thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay

93 783 1
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THU HóT §ÇU T¦ TRùC TIÕP N¦íC NGOµI (FDI) ë B¾C GIANG HIÖN NAY HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Ch¬ng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Xà HỘI 6 1.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kin tế, xã hội 6 1.2. Vai trò của FDI trong phát triển kinh tế 17 1.3. Kinh nghiệm của các tỉnh trong, ngoài nước về thu hút FDI vào phát triển kinh tế, xã hội 36 Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 41 2.1. Khái quát về đặc điểm, tiềm năng của tỉnh Bắc Giang 41 2.2. Thực trạng tình hình thu hút Fdi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua 47 2.3. Những kinh nghiệm thành công và một số tồn tại, hạn chế trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 65 Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Xà HỘI BẮC GIANG 70 3.1. Mục tiêu và định hướng của tỉnh trong th hút FDI 70 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 71 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 90 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nhu cầu đề tài Vốn là một mắt khâu quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng. Sau hơn 20 năm tiến hành mở cửa, đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và đã tác động trực tiếp đến việc cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và thành công của công cuộc đổi mới. Đồng thời, là cầu nối quan trong giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lcịh, dịch vụ và tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới. Đặc biệt, trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã góp phần thay đổi cục diện, gương mặt và đời sống kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp phát triển năng động và hiệu quả. Bắc Giang năm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng Sơn - hà Nội - Hải Phòng và có mối liên hệ chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; lại có vị trí nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Trung tâm bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 60km; cách cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh 130km. từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới và là thế mạnh của Bắc Giang trong việc thu hút đầu tư. Đồng thời, do địa hình đa dạng phong phú, Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái như: hồ Cấm Sơn, hồ 1 Khuôn Thần, Khu bảo tồn Tây Yên Tử; Suối Mỡ. Ngoài ra có thể xây dựng các sân gôn, khu nghỉ dưỡng…vì vậy, nhu cầu về thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bắc Giang rất lớn. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang gặp khó khăn nhất định; công tác quy hoạch còn chậm, chưa chuẩn xác… Đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và vào các địa bàn khó khăn còn rất hạn chế. Việc xúc tiến đầu tư chủ yếu là tuyên truyền chính sách, chưa đi vào các dự án công trình trọng điểm và chưa hướng mạnh vào các thị trường đối tác có tiềm lực tài chính. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn những mặt yếu kém, vừa có hiện tượng buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. một số thủ tục hành chính còn phiền hà dẫn đến tiêu cực, nhũng nhiễu của một số người thừa hành công vụ. Nhận thấy sự “nóng ” của vấn đề, em chọn đề tài: "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Bắc Giang hiện nay". Em chọn địa danh Bắc Giang để viết bài báo cáo này với lý do muốn góp một chút công sức làm đẹp quê hương Bắc Giang, nơi em đã sinh ra và lớn lên. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến này đã có nhiều nhà lý luận và thực tiễn ở trong và ngoài nước nghiên cứu về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ, các bài viết đăng trên các báo, tạo chí…ví dụ như: - "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đái hoá ở Việt Nam giai đoạn 1988-2005" của tác giả Đỗ Thị Thuỷ (Luận án Tiến sĩ Kinh tế, năm 2001) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam, nhất là trong giai đoạn 1997-2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực làm giảm sút Fdi vào Việt Nam giai đoạn này. - "Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đang phát triển Châu Á và khả năng vận dụng vào Việt Nam" của tác giả Hoàng Xuân Hải (Luận án PTS 2 KHKT) đã nghiên cứu những kết quả đạt được của nước ta trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. - "Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia" của tác giả Hoàng Thị Bích Loan viết về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong lưu chuyển FDI toàn cầu, chiến lược đầu tư trực tiếp của công ty xuyên quốc gia và viết về toàn cảnh thực trạng đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia gần 20 năm qua, triển vọng, phương hướng, giải pháp thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam trong những năm tới. - "Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam" của tác giả Lê Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh, năm 2006 đẫ nêu ra được tác động tích cực, tác động chưa tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. - "Một số biện pháp thức đẩy việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam" của tác giả Bùi Huy Nhượng (Luận án TS kinh tế, năm 2006) đánh giá việc triển khai thực hiện các dự án Fdi và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. - "Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam" của tác giả Nguyễn Huy Thám (Luận án Tiến sĩ kinh tế, năm 1999) đã đưa ra một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài voà Việt Nam. - "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khu công nghiệp" của tác giả Lê Xuân Trinh đăng trên tạp chí Công sản năm 1998 viết về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển của các khu công nghiệp. 3 Và nhiều tác phẩm liên quan khác. Trong các công trình đó, các tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng, làm rõ tính hai ặt của FDI, đề xuất các chính sách, giải pháp cốt lõi của nhà nước đối với việc thu hút FDI vào nước ta. Vấn đề thu hút FDI của tỉnh Bắc Giang cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thường mới được đề cập ở mức độ các báo cáo của các cơ quan chức năng. Chẳng hạn như: - Báo cáo công tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở kế hoạch và Đầu tư, 28/2/2000. - Báo cáo đầu tư nước ngoài tại Bắc Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư 14/01/2001. - Tóm tắt kết quả triển khai đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 20/3/2003. Nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bắc Giang. Vì vậy, đề tài tác giả nghiên cứu không trùng lặp với các đề tài đã được công bố trong và ngoài nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn các giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Bắc Giang hiện nay, để đề ra những giải pháp nhằm cơ bản đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Giang trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ + Làm rõ tình hình thực tế quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. + Đề ra những giải pháp nhằm đổi mới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Giang. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 Mục tiêu thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế ở Bắc Giang trong thời gian tới phải phù hợp với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10năm (2001- 2010) Vốn FDI phải được thu hút từ những công ty, tập đoàn đa quốc gia trên thế giới (TNCs ) tại các nước công nghiệp phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức … nhằm tận dụng năng lực về tài chính, công nghệ nguồn và thị phần lớn của các tập đoàn đến từ những quốc gia này. Mục tiêu sử dụng vốn FDI phải tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Kế hoạch và khả năng thu hút vốn đầu tư FDI ở Bắc Giang giai đoạn 2001- 2005 và 2006- 2010 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các vấn đề liên quan tới vấn đề thu hút nguồn vốn FDI vào tình hình cụ thể của tỉnh Bắc Giang. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu từ góc độ kinh tế, chính trị học, sử dụng hệ thống các phương pháp: phân tích và tổng hợp, lôgíc và phương pháp so sánh. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp đặc thù như thống kế, điều tra khảo sát thực tế nhằm làm sáng tỏ các vấn đề đã đặt ra. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn Phân tích những xu hướng khách quan trong quá trình thu hút nguồn vốn Fdi trong công cuộc phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta; góp phần luận giải cơ sở khoa học về thu hút nguồn vốn FDI. Đánh giá đúng thực trạng việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bắc Giang; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng của việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tỉnh; có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính 5 sách và chỉ đạo thực hiện thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Bắc Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Xà HỘI 1.1. THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Xà HỘI 1.1.1. Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản về đầu tư nước ngoài Để hiểu được bản chất của đầu tư quốc tế và các hình thức hoạt động của nó, trước hết ta cần làm rõ khái niệm về đầu tư. Mặc dù còn khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về đầu tư được nhiều người thừa nhận, đó là "đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận". Ngày nay, hoạt động đầu tư quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các nước, kể cả nước đầu tư lẫn nước nhận đầu tư. Đầu tư quốc tế được thực hiện chủ yếu dưới ba hình thức cơ bản là: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế. 1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành quá trình sử dụng số vốn mà họ đầu tư. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành 6 các hoạt động đầu tư theo quy định của luật pháp Việt Nam. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp: Một là, các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của luật đầu tư từng nước. Hai là, quyền hành quản lý phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nếu đóng góp 100% vốn thì toàn bộ do chủ đầu tư nước ngoài điều hành. Ba là, lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Lời, lỗ được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) cho nước chủ nhà. 1.1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: 1)Đóng góp vốn để xây dựng xí nghiệp mới; 2) Mua lại toàn bộ hoặc từng phần xí nghiệp đang hoạt động; 3)Mua cổ phiếu để thôn tín hoặc sát nhập. 1.1.2. Các quan điểm khác nhau về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế, xã hội 1.1.2.1. Quan niệm của các nhà khoa học Phương Tây về thu hút FDI FDI là một hình thức đầu tư của nước ngoài vào nước được đầu tư. Nó không những mang lại hiệu quả toàn diện cho nước được đầu tư, mà đối với các nước chủ đầu tư cũng được lợi trong việc đầu tư. Đa số các nước phương Tây đóng vai trò chủ đầu tư. Và quan niệm đầu tư nước ngoài FDI của họ nhằm mục tiêu lợi ích sau: Thứ nhất, tìm kiếm tài nguyên: Mục đích của các nhà đầu tư phương Tây thực hiện ĐTNN là muốn tìm kiếm các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất, kinh doanh với chi phí rẻ hơn so với trong nớc để thu được lợi nhuận lớn hơn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đang cung cấp sản phẩm và thị trường mới trong 7 tương lai. Có ba loại tài nguyên thường được các nhà đầu tư Phương Tây tìm kiếm khi đầu tư vào một nước nào đó gồm: 1) tài nguyên thiên nhiên như là khoáng sản, nguyên vật liệu thô, sản phẩm nông nghiệp và những tài nguyên có hạn. Việc sử dụng các tài nguyên này sẽ giúp cho các nhà đầu tư này giảm tối thiểu chi phí sản xuất đồng thời đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất; 2) Nhà đầu tư Phương Tây tìm kiếm các nguồn cung cấp dồi dào với giá rẻ cũng như nguồn lao động lành nghề và không lành nghề. Các nhà đầu tư phương Tây thường chuyển nhà máy từ các nước có chi phí lao động cao sang những nước có chi phí lao động thấp và 3) Nguồn tài nguyên được các nhà đầu tư tìm kiếm là năng lực về kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp, chuyên gia marketing hoặc kỹ năng tổ chức quản lý. Thứ hai, tìm kiếm thị trường: Tìm kiếm, mở rộng thị trường và tận dụng các điều kiện tự do về thương mại và thuế quan là động lực phổ biến thúc đẩy các công ty các nước phương Tây thực hiện đầu tư ra nước ngoài. ở các thị trường mới nổi, với những khách hàng là người có thể mua được những sản phẩm chất lượng cao, đang ngày càng phát triển và hấp dẫn các nhà đầu tư từ nước ngoài. Việc tìm kiếm thị trường để đầu tư gồm cả những thị trường đã có hàng hoá của doanh nghiệp và những thị trường mới. Ngoài ra, dung lượng thị trường tiềm năng và xu hướng phát triển tương lai của thị trường cũng là một lý do thúc đẩy các nhà đầu tư phương Tây thực hiện đầu tư. Thứ ba, tìm kiếm các nguồn lực: Động lực về tìm kiếm nguồn lực được dựa trên cấu trúc của các nguồn tài nguyên đã có hoặc kết quả của việc tìm kiếm thị trường đầu tư. Mục đích tìm kiếm nguồn lực của các nhà đầu tư phương Tây là tận dụng các lợi thế các nguồn lực đã có như văn hoá, hệ thống kinh tế, chính trị và thị trường ở một số khu vực để tập trung sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm cho nhiều thị trường khác. Nguồn lực gồm hai loại: 1) Tận dụng những lợi thế khác nhau đã 8 [...]... đó - Tín dụng thu đầu tư: Đây thực chất là biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm khuyến khích và cũng để giúp các nhà đầu tư tăng vốn đầu tư như trợ cấp đầu tư, trả lại những nghĩa vụ về thu đã phải nộp cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư phải tái đầu tư - Các khoản tín dụng thu khác: Để khuyến khích các nhà đầu tư, một khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài mà đã chịu thu ở nước ngoài có thể được đưa... Cho phép Sở hữu bất động sản của các nhà đầu tư nước ngoài Đây cũng có thể coi là một trong những khuyến khích đầu tư, bởi vì nó làm cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tư ng cào khẳ năng ổn định của khoản đầu tư cũng như những quyền khác Nói chung, đối với các nhà đầu tư thì thu n lợi nhất vẫn là đuợc sở hữu bất động sản Nếu việc sở hữu bất động sản không được luật pháp cho phép thì các nhà đầu tư đòi... giá nhất định với khách hàng bên ngoài Phụ thu c về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư: Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thu c của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thu t và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quóc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung... sách thu hút FDI của Trung Quốc có định hướng 10 thu hút FDI, hay nói cách khác là chính sách về cơ cấu đầu tư Đó là việc xác định rõ những ngành, lĩnh vực, địa bàn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự do đầu tư; những ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tư có điều kiện; những ngành, lĩnh vực, địa bàn cấm đầu tư Chính sách cơ cấu đầu tư có liên quan mật thiết với mức độ mở cửa thị trường, tự do hóa đầu tư, ... Cơ sở hạ tầng là một vấn đề mà kể cả các nước đầu tư hay nước nhận đầu tư đều trú trọng đến Đối với nước đầu tư, kết cấu hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho họ đầu tư và khai thác, tiết kiệm được chi phí nguyên nhiên liệu, giảm bớt phí đầu tư và dễ dàng sử dụng lao động Ngoài ra, các lĩnh vực về Giao thông vận tải, y tế, giáo dục… cũng mang lại cho các nước đầu tư một khoảng thu khổng lồ Ngoài. .. các nước đầu tư đạt được, thì đâu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cũng biểu hiện tính hữu nghị giữa hai quốc gia 22 Đối với nước nhận đầu tư, được đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp, kết cấu hạ tâng phát triển đồng thời kéo theo sự phát triển kinh tế của đất nước, tiếp thu những ý tư ng của nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận nền khoa học của các nước. .. khác, lợi tức đầu tư, vốn đầu tư, gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài, lương cho nhân viên nước ngoài, tiền bản quyền, phí kỹ thu t… 1.1.3.2 Thực thi các chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài Bao gồm các vấn đề sau: - Việc tuyển dụng người nước ngoài: Việc tuyển dụng người nước ngoài là đảm bảo lợi ích cho các bên đầu tư Một số quy định mà các nước thường sử... nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo Sự phồn vinh có được bằng cái của người khác 33 Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thu c vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thu t của từng nước Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thu t và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chòng phát triển... án đầu tư nước ngoài Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thu đất, nhà xưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước Hay trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thu quan Và như vậy đôi khi lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được Thế mà, các nhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào Các nhà đầu tư. .. văn này, môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút FDI được thể hiện trên các mặt sau: 1.1.3.1 Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư Về quyền cơ bản và các đảm bảo cho các nhà đầu tư gồm: Một là, đảm bảo không tư c đoạt: Đảm bảo này thông thường được quy định ở những điều khoản đầu tiên của Luật đầu tư nước ngoài cũng như thông qua việc ký kết tham gia vào hiệp định đảm bảo đầu tư đa phương Hai là, . nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực. thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Giang trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ + Làm rõ tình hình thực tế quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên. đầu tư. Đầu tư quốc tế được thực hiện chủ yếu dưới ba hình thức cơ bản là: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế. 1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Là hình thức đầu tư

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan