Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 11 docx

5 305 0
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 11 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong việc nuôi dạy con cái, có lẽ khép chúng vào kỷ cương là khó khăn nhất. Với đứa trẻ ở tuổi thiếu niên đã có nhận thức tương đối và nhiều mối quan hệ khác ngoài gia đình thì kèm cặp càng phức tạp hơn. Một vài giải pháp hữu ích sau giúp phụ huynh không bối rối trong vấn đề này. 1. Khi trẻ giao du với nhóm bạn xấu Các bậc phụ huynh đều sợ con giao lưu nhóm bạn xấu gần nhà. Gặp trường hợp này, đầu tiên bạn cần tạo điều kiện tiếp cận gần gũi con cái. Bạn sẽ đưa trẻ đi chơi chỉ riêng hai mẹ con 1-2 lần/tuần để giải trí. Sau đó, bạn mới dần nói về các tật xấu mà bạn trong xóm có thể lây nhiễm cho trẻ. Chắc chắn bạn nóng lòng muốn khép trẻ vào kỷ cương gia đình ngay lập tức nhưng bạn cần kiên nhẫn hơn để tạo sự gần gũi hơn nữa và sau đó hãy nói với trẻ: ''Mẹ luôn yêu thương và giúp đỡ con nên người. Điều duy nhất mà mẹ muốn con thực hiện là tránh xa lũ bạn xấu kia và chứng tỏ ngay sự vâng lời của con với cha mẹ''. Với cách này, bạn trực tiếp cho trẻ biết rằng bạn đứng phía sau săn sóc cho chúng chứ không dùng quyền lực để ép buộc chúng. Yếu tố cần thiết để trẻ nghe theo lời dạy dỗ là hãy tạo cho chúng cảm giác mạnh mẽ và thân thương từ gia đình, nơi có những người lớn luôn yêu thương và thấu hiểu tâm hồn chúng. 2. Khi trẻ có cử chỉ và lời nói hỗn hào với bạn Ở lứa tuổi 14, 15 trẻ sẽ hay lý luận hoặc dùng cả hành động để biểu lộ sự bực bội, bất đồng ý kiến với cha mẹ. Tuy những lần tranh cãi này là hiện tượng khá phổ biến ở độ tuổi này nhưng trẻ vẫn khiến bạn cảm thấy bị xúc phạm vì những lời lẽ phiếm nhã của chúng. Để lời giáo dục có hiệu quả tốt nhất, bạn hãy chờ thời điểm cả bạn lẫn trẻ đang vui vẻ và nói cho trẻ biết những lời lẽ hỗn hào trước đây của chúng đã làm bạn đau khổ thật nhiều. Hãy chỉ cho trẻ rõ đó không phải là cách ăn nói của những người ruột thịt thương yêu nhau trong gia đình. Đồng thời, bạn cũng chỉ dạy cho trẻ cách diễn đạt bằng lời những lúc giận dữ mà không xúc phạm đến tự ái của người khác. Trẻ cũng cần được học cách xin lỗi khi vô tình xúc phạm người khác. Từ đó, chúng sẽ học được cách kiềm chế cơn giận của mình khi trưởng thành. 3. Nếu trẻ không chịu giúp bạn làm việc nhà Đây là hiện tượng khá phổ biến trong nhiều gia đình. Chúng không chịu giúp bạn khi bị phàn nàn lẫn nhắc nhở, thậm chí còn làm bố mẹ mất thêm thời gian. Do đó, phụ huynh thường mặc kệ trẻ và tự làm lấy mọi việc nhưng chính sự nhượng bộ này làm chúng hư hơn và vô trách nhiệm với gia đình. Bạn cần giảng giải cho trẻ hiểu tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình và thuyết phục chúng giúp bạn dọn nhà. Một khi trẻ đã tham gia phụ giúp bạn một vài việc vặt, chúng sẽ thấy thích vì cảm giác được chia sẻ và gánh vác phần nào trách nhiệm của gia đình. Về phía phụ huynh cũng cần chú ý khiển trách, kỷ luật con. Nhiều người trong lúc nóng giận đã chửi mắng con cái không tiếc lời làm trẻ bị tổn thương và xa rời cha mẹ hơn. Nếu ở trường hợp này, bạn cần nhỏ nhẹ phân giải với chúng là không cố ý mắng mà chỉ cốt giúp chúng có một nếp sinh hoạt ngăn nắp và quy củ. Bạn cần nhớ rằng giáo dục cần sự bình tĩnh và kiên nhẫn chứ không ''cả giận mất khôn''. Giảm ’sốc’ khi có bé thứ 2 (-G) Giảm 'sốc' cho trẻ khi có em bé thứ 2 Đa số trẻ đều thích có em bé. Tuy nhiên, nhiều đứa vẫn bị sốc khi vị trí số 1 trong nhà thuộc về thành viên mới. Đang từ một trẻ rất ngoan, dễ ăn dễ ngủ, con bạn trở nên khó bảo, ương bướng, không chịu nghe lời và quậy phá. Có trẻ tỏ ra khác thường như hét lên giữa không gian yên tĩnh, cố tình "tè" hoặc vệ sinh lung tung. Tất cả những việc làm tưởng như vô thức đó chỉ thể hiện một mong muốn duy nhất là muốn gây sự chú ý của mọi người, bắt mọi người phải quan tâm đặc biệt hơn đến mình. Ngay từ tuổi lên 3, trẻ đã có khả năng nhận xét và trí nhớ khá tốt trước những quan tâm của cha mẹ. Trong thời gian chưa sinh em bé, trẻ luôn thấy mình là trung tâm của cả gia đình, được mọi âu yếm, vuốt ve, được chiều những thói quen như "sờ tí", "bú ti" Khi có em rồi, trẻ không được đặc quyền đó nữa, trẻ sẽ cảm thấy mình bị ra rìa. Nhiều em trở nên bất thường, thậm chí có những hành vi kỳ cục như hay thích cắn người khác, lầm lì, hay tranh giành với bạn bè, tối ngủ hay giật mình thức giấc, khóc thét rất to: "Cần mẹ, không cần em bé" Để phòng tránh hiện tượng sốc tâm lý trẻ thơ, cha mẹ nên: - Ngay từ khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai bé thứ 2 nên trò chuyện với trẻ về hình ảnh của em bé tương lai của nó. Điều cần thiết là phải gợi mở về tình cảm gia đình, sự nhường nhịn, quan tâm giúp đỡ tất cả các thành viên trong gia đình. Đọc truyện hoặc kể chuyện cho con nghe đểu là những biện pháp thích hợp. - Tập cho trẻ thói quen ngủ riêng giường, hoặc nếu có điều kiện luyện cho trẻ ngủ trong phòng riêng là tốt nhất. Khi trẻ chưa quen thì thỉnh thoảng để trẻ ngủ với bố hay với ông bà dần dần để trẻ có thể làm quen được khi xa hơi mẹ. - Sự tế nhị của người mẹ trong cách cư xử với con trẻ là rất quan trọng. Người mẹ cần biết dành cho mỗi con một khoảng thời gian chăm sóc nhất định. Dù bận rộn đến đâu cũng không được quên những cử chỉ chăm sóc, âu yếm, vuốt ve, an ủi trẻ lớn. Khi người mẹ cư xử với các con như vậy cũng chính là dạy con bài học đầu tiên về lòng nhân ái và công bằng. Nguồn: Gia đình hạnh phúc lứa đôi Giảm căng thẳng cho bé có khiếu (-G) Trẻ có khiếu thường cảm thấy căng thẳng trong suốt năm học. Nhiều em không hài lòng với những gì mình đã làm và đòi hỏi nhiều thời gian hoàn thành công việc của mình hơn những em khác. Một số trẻ có khiếu khác lại thường đề ra những mục tiêu phi thực tế vì có lẽ các em đánh giá quá cao những thành tựu các em đạt được vào thời điểm nào đó. Ðiều này làm cho chúng cảm thấy căng thẳng. Ðể khỏi bị căng thẳng ngay từ đầu, việc quản lý thời gian là rất quan trọng. Hãy bắt đầu mỗi năm học với một kế hoạch hoàn hảo. Hãy cùng tính với con mình xem nó có bao nhiêu thời gian học ở trường, có bao nhiêu hoạt động ngoại khóa phải tham gia, và bao nhiêu giờ đi chơi với bạn bè, làm bài tập ở nhà và nghỉ ngơi. Hãy phác họa một quỹ thời gian thực tế cho mỗi ngày trong tuần. Không nên bỏ qua chuyện mua sắm. Nên soạn thảo kế hoạch hàng tháng, và đề ra mục tiêu mỗi ngày. Nếu con bạn có dấu hiệu bị căng thẳng (hay đau bụng, nhức đầu hoặc kêu ca là không muốn đi học), hãy nói chuyện để nắm rõ tình hình và xoa dịu sự căng thẳng đó. Thường thì trẻ có khiếu quan tâm nhiều đến tình bạn và đời sống xã hội. Trẻ em cũng có dấu hiệu căng thẳng nếu ở trường chúng thấy buồn chán và đây không phải là sự buồn chán bình thường. Trẻ em có khiếu rất ham học nhưng một khi sự khao khát cao độ bị chặn đứng thì chúng cảm thấy thất vọng và những triệu chứng như trên sẽ xuất hiện. Nếu nhà trường không thể đáp ứng đủ nhu cầu học hành của con bạn, hãy tạo điều kiện cho bé học tập tại nhà. Ðăng ký cho cháu học những lớp học đặc biệt, tìm hiểu những chương trình hè dành cho trẻ em có khiếu và cho nó hòa đồng với những trẻ có khiếu khác. Tất cả những biện pháp này sẽ giúp làm giảm căng thẳng cũng như nâng cao đời sống xã hội của cháu. . "Cần mẹ, không cần em bé& quot; Để phòng tránh hiện tượng sốc tâm lý trẻ thơ, cha mẹ nên: - Ngay từ khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai bé thứ 2 nên trò chuyện với trẻ về hình ảnh của em bé. sự gần gũi hơn nữa và sau đó hãy nói với trẻ: '&apos ;Mẹ luôn yêu thương và giúp đỡ con nên người. Điều duy nhất mà mẹ muốn con thực hiện là tránh xa lũ bạn xấu kia và chứng tỏ ngay sự. muốn gây sự chú ý của mọi người, bắt mọi người phải quan tâm đặc biệt hơn đến mình. Ngay từ tuổi lên 3, trẻ đã có khả năng nhận xét và trí nhớ khá tốt trước những quan tâm của cha mẹ. Trong

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan