thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường

98 2.9K 25
thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn về tính khoa học của công trình. Đà Nẵng, ngày tháng 06 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè. Trước hết, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý – giáo dục đã cung cấp cho em những kiến thức trong 4 năm học qua để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Thạc sỹ Phạm Thị Mơ – cô giáo trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các em học sinh ở trường Trung Học Cơ Sở Nghi Kim – Thành Phố Vinh – Nghệ An đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra, thu thập dữ liệu thực tiễn. Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp tôi trong thời gian học tập cũng như chia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi làm tốt đề tài của mình. Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày /06/2010 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………… … …… 1 2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………3 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát ……………3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………………4 5. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………… 4 6. Giả thuyết khoa học ………………………………………………………… 4 7. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………… 4 NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới ……………………… 6 1.1.1. Nghiên cứu bạo lực học đường ở nước ngoài ………………………… 6 1.1.2. Nghiên cứu bạo lực học đường ở trong nước ………………………… 9 1.2. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài ……………………………… 12 1.2.1. Lý luận về thái độ …………………………………………………… 12 1.2.1.1. Các thuyết về thái độ ………………………………………………12 1.2.1.2. Khái niệm thái độ ………………………………………………….14 1.2.1.3. Đặc điểm của thái độ ………………………………………………17 1.2.1.4. Chức năng của thái độ …………………………………………… 18 1.2.1.5. Cấu trúc của thái độ ……………………………………………… 18 1.2.1.6. Cơ chế hình thành thái độ …………………………………………20 1.2.1.7. Phân loại thái độ ………………………………………………… 21 1.2.2. Lý luận về bạo lực học đường …………………………………………22 1.2.2.1. Khái niệm bạo lực …………………………………………………22 1.2.2.2. Khái niệm bạo lực học đường …………………………………… 23 1.2.2.3. Các hình thức bạo lực học đường …………………………………24 1.2.2.4. Nguyên nhân bạo lực học đường …………………………………26 1.2.2.6. Hậu quả của bạo lực học đường ………………………………… 29 1.2.3. Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường ………………………………………………………………………… 31 1.2.3.1. Khái niệm học sinh THCS ……………………………………… 31 1.2.3.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS …………………32 1.2.3.3. Khái niệm “Thái độ của học sinh THCS đối với vấn đề bạo lực giữa các học sinh với nhau” ………………………………………… …………….34 1.3. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường ………………………………………………………………………… 35 Chương 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ………………………………………… 40 2.2. Các phương pháp nghiên cứu …………………………………………… 40 2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ………………………………… 40 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ……………………………………………….46 2.2.3. Phương pháp quan sát …………………………………………………47 2.2.4. Phương pháp thống kê toán học …………………………………….…47 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường ………………………………………………………………………… 48 3.1.1. Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt nhận thức …………………………………………………………………………….48 3.1.2. Thái độ của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt xúc cảm ……………………………………………………………………… 60 3.1.3. Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt hành vi ……………………………………………………………………………….66 3.2. Nguyên nhân thực trạng thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường …………………………………… ……………….75 3.3. Giải pháp ………………………………………………………………… 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận …………………………………………………………………… 80 2. Khuyến nghị …………………………………………………………………81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHKH – XHNV : Đại học khoa học xã hội và nhân văn ĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội ĐTB : Điểm trung bình GD – ĐT : Giáo dục đào tạo GDCD : Giáo dục công dân HS – SV : Học sinh – sinh viên NXB : Nhà xuất bản PGS – TS : Phó giáo sư – tiến sĩ SL : Số lượng TP : Thành phố HCM : Hồ Chí Minh TB : Thứ bậc TT : Thứ tự THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Nhận thức của học sinh về biểu hiện của khái niệm bạo lực giữa các học sinh với nhau theo kết quả chung 48 3.2 Nhận thức của học sinh về khái niệm bạo lực giữa các học sinh với nhau khi xét riêng từng biểu hiện 49 3.3 Nhận thức của học sinh về những loại hành vi bạo lực học đường giữa các học sinh với nhau 51 3.4 Nhận thức của học sinh về nguyên nhân gây ra bạo lực giữa các học sinh với nhau 52 3.5 Nhận thức của học sinh về nguyên nhân gây ra bạo lực giữa các học sinh với nhau xét giới tính 55 3.6 Nhận thức của học sinh về hậu quả của bạo lực giữa các học sinh với nhau 56 3.7 Nhận thức của học sinh về vai trò của gia đình, nhà trường các tổ chức xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường 58 3.8 Tổng hợp đánh giá nhận thức chung của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh 59 3.9 Cảm xúc của các em học sinh trước tình trạng bạo lực học đường hiện nay 60 3.10 Cảm xúc của các em học sinh khi chứng kiến hành vi bạo lực giữa các học sinh 61 3.11 Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị trí kẻ gây ra hành vi bạo với học sinh khác 63 3.12 Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị người bị bạo lực 64 3.13 Tổng hợp đánh giá chung mặt xúc cảm của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh 65 3.14 Hành vi ứng xử của học sinh khi lâm vào các tình huống có thể xảy ra bạo lực học đường 67 3.15 Hành vi ứng xử của học sinh khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè 68 Hành vi can thiệp của học sinh khi có hiện tượng bạo lực học 3.16 đường giữa các học sinh 70 3.17 Tổng hợp đánh giá chung mặt hành vi của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh 72 3.18 Thái độ của học sinh trường đối với vấn đề bạo lực học đường xét theo từng phiếu điều tra. 74 3.19 Nguyên nhân thực trạng thái độ của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đường 76 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 3.1 Đánh giá chung thái độ của học sinh về vấn đề bạo lực giữa các em học sinh 73 3.2 Tổng hợp thái độ của học sinh về vấn đề bạo lực giữa các em học sinh thể hiện ở cả 3 mặt : nhận thức, tình cảm, hành vi 74 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh trong tương lai. Chính vì vậy mà giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay là tình trạng bạo lực học đường đang ngày một gia tăng. Hiện nay, nó đang là vấn đề bức thiết và được xã hội quan tâm. Bạo lực học đường không là một vấn đề mới mẻ nhưng thời gian gần đây mới bùng phát một cách mạnh mẽ, mức độ và tính chất của hành vi này ngày càng nguy hiểm. Bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo. Nó diễn ra không chỉ ở thành phố mà còn ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả học sinh nữ. Thật đau lòng khi bạo lực học đường còn xảy ra ở cả phái nữ, vốn được mệnh danh là “phái yếu” Có thể nói, đây không phải là vấn đề của riêng mỗi quốc gia nào mà đã trở thành vấn nạn của toàn cầu. Thật vậy. Có lẽ chưa có đất nước nào thoát khỏi tình trạng bạo lực học đường. Bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng mạnh; quy mô, cùng hậu quả của nó cũng ngày càng nặng nề hơn trước đây rất nhiều lần, đặc biệt là bạo lực xảy ra giữa các em học sinh với nhau. Đáng sợ hơn, các em còn dám quay lại cảnh mình đánh đấm dã man, rồi công khai phát tán trên mạng internet, thách thức dư luận, nhà trường và những nhà quản lí giáo dục. Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số đó đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế. Ở Việt Nam những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạo lực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành vi này. Theo ông Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác HS-SV của Bộ GD - ĐT thì theo báo cáo của 38/61 Sở GD - ĐT, từ năm 2003 đến nay có hơn 8.000 học sinh tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật. Thời gian gần đây, các vụ bạo lực học đường không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về mức độ nguy hiểm của nó, và lan rộng ra nhiều địa phương. Những con số này đang gióng lên hồi chuông báo động cho chúng ta về thực trạng lối hành xử bạo lực, thiếu lành mạnh của các em học sinh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực giữa các em học sinh với nhau, một trong những nguyên nhân quan trọng là do xuất phát từ nhận thức còn hạn chế và thái độ thờ ơ, dửng dưng của các em học sinh về vấn đề này. Các em hiện nay có rất ít môi trường thật an toàn và trong lành để vui chơi thể thao, thư giãn sau những giờ học căng thẳng khiến các em dễ cáu giận, phản ứng thái quá, hoặc lệch lạc. Có em mất phương hướng, không biết làm gì để khẳng định bản thân. Có em do quá căng thẳng, mệt mỏi trong học tập đã nổi khùng trước người khác hoặc có ý nghĩ phải làm tổn thương ai đó hay làm tổn thương chính mình. Rất nhiều các em không ngần ngại tạo dựng cho mình một sức mạnh nào đó qua băng nhóm bạn bè và luôn sẵn sàng lao vào đánh nhau mà không cần mảy may suy nghĩ hậu quả. Đánh bạn vì ghét cái nhìn, đánh vì bị xúc phạm hay tranh người yêu của nhau…. trở nên khá phổ biến ở lứa tuổi học trò. Nhiều em học sinh cho rằng bạo lực giữa các bạn học sinh với nhau không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng cả nên cứ có mâu thuẫn là lại dùng bạo lực để giải quyết. Khi xảy ra mâu thuẫn giữa các học sinh, thay vì cùng nhau hòa giải hay thông báo cho nhà trường, thầy cô can thiệp thì các em “tự xử” với nhau một cách bạo lực. Những em chứng kiến những cảnh đó cũng không dám lên tiếng vì sợ hãi hoặc thờ ơ, vô cảm, không quan tâm, coi đó là chuyện riêng của người khác; thậm chí có em còn cổ vũ cho những hành động đó. Thái độ sai lệch đó cùng nhận thức còn kém của các em đã góp phần làm cho hiện tượng bạo lực tăng lên trong thời gian gần đây. Thời gian qua, các cấp chính quyền nước ta đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường song kết quả thu được vẫn chưa cao, công tác thực hiện vẫn chưa triệt để. Bạo lực học đường đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội, đòi hỏi các cấp chính quyền cũng như các ban ngành phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên nhằm thiết lập một môi trường học đường an toàn, thân thiện cho học sinh, đảm bảo an ninh cho xã hội. [...]... sát - Đối tượng nghi n cứu: Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường - Khách thể nghi n cứu: Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh Nghệ An) - Khách thể khảo sát: 300 em học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) 4 Nhiệm vụ nghi n cứu - Nghi n cứu các vấn đề lý luận chung về thái độ, bạo lực, bạo lực học đường, thái. .. lựa chọn đề tài Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường 2 Mục đích nghi n cứu - Tìm hiểu thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường - Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm thay đổi thái độ của học sinh theo chiều hướng tích cực về vấn đề này 3 Đối tượng nghi n cứu, khách thể nghi n... thái độ của học sinh về bạo lực học đường - Tìm hiểu thực trạng thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, nâng cao nhận thức, thái độ của các em học sinh về vấn đề này 5 Phạm vi nghi n cứu Do điều kiện hạn chế nên trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghi n... trung nghi n cứu thái độ của học sinh đối với dạng bạo lực học đường giữa các học sinh với nhau trong phạm vi trường THCS Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) 6 Giả thuyết khoa học Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) nhìn chung đã có những hiểu biết nhất định về bạo lực học đường tuy nhiên sự hiểu biết này còn hạn chế Các em có thái độ phản đối, lên án những hành vi bạo lực đó song chưa...Cũng đã có một số công trình nghi n cứu về vấn đề này song chủ yếu mới chỉ đề cập đến thực trạng bạo lực học đường, một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng trên,… mà ít có công trình nào tìm hiểu sâu thái độ của học sinh về vấn đề này Tình hình bạo lực học đường và thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) cũng không nằm ngoài xu thế chung của xã hội Từ những lý luận và thực... trong và ngoài trường học, xảy ra giữa học sinh với học sinh, giữa thầy cô với học sinh Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghi n cứu về bạo lực học đường xảy ra giữa các học sinh với nhau Theo đó, bạo lực giữa các học sinh với nhau là cách ứng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt trong nhà trường giữa các học sinh bằng bạo lực Bạo lực học đường thể hiện ở... pháp nghi n cứu 7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Để xây dựng hệ thống khái niệmlàm cơ sở lý luận cho đề tài, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết 7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài để thu thập thông tin về thái độ của Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường. .. chưa có công trình nào nghi n cứu chuyên sâu về thái độ của các em học sinh về vân đề này mặc dù đây là vấn đề quan trọng, nhất là trên địa bàn trường THCS Nghi Kim – Tp Vinh – Nghệ An 1.2 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài 1.2.1 Lý luận về thái độ 1.2.1.1 Các thuyết về thái độ - Thuyết hành động hợp lý: Ajzen và Fishbein phát triển lý thuyết hành động hợp lý trên cơ sở giả định rằng con nguời... tật,… Bạo lực trở thành vấn nạn chung của toàn xã hội cần phải được ngăn chặn kịp thời 1.2.2.2 Khái niệm bạo lực học đường Thời gian gần đây, bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nóng bỏng, được dư luận xã hội quan tâm Song một định nghĩa hay khái niệm chuẩn về bạo lực học đường thì chưa hề có Các khái niệm về bạo lực học đường được hiểu khác nhau tuỳ theo góc độ đánh giá - Bạo lực học đường là... phỏng vấn trong việc tìm hiểu thái độ của các em học sinh về vấn đề bạo lực học đường 7.5 Phương pháp thống kê trong toán học Để xử lý số liệu thu được, nhằm đưa ra những kết luận chính xác, khách quan cho đề tài nghi n cứu, tôi sử dụng phương pháp thống kê trong toán học: tính tỉ lệ % và tính trung bình cộng NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHI N CỨU 1.1 Các nghi n cứu về bạo lực học đường . về thái độ, bạo lực, bạo lực học đường, thái độ của học sinh về bạo lực học đường. - Tìm hiểu thực trạng thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo. chọn đề tài Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường . 2. Mục đích nghi n cứu - Tìm hiểu thái độ của học sinh trường trung học cơ sở. trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) - Khách thể khảo sát: 300 em học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An). 4. Nhiệm vụ nghi n cứu - Nghi n cứu các vấn đề

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan