Sự phát triển tâm lý của trẻ potx

8 1.8K 10
Sự phát triển tâm lý của trẻ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự phát triển tâm lý của trẻ TỪ HAI ĐẾN SÁU TUỔI: Đây là lứa tuổi rất quan trọng để hình thành nhân cách. Đứa trẻ cảm nhận bằng cả cơ thể và những xáo trộn sâu sắc, cảm xúc bộc lộ ra bên ngoài bằng những chức năng thông thường: bỏ ăn, đem lại bệnh biếng ăn; không muốn nói, đem lại tật nói cà lăm; rối loạn về tiêu hóa, đem lại co thắt bắp thịt ruột, tiêu chảy, ói mửa; bệnh về hô hấp: suyển; bệnh về da: dị ứng da; rối loạn về cơ vòng: táo bón; không kiểm soát được sự bài tiết: đái dầm Bé có những nhu cầu về vật chất và tâm lý mà bé không thể thỏa mãn được, nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ. Sự thỏa mãn được một nhu cầu nào đó (ăn uống, hơi ấm) củng cố cảm giác an toàn. Việc không được thỏa mãn nhu cầu có thể dẫn đến sự đe dọa ngay đối với mạng sống của bé và là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hồi hộp, lo âu. Sự thỏa mãn hoặc bất mãn, nụ cười hoặc sự buồn bực, sự tin tưởng bình thản hoặc sự lo nghĩ của mẹ đều gây nơi bé một phản ứng tương tự và luôn luôn rất sâu đậm. MỘT NGƯỜI MẸ KHÔNG THỂ THIẾU Trong những nhà trẻ kiểu mẫu, mặc dù điều kiện vệ sinh tuyệt hảo, người ta thường thấy các cháu dùng bệnh của mình để tỏ sự "phản đối", sự "bỏ rơi" của mẹ. Đứa trẻ cần tình yêu cũng như thức ăn. Khi bé nói với mẹ (hay ngược lại): "Con ăn mẹ", bạn hãy hiểu đó là cách biểu lộ sức mạnh của tình yêu, cũng như sự hợp nhất giữa thức ăn và tình cảm. Đó là "điều vô thức tập hợp", nghĩa là một lược đồ hiện hữu trong mỗi chúng ta theo sự di truyền, mãi mãi vẫn vậy và ở đâu vẫn vậy. 1. Sự Cắt Đứt Tình Cảm: Sớm muộn gì rồi người mẹ cũng phải xa con: bệnh, công việc, du lịch, sinh em bé khác. Việc tách rời này khiến cho cháu khổ sở đến mức có thể gây nên những rối loạn sâu sắc (cháu mút tay, xoắn tóc) không ngủ được nếu không có quần áo hoặc một vật gì đó để thay cho hình ảnh người mẹ (gấu nhồi bông, búp bế) 2. Người Mẹ Lý Tưởng: Phải có đầu óc thăng bằng, chín chắn trong tình cảm, biết những khuyết điểm của mình và không trút bỏ những khó khăn trên đầu con. Phải tạo nên một bầu không khí an toàn, không đòi hỏi con làm điều gì nếu không phải vì quyền lợi của con. Phải cương quyết, nhưng phải tỏ ra thờ ơ đối với những tiếng ồn và sự khuấy động, bình tĩnh trước những khó khăn, từ ái và bao dung. Phải tìm nơi người chồng sự yểm trợ, thông cảm, cũng như những ý kiến khôn ngoan để có thể theo đuổi công việc một cách bình thản và vô tư. Nhiệm vụ của người mẹ là cả một sự hy sinh: phải vì con mà nuôi dạy con, trong lúc vẫn bắt buộc phải xa con dần dần. Tình mẫu tử là sự cho đi mà không đợi chờ nhận lại. 3. Người Mẹ Khép Kín: Một người mẹ như vậy nuôi con chỉ vì chính mình, thường một cách vô thức, đòi hỏi con phải tỏ ra thương yêu mình, luôn luôn kêu gọi con phải tuân phục, phải vâng lời "vì tình yêu". Bà nhấn mạnh sự chống đối với người cha khi thấy sự khác biệt bình thường về tình cảm, trong khi tăng cường sự nghiêm khắc đối với con. Bà tạo nên cho con sự e ngại, rụt rè, lo lắng, thiếu cương quyết, có thể làm chậm lại hoặc thậm chí ngăn cản sự phát triển bình thường. Những người mẹ như vậy thường vẫn nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng quá muộn. Chỉ có một sự tách rời đột ngột, hoặc tham dự vào một phong trào thanh niên, hoặc đi cắm trại mới có thể kéo những đứa trẻ ra khỏi tình trạng phụ thuộc vào mẹ. 4. Người Mẹ Độc Đoán: Thông thường, đây là một nhân cách mắc phải từ từ và có tính cách bù trừ. Bà không thấy rằng điểm tựa của hôn nhân là tối cần. Người cha bị coi là một kẻ yếu đuối, nhu nhược, thường vắng mặt và không giúp vợ trong giai trò giáo dục con cái. Sự lo lắng của đứa con phản ảnh sự lo lắng của người mẹ. Những đứa con trai cũng như gái, đều mất đi sự quân bình và bình tĩnh. Chúng trở nên bất an, bồn chồn, thất thường. Việc học của chúng bị ảnh hưởng xấu. 5. Người Mẹ "Quá Hoàn Hảo": Đây dĩ nhiên là một "người mẹ tốt", luôn luôn muốn làm những điều tốt. Bà đã nghiên cứu và tham dự những khóa về giáo dục trẻ em. Nhưng bà là nạn nhân của sự thái quá ý thức và sự cầu toàn. Bà theo sát từng chữ của nguyên tắc, không để ý đến sự mềm dẻo, sinh động cần thiết trong cuộc đời. Con của bà không phải là một người máy được mô tả trong sách vở, nhưng bị bà coi như một người máy. Do đó trẻ phải tập thích nghi, bỏ đi một số đòi hỏi, thực hiện quá mức một số quy tắc, nhưng lại bỏ đi một số quy tắc khác. Kết quả? Bà đã tạo nên ở đứa bé sự lo lắng, làm cho con phải lệ thuộc vào một chế độ khắc khe, phó mặc vào tương lai. Trẻ trở nên yếu ớt, nhạy cảm với những biến đổi nhỏ nhặt nhất, làm cái gì cũng ngại ngùng. Trẻ sẽ dễ dàng trở nên nóng nảy, bất thường, mất ngủ. Sự ngon miệng cũng trở nên thất thường. 6. Người Mẹ Không Ổn Định: Rất nóng nảy, bà không thể tự kềm chế hoặc ổn định. Bà không thể tuân thủ một nguyên tắc giáo dục nào, không một thời khóa biểu nào được lập nên. Chỉ có những giọt nước mắt của đứa trẻ mới có thể nhắc cho bà biết rằng đã đến giờ ăn. Giờ ngủ luôn thay đổi. Giờ ngủ trưa thay đổi tùy theo tình huống và ý thích. Việc giáo dục con về tính cách sẽ thực hiện (hay không!) một cách rất tùy tiện. Ngoài ra tính nóng nảy khiến bà trở nên không thể chịu đựng được những việc bất ý, hay giận và cáu gắt. Đứa trẻ sẽ nhanh chóng trở nên bất an, lo lắng và không ổn định. Người ta sẽ thường bắt gặp ở trẻ tính hay gây hấn, nguồn gốc mới của sự lo lắng bởi mặc cảm phạm tội. 7. Người Mẹ Lãnh Đạm: Người mẹ này không bao giờ thật sự muốn chấp nhận đứa con của mình và đây chính là điều bi thảm nhất. Đứa trẻ vẫn được nuôi nhưng không được thương yêu. Trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ lạnh lùng, không thể (đôi khi vĩnh viễn) có được những mối quan hệ với xã hội bên ngoài. Tính lãnh đạm này có thể tăng lên và tiến đến sự suy thoái về tinh thần, giật gân và có những điệu bộ kỳ cục hoặc sự cô độc có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng cuồng trí sớm. 8. Người Mẹ Hay Lo: Thường liên quan đến những người mẹ chỉ có một đứa con duy nhất hoặc hai đứa mà thôi. Trong mọi trường hợp, bà chỉ thấy những khía cạnh xấu. Đối với bà, một chứng bệnh, chỉ có thể là trầm trọng. Một chuyến đi chơi của con chắc chắn sẽ dẫn đến tai nạn. Không ngừng tích lũy những lời khuyên, dặn dò, bà tạo nên chung quanh mình một bầu không khí đầy rẫy sự căng thẳng và lo lắng sẽ chuyển đến những đứa con. Không có chuyện gia nhập đoàn hướng đạo, cắm trại vì những đứa trẻ sẽ bị cảm lạnh hoặc mệt. Không được chơi thể thao vì nội việc học tập không thôi cũng đã đủ đem chúng đến tình trạng lao lực quá độ rồi. Không được đi chơi theo nhóm vì lũ bạn xấu quá nhiều! Về sau, cũng với lý do như vậy đứa trẻ sẽ không được đi xem phim hay đến rạp hát vì ở đó có biết bao nhiêu là cảnh xấu xa. Cuối cùng, đứa con phải chịu khuất phục để sống trong sự chấp nhận và thất bại trong cuộc đời. Đôi khi ở tuổi thanh niên mới lớn, cháu phản ứng lại bằng cách ăn nói thô tục hoặc bỏ nhà đi bụi đời. Thưa bà, dĩ nhiên bà là một người mẹ lý tưởng. Hơn nữa, bà yêu con và đầy thiện chí. Vậy thì bà hãy cứ tin tưởng, bà sẽ trở thành một người mẹ tốt nếu không ngăn cản bước phát triển của con mình. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CHA Chỗ của người cha sẽ được khẳng định và bắt buộc phải có khi đứa trẻ được hai tuổi. - Trước hết, người cha bị coi là chướng ngại vật, là địch thủ có thể dành mất tình cảm của người mẹ đối với đứa bé. - Cũng trong thời gian đó, đứa trẻ tỏ ra rất ngưỡng mộ người cha, cháu muốn bắt chước và đồng hóa với người cha. Đây là một ý niệm thiết yếu đối với sự tiến hóa và trưởng thành. - Để có được sự đồng hóa này, một phần người cha phải là người có uy tín mà không ai bàn cãi gì hết (kể cả người mẹ). Sau đó, ông ta phải luôn công minh, điềm tĩnh, hoàn toàn làm chủ được mình và rất ít khi lầm lẫn. - Những ngày nghỉ thường là dịp để những đứa trẻ tìm hiểu và xét định người cha của mình. Hãy lợi dụng dịp này để lại gần với các con bạn. Không có trường học nào tốt hơn. 1. Người Cha Độc Đoán: Đây là một người "yếu đuối" xuất hiện một cách thô lỗ bên cạnh người vợ và những đứa con. Đứa trẻ không thể cởi mở tâm sự hoặc trò chuyện, cũng không thể biến đi. Nó chỉ biết ngồi thừ và lo lắng, hoặc phẫn uất, chỉ muốn phản đối. Đôi khi, người cha như vậy chỉ là một kẻ ích kỷ, hẹp hòi, ai cũng kiêng dè. Nhưng khi tìm hiểu người cha ta có thể thấy rằng ông ta đã gặp phải những xáo trộn về tình cảm khi còn thơ ấu. 2. Người Cha Yếu Đuối: Theo cách nhìn của đứa trẻ, hình ảnh của người cha dạng này không đủ cường tráng để cho nó đồng hóa. Trẻ không có "người mẫu" và trở nên lo lắng. Người mẹ thường phản ứng bằng cách tỏ thái độ quá nghiêm khắc, khiến cho cháu càng bị rối loạn và bất an hơn nữa. Đối với bé gái, sự chống đối người cha sẽ rõ nét hơn và đến tuổi dậy thì, sự thích nghi với đời sống gia đình sẽ trở nên rất khó khăn. 3. Người Cha Vắng Mặt: Nếu do công việc quá bận rộn, hoạt động đòi hỏi phải dời chỗ thường xuyên, mối bất hòa trong gia đình, hoặc vì cái chết của một người thân, thì vấn đề trở nên nghiêm trọng. Người mẹ phải củng cố uy quyền của mình và làm tăng thêm sự muân thuẫn với con gái trong lúc gây nên sự lo lắng cho đứa con trai vì gia đình thiếu sự dịu dàng. Sự trở về của một người cha sau một thời gian dài vắng mặt tạo nên những khó khăn mới trong việc dành lại quyền uy trong gia đình. 4. Người Cha Cô Độc: Có trường hợp người cha (góa vợ hoặc ly thân) phải một mình đảm đương việc giáo dục con cái. Đối với con trai, trong trường hợp này, có sự thiếu thốn tình cảm đặc biệt có hại và nguy hiểm. Đối với con gái, trẻ thiếu một mẫu người đồng hóa (người mẹ), lúc đó lại xuất hiện nguy cơ là trẻ quá khắng khít với người cha, khiến tạo nên những khó khăn khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Ở đây chúng tôi xin đóng góp một vài sửa đổi đảo ngược với vai trò của một người đàn bà cô độc. Người cha bù đắp sự thiếu vắng tình cảm của vợ mình bằng cách quan tâm nhiều hơn đến con cái qua việc tiếp xúc chặt chẽ với chúng theo cách gần như của một người mẹ. Ông ta sẽ dễ dàng trở thành bạn của các con mình, đồng thời cũng bảo đảm uy quyền và sự tin cậy đối với các con. 5. Người Cha Trẻ Con: Đây không phải là trường hợp đặc biệt! Thông thường đó là những người cha mà lúc nhỏ bị ràng buộc quá nhiều vào mẹ mình (nhất là các bà mẹ khép kín hoặc độc đoán). Những người này lấy vợ và hy vọng tìm thấy ở vợ mình hình ảnh người mẹ và quyền uy mà họ thiếu. Đôi khi, chính người mẹ lo đám cưới sau khi đã chọn cho con trai mình một cô dâu ngoan hiền để đừng lấy đi hình bóng của mình (người mẹ) khỏi người con trai. Đó là thảm kịch về giáo dục trong suốt chiều rộng của nó. Không một người cha, một người mẹ nào trong dạng này có thể đem lại cho con được sự bình yên, an toàn, và quân bình mà chúng rất cần. . Sự phát triển tâm lý của trẻ TỪ HAI ĐẾN SÁU TUỔI: Đây là lứa tuổi rất quan trọng để hình thành nhân cách. Đứa trẻ cảm nhận bằng cả cơ thể và những xáo. giáo dục trẻ em. Nhưng bà là nạn nhân của sự thái quá ý thức và sự cầu toàn. Bà theo sát từng chữ của nguyên tắc, không để ý đến sự mềm dẻo, sinh động cần thiết trong cuộc đời. Con của bà không. đến sự đe dọa ngay đối với mạng sống của bé và là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hồi hộp, lo âu. Sự thỏa mãn hoặc bất mãn, nụ cười hoặc sự buồn bực, sự tin tưởng bình thản hoặc sự

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan