chuyên đề quần xã và các mối quan hệ quần xã

4 2K 20
chuyên đề quần xã và các mối quan hệ quần xã

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THPT YÊN LẠC - YÊN LẠC - VĨNH PHÚC Quần xã và các mối quan hệ trong quần xã Giáo viên: Đào Anh Phúc – 01688 389 569 Trang 1/4 ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC SINH THÁI HỌC CHUYÊN ĐỀ QUẦN XÃ VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG QUẦN XÃ Giáo viên: Đào Anh Phúc – Tổng hợp và biên soạn Câu 1: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho nhiều loài khác là mối quan hệ nào? A. Quan hệ ức chế- cảm nhiễm. B. Quan hệ hợp tác. C. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ hội sinh. Câu 2: Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ Đậu là quan hệ A. cộng sinh. B. cạnh tranh. C. Hội sinh. D. hợp tác. Câu 3: Tảo quang hợp, nấm hút nước hợp thành địa y là quan hệ A. cộng sinh. B. hợp tác. C. cạnh tranh; D. kí sinh. Câu 4: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y? A. Tôm B. Vi khuẩn lam C. Rêu D. Hải quỳ Câu 5: Quan hệ giữa hai loài sinh vật sống chung với nhau và cả hai loài cùng có lợi, sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được gọi là mối quan hệ nào? A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ hợp tác. C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt. Câu 6: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang? A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng. B. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. C. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. D. Do nhu cầu sống khác nhau. Câu 7: Các cây tràm ở rừng U minh là loài A. đặc trưng. B. có số lượng nhiều. C. ưu thế. D. đặc biệt. Câu 8: Mối quan hệ sinh học tạo cho cả hai loài đều cùng có lợi là A. quan hệ hội sinh và hợp tác. B. quan hệ cộng sinh và hợp tác. C. quan hệ hội sinh và cộng sinh. D. quan hệ hội sinh và hãm sinh. Câu 9: Trùng roi tricomonas sống trong ruột mối là quan hệ A. cộng sinh. B. Kí sinh. C. hợp tác. D. hội sinh. Câu 10: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh? A. Sâu bọ sống trong các tổ mối B. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối C. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển. D. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn Câu 11: Các loài trong quần xã có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó A. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại. B. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại. C. các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại. D. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các loài đều bị hại. Câu 12: Mối quan hệ giữa vi sinh vật sống trong dạ dày của động vật nhai lại và động vật nhai lại là mối quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm B. cộng sinh C. vật ăn thịt - con mồi. D. kí sinh - vật chủ Câu 13: Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố. A. diện tích của quần xã. B. thay đổi do hoạt động của con người. C. thay đổi do các quá trình tự nhiên. D. nhu cầu về nguồn sống. Câu 14: Độ đa dạng của quần xã là A. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. B. mật độ cá thể của mỗi loài trong quần xã. C. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. D. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài. THPT YÊN LẠC - YÊN LẠC - VĨNH PHÚC Quần xã và các mối quan hệ trong quần xã Giáo viên: Đào Anh Phúc – 01688 389 569 Trang 2/4 Câu 15: Loài ưu thế trong quần xã là loài A. có nhiều hơn hẵn các loài khác. B. chỉ có ở một quần xã. C. đóng vai trò quan trọng trong quần xã. D. phân bố ở trung tâm quần xã. Câu 16: Dây tơ hồng sống trên các tán cây trong rừng là ví dụ về mối quan hệ nào? A. Cạnh tranh. B. Hội sinh. C. Cộng sinh. D. Kí sinh. Câu 17: Loài đặc trưng trong quần xã là loài A. có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác. B. phân bố ở trung tâm quần xã. C. chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. D. đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Câu 18: Hai loài ếch sống trong cùng một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ A. con mồi – vật dữ B. hội sinh C. ức chế - cảm nhiễm D. cạnh tranh Câu 19: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. số lượng cá thể nhiều. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. có khả năng tiêu diệt các loài khác. D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Câu 20: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có các đặc điểm như thế nào? A. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp. B. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh. C. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp. D. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt. Câu 21: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp. A. Hợp tác. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Vật ăn thịt – con mồi. Câu 22: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài dùng loài khác làm thức ăn là mối quan hệ nào? A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ ức chế- cảm nhiễm. C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt. Câu 23: Để giảm sự cạnh tranh với nhau, các loài cây trong rừng thường A. giảm khả năng sinh sản B. chiếm lĩnh khoảng không gian khác nhau theo chiều thẳng đứng C. sử dụng các loại chất dinh dưỡng khác nhau D. tự điều chỉnh tốc độ sinh trưởng Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã? A. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. B. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). C. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. D. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Câu 25: Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ A. cộng sinh, hợp tác và hội sinh. B. cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi. C. kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác . D. kí sinh và ức chế cảm nhiễm. A B + - THPT YÊN LẠC - YÊN LẠC - VĨNH PHÚC Quần xã và các mối quan hệ trong quần xã Giáo viên: Đào Anh Phúc – 01688 389 569 Trang 3/4 Câu 26: Tính đa dạng cao của một quần xã thể hiện ở đặc điểm nào sau đây ? A. Số lượng cá thể mỗi loài rất nhiều B. Thành phần loài thường xuyên biến đổi. C. Số lượng cá thể mỗi loài và số lượng loài đều rất nhiều D. Số lượng loài rất nhiều. Câu 27: Quan hệ giữa hai (hay nhiều) loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi, song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào? A. Quan hệ hợp tác. B. Quan hệ hội sinh. C. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ hãm sinh. Câu 28: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là: A. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong. B. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. C. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã. D. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã. Câu 29: Quần xã là: A. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống. B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định. C. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Câu 30: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? A. Tỷ lệ tử vong B. Tỷ lệ đực cái C. Tỷ lệ nhóm tuổi D. Độ đa dạng Câu 31: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là: A. Quần thể trung tâm B. Quần thể chủ yếu C. Quần thể chính D. Quần thể ưu thế Câu 32: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài? A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Câu 33: Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ: A. cộng sinh B. trung tính C. Hội sinh D. ức chế- cảm nhiễm Câu 34: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài khác nhau về A. số lượng các loài bị hại trong quần xã. B. số lượng các loài được lợi dụng trong quần xã. C. mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. D. đặc điểm có loài được lợi hay bị hại, hoặc ít nhất không bị hại trong quần xã. Câu 35: Mức độ đa dạng của quần xã biểu thị đầy đủ là A. sự biến động hay ổn định của quần xã. B. sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. C. sự biến động hay suy thoái của quần xã. D. sự ổn định hay suy thoái của quần xã. Câu 36: Con ve bét đang hút máu con hươu là thể hiện mối quan hệ nào? A. Ký sinh B. Sự cố bất thường. C. Thay đổi các nhân tố sinh thái D. tác động con người Câu 37: Hiện tượng khống chế sinh học đã A. làm cho một loài bị tiêu diệt. B. làm cho quần xã chậm phát triển. C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất cân bằng trong quần xã. Câu 38: Quan hệ giữa nấm Penicillium với vi khuẩn thuộc quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. ức chế- cảm nhiễm. D. hội sinh. Câu 39: Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào” là A. quan hệ kí sinh. B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. C. quan hệ hội sinh. D. quan hệ con mồi – vật ăn thịt. Câu 40: Đặc điểm nào sau đây không đúng về mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi ? THPT YÊN LẠC - YÊN LẠC - VĨNH PHÚC Quần xã và các mối quan hệ trong quần xã Giáo viên: Đào Anh Phúc – 01688 389 569 Trang 4/4 A. Con mồi có số lượng đông hơn vật ăn thịt. B. Trong quá trình tiến hoá vật ăn thịt hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn con mồi C. Vật ăn thịt thường có kích thước cơ thể lớn nhưng số lượng ít hơn con mồi. D. Sự biến động số lượng con mồi và vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau Câu 41: Giữa loài cá chép và loài cá mè cùng sống trong một hồ nuôi có mối quan hệ A. cộng sinh B. hợp tác C. trung tính (không hỗ trợ, không cạnh tranh) D. cạnh tranh Câu 42: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng A. khống chế sinh học. B. cạnh tranh cùng loài. C. cạnh tranh giữa các loài. D. đấu tranh sinh tồn. Câu 43: Sự phân bố của một loài trên một vùng A. do nhu cầu của loài và tác động của các yếu tố tự nhiên. B. do nhu cầu của loài, không phải do tác động của yếu tố tự nhiên. C. thường không thay đổi. D. thay đổi do hoạt động của con người, không phải do tự nhiên. Câu 44: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở A. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. B. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. D. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Câu 45: Nguyên nhân nào dẫn tới phân li ổ sinh thái trong quần xã? A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau B. Các loài kiếm ăn ở các vị trí khác nhau. C. Sự cạnh tranh khác loài. D. Thời gian kiếm ăn trong ngày của các loài khác nhau 1 A 16 D 31 D 2 A 17 C 32 B 3 A 18 D 33 C 4 B 19 B 34 D 5 B 20 C 35 B 6 D 21 C 36 A 7 A 22 D 37 C 8 B 23 B 38 C 9 A 24 B 39 D 10 B 25 C 40 B 11 A 26 D 41 C 12 B 27 C 42 A 13 D 28 C 43 A 14 D 29 A 44 A 15 C 30 D 45 C . PHÚC Quần xã và các mối quan hệ trong quần xã Giáo viên: Đào Anh Phúc – 01688 389 569 Trang 1/4 ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC SINH THÁI HỌC CHUYÊN ĐỀ QUẦN XÃ VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG QUẦN XÃ. mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại. D. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ. tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào? A. Quan hệ hợp tác. B. Quan hệ hội sinh. C. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ hãm sinh. Câu 28: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là: A.

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan