Anh. Nhưng trên thực tế động thái này của nhà đầu tư chưa chắc mang lại một tỷ suất sinh lợi cao hơn so với đầu tư tại Mỹ vì họ còn phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái. Để giảm thiểu rủi ro này các nhà đầu tư thực hiện một hợp đồng bán kỳ hạn đồng bảng Anh vào 6 tháng sau. Ví dụ: Hiện nay bạn có 1.000.000USD (Nhà đầu tư) Tỷ giá giao ngay lúc này là S 0 =$2/ £ Tỷ giá kỳ hạn 6 tháng là F 6 tháng = $2/£ Trước tiên để đầu tư sang Anh, bạn sẽ tiến hành chuyển đôla sang bảng Anh với tỷ giá giao ngay là $2/ £ Bạn sẽ nhận được một số tiền là 500.000 £, đồng thời, Bạn kí hợp đồng kỳ hạn 6 tháng để bán đồng bảng Anh. Sau 6 tháng đầu tư tại Anh, Bạn nhận được 560.000 £ [(500.000 £(1 x 12%)], Bạn sẽ thực hiện hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mà Bạn đã ký trước đó với tỷ giá kỳ hạn là $2/£, Bạn thu được 1.120.000 $ (560.000£ x $2/£ ). Như vậy tỷ suất sinh lợi trong trường hợp này là: Nhưng trong thực tế thì điều này thật sự không dễ dàng vì sự may mắn này chỉ xảy ra khi những nhà đầu tư nhạy bén phát hiện ra sự chênh lệch này và tiến hành thực hiện arbitrage (Kinh doanh chênh lệch lãi suất) ngay lập tức, còn những nhà đầu tư chậm hơn sẽ không kiếm được lời do những hành động tương tự của họ làm cho tỷ giá và lãi suất thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Hành động của nhà đầu tư Mỹ ảnh hưởng đến kết quả đầu tư: Ba hành động trên đã làm cho tỉ giá hối đối kì hạn 6 tháng sau ( hợp đồng bán bảng Anh kỳ hạn 6 tháng) giảm gần như bằng phần chênh lệch của lãi suất đầu tư giữa 2 quốc gia ( F’ 6tháng < F 6tháng ) và khi đó các nhà đầu tư sẽ không thực hiện hành động đổi nội tệ ra ngoại tệ để đầu tư tại Anh và kí hợp đồng bán kì hạn nữa, do họ sẽ không có ích lợi gì hơn từ việc đầu tư này so với việc đầu tư tại Mỹ. Đây là cơ sở dẫn đến sự ra đời cuả lý thuyết NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP- interest rate parity). LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP) Lý thuyết này có hiệu lực khi kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không còn khả thi nữa. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ suất sinh lợi thu được từ việc đầu tư ở Anh bằng với tỷ suất sinh lợi khi đầu tư tại Mỹ và kết quả này là do sự biến động của tỷ giá kỳ hạn trong tương lai (phần bù hoặc chiết khấu kỳ hạn của ngoại tệ) bằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia. Điều này sẽ được diễn giải như sau: Cũng lấy lại ví dụ trên: nhưng không lấy lại tỉ giá kỳ hạn 6 tháng F 6tháng = 2$/£ Từ hành động của nhà đầu tư ban đầu đem đồng USD ra đầu tư nước ngoài sẽ thu được vào cuối kỳ như sau: USD 6tháng = ( USD 0 / S 0 ) (1+i f ) F 6tháng Mà F 6tháng = S 0 (1+ p) P là phần bù kỳ hạn hay chiếc khấu kì hạn của đồng bảng Anh Từ đó ta có: USD 6tháng = USD0 (1+if) (1+p) Khi đó nhà đầu tư Mỹ tại Anh thu được một tỷ suất sinh lợi như sau r f = (USD 6tháng – USD 0 ) / USD 0 biến đổi và thay số ta được r f = (1+ i f ) (1+p)-1 Nếu IRP tồn tại thì: r f = (1+ i f ) (1+p)-1= i h . Suy ra được: Theo ví dụ trên ta có: Khi đó: F 6tháng = S 0 (1+p) = 2 (1-1,8%) =1,964 $/ £ Cũng từ ví dụ trên ta có thể tính lại các bước như sau trong trường IRP xảy ra: Đổi 1.000.000$ ra 500.000£ ( 1.000.000 / 2$/£ ) Sau 6 tháng nhận được 500.000 £ (1+ 12%) = 560.000£ Bán kỳ hạn 560.000 £ thu được 1.099.840 $ (560.000 £ x 1.964$/£ ) Tỷ suất sinh lợi là (1.099.840 $ - 1.000.000) / 1.000.000 = 0.0998= 9,98% ≈ 10% Ta thấy rằng kết quả từ việc đầu tư này không lợi ích gì so với việc đầu tư tại Mỹ . Đây chỉ là những hiểu biết nhỏ bé của Tôi hy vọng anh chị tham gia đóng góp dùm để Tôi có cơ hội học hỏi nhiều hơn. Phuc Tran . Kinh doanh chênh lệch lãi suất KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ PHÒNG NGỪA (CIA) Giả sử: (1) Lãi suất ở Mỹ i h = 10%/ 6 tháng, bạn đang đứng trên góc độ nhà đầu tư Mỹ (2) Lãi suất ở. ra đời cuả lý thuyết NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP- interest rate parity). LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP) Lý thuyết này có hiệu lực khi kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không còn khả. thực hiện arbitrage (Kinh doanh chênh lệch lãi suất) ngay lập tức, còn những nhà đầu tư chậm hơn sẽ không kiếm được lời do những hành động tương tự của họ làm cho tỷ giá và lãi suất thay đổi theo

Ngày đăng: 02/07/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan