Đồ án "Phân tích đặc điểm kết cấu và tính toán chu trình công tác và động lực học ở chế độ tốc độ 1500( v/p ) của động cơ DSC 50 ” doc

43 813 1
Đồ án "Phân tích đặc điểm kết cấu và tính toán chu trình công tác và động lực học ở chế độ tốc độ 1500( v/p ) của động cơ DSC 50 ” doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Phân tích đặc điểm kết cấu và tính toán chu trình công tác và động lực học ở chế độ tốc độ 1500( v/p ) của động cơ DSC 50 Mục Lục Chương 1: Các đặc tính cơ bản của động cơ 5 Chương 2: kết cấu của các cơ cấu và các cụm 6 2.1. Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền (CCKTTT) 6 2.2. Cơ cấu phối khí 12 2.3. Hệ thống làm mát 15 2.4. Hệ thống bôi trơn động cơ 17 2.5. Hệ thống cung cấp nhiên liệu 19 PHẦN II: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH CÔNG TÁC 24 I. Chọn các số liệu ban đầu 24 II . Tính toán chu trình công tác 26 2.1. Tính toán quá trình trao đổi khí 26 2.2. Tính toán quá trình nén 27 2.3. Tính toán quá trình cháy 27 2.4. Tính toán quá trình dãn nở 29 2.5. Kiểm tra kết quả tính toán 30 III. Xác định các thông số đánh giá chu trìnhcông tác và sự làm việc của động cơ 30 3.1. Các thông số chỉ thị 30 3.2. Các thông số có ích 31 3.3. Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác 32 IV. Dựng đặc tính ngoài của động cơ 34 4.1. Thứ tự dựng các đường đặc tính 34 4.2. Dựng đồ thị Pk: Dùng phương pháp vòng tròn Brích dựng đồ thị Pk 35 V. Quy dẫn khối lượng chuyển động: 36 5.1. Khối lượng chuyển động tịnh tiến mj 36 5.2. Lực quán tính và tổng lực, lực tiếp tuyến và pháp tuyến 36 GVHD:Vy H÷u Thµnh SVTH: NguyÔn Trung Khoa Trang: 2 LỜI NÓI ĐẦU Động cơ nói chung và động cơ diezel nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cũng như trong lĩnh vực quốc phòng. Do đó vấn đề nghiên cứu phân tích đánh giá các loại động cơ trên trong điều kiện khai thác ở nước ta hiện nay là vấn đề cấp thiết. Nếu làm tốt nội dung trên ta có thể khai thác hiệu quả, tiết kiệm, cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng, có phương án sữa chữa thay thế hợp lý hay khai thác đúng động cơ trong điều kiện không như thiết kế. Nhiệm vụ đồ án của tôi là “Phân tích đặc điểm kết cấu và tính toán chu trình công tác và động lực học ở chế độ tốc độ 1500( v/p ) của động cơ DSC 50 ”, cũng không nằm ngoài tính cấp thiết trên. Qua một thời gian làm đồ án, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy trong bộ môn động cơ và khoa động lực, đặc biệt là thầy Vy Hữn Thành, tôi đã cơ bản hoàn thành các nội dung sau:  Giới thiệu các thông số kỹ thuật và kết cấu chung của động cơ DSC50 .  Tính toán chu trình công tác ở chế độ tốc độ 1500 ( v/ p )  Tính toán động lực học ở chế độ tốc độ 1500 ( v/ p ) Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đồ án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy, các bạn để bổ sung kiến thức cho tôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nhận công tác khi ra trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009. Học viên thực hiện: Nguyễn Trung Khoa Học viện KTQS Cộng hoµ x· hội chủ nghĩa việt nam GVHD:Vy H÷u Thµnh SVTH: NguyÔn Trung Khoa Trang: 3 BM Động cơ c lp - T do - Hnh phúc Nhiệm vụ đồ án môn học đcđt H v tên: Nguyễn Trung Khoa Lớp:k11 xe ô tô 1. Tờn t i: Kim nghim ng c DSC 50 ở chế độ 1500 v/p 2. Cỏc s liu ban u: Cỏc thụng s k thut ca ng c DSC 50 3. Ni dung bn thuyt minh: Li núi u. - Chng1: Cỏc c tớnh c bn ca ng c. - Chng2: Kt cu ca cỏc c cu v cỏc cm. - Chng3: Tớnh toỏn chu trỡnh cụng tỏc ca ng c DSC 50 4. S lng, ni dung cỏc bn v 2 bn v A 0 . - Bn v mt ct dc ng c DSC 50 A 0 . - Bn v th ộng lực học A 0 . Ngày dao đồ án : 26/02/2009 Ngày hoàn thành: 20/05/2009 Giáo viên hớng dẫn Chủ nhiệm bộ môn TS .Vy Hữu Thành PHN I: GII THIU CHUNG V NG C DSC 50 ng c DSC50 l ng c diesel 4 k, khụng tng ỏp, bn xy lanh b trớ thnh GVHD:Vy Hữu Thành SVTH: Nguyễn Trung Khoa Trang: 4 một hàng thẳng đứng, làm mát kiểu kín cưỡng bức bằng nước, được lắp trên một số tàu thuỷ dánh cá ở Việt Nam .ở Việt Nam do nhà máy diesel Sông công chế tạo . Trong những năm vừa qua động cơ DSC50 đã chứng tỏ là loại động cơ tốt và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Động cơ DSC 50 đựơc sản xuất theo công nghệ của BELARUS đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước ở nhiều miền khí hậu khác nhau. Trong điều kiện làm việc ở Việt Nam, đây là loại động cơ được sử dụng chủ yếu vào các loại tàu đánh cá. Nước ta được Liên Xô đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo và dây chuyền lắp ráp động cơ DSC-50. Hiện nay ta mới sản xuất được một số chi tiết, một số chi tiết khác ta vẫn phải nhập ngoại, ta đang từng bước sản xuất toàn bộ những chi tiết mà vẫn phải nhập. ở Việt Nam hiện nay việc diesel hoá các loại xe là một vấn đề đang được nhiều người chú ý đến. Việc lắp ráp động cơ DSC 50 lên một số xe vận tải và một số thuyền đánh cá đang được thực hiện, vì nó đem lại hiệu quả kinh tế khá cao: đỡ tốn nhiên liệu, mức độ độc hại thấp hơn. Xuất phát từ những yếu tố trên, việc khai thác triệt để tính năng của động cơ là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm và nó cũng là môt vấn đề hết sức có ý nghĩa và mang tính thời sự đối với tình hình kinh tế nước ta. Từ những yêu cầu thực tế trên, nhiệm vụ đồ án là tính toán các thông số làm việc của động cơ ở chế độ công suất định mức Đồ án gồm những chương chính sau: - Chương1: Các đặc tính cơ bản của động cơ. - Chương2: Kết cấu của các cơ cấu và các cụm. - Chương3: Tính toán chu trình công tác của động cơ DSC 50 Chương 1: Các đặc tính cơ bản của động cơ. Động cơ DSC50 là động cơ diesel 4 kỳ không tăng áp, bốn xy lanh bố trí thành một GVHD:Vy H÷u Thµnh SVTH: NguyÔn Trung Khoa Trang: 5 hàng thẳng đứng, buồng cháy phân chia, làm mát bằng chất lỏng tuần hoàn cưỡng bức kiểu kín. Bảng các thông số kỹ thuật chính của Động cơ DSC50 tt thông số đơn vị tính số liệu 1 Mã hiệu động cơ: DSC 50 2 Đường kính xy lanh: D mm 110 3 Hành trình pít tông: S mm 125 4 Thể tích công tác của các xy lanh: V h dm 3 1.1879 5 Thứ tự đánh số của các xy lanh (nhìn từ phía quạt gió) mm 1-2-3-4 6 Thứ tự công tác của các xy lanh 1-3-4-2 7 Tỷ số nén: ε 16 8 Công suất định mức: N eđm KW (ml) 40.48 9 Tốc độ quay ứng với công suất định mức v/ph 1700 10 Tốc độ quay không tải cực đại v/ph 1700 11 Tốc độ quay không tải ổn định nhỏ nhất v/ph 500 12 Góc phun sớm nhiên liệu độ GQTK 25-27 13 Mô men xoắn cực đại: M emax Nm 254.8 14 Tốc độ trục khuỷu tương ứng: n M v/ph 1300 15 Phương pháp tạo hỗn hợp kiểu màng 16 Bộ điều tốc: cơ học, đa chế độ, có bộ hiệu chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu cực đại 17 Nhiên liệu diesel Chương 2: kết cấu của các cơ cấu và các cụm 2.1. Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền (CCKTTT) CCKTTT dùng để biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu và ngược lại. CCKTT gồm hai nhóm chi tiết cơ bản: -nhóm chi tiết cố định. -nhóm chi tiết chuyển động. 2.1.1. Nhóm chi tiết cố định bao gồm: thân máy, nắp máy, xy lanh . GVHD:Vy H÷u Thµnh SVTH: NguyÔn Trung Khoa Trang: 6 2.1.1.1. Thân máy Khối thân máy được đúc bằng gang xám, liền khối với nửa trên các te (hộp trục khuỷu) để tăng độ cứng vững. Thân máy là chi tiết để gá lắp các chi tiết của các cơ cấu và một số hệ thống của động cơ. Mặt đầu trên của thân máy được gia công phẳng và các lỗ ren cấy gu dông để lắp ghép với nắp xy lanh và có các lỗ thông khoang nước làm mát cũng như khoang trống cho các đũa đẩy. Ngoài ra, mặt trên của khối thân máy có gia công 4 lỗ bậc tạo gờ lắp ghép với vai tựa trên của bốn ống lót ướt. Vách ngăn nằm ngang phía dưới ngăn cách khoang chứa trục khuỷu với khoang áo nước ôm quanh các xy lanh và cũng được gia công bốn lỗ đồng tâm với bốn lỗ ở mặt trên để luồn lót xy lanh qua. Trên bốn lỗ này có gia công rãnh vòng lắp gioăng cao su bao kín dầu và nước. Người ta lắp thân bơm nước vµo ®Çu khèi th©n m¸y. Dọc theo một bên của thân máy có vách đứng để tách riêng áo nước khối thân xy lanh và tạo khoảng riêng biệt chứa đũa đẩy, con đội. ở vách ngăn đáy dưới của khoang chứa đũa đẩy có gia công tám lỗ để lắp con đội. Các lỗ này được gia công chính xác với độ bóng cao. Khoang chứa đũa đẩy và con đội có hai cửa sổ và được đậy kín bằng các nắp dập từ thép lá và có gioăng bao kín. Phía ngoài có họng nạp để nạp dầu vào các te. Miệng họng nạp dầu được lắp các tấm lưới lọc để thông gió và ngăn không cho bụi lọt vào các te động cơ (bên trong lỗ thông gió được điền đầy các sợi kim loại mỏng tẩm dầu). Trong thành vách phía trái của khối thân máy (khối xy lanh hộp trục khuỷu) có rãnh nối thông với bầu lọc ly tâm. Bầu lọc ly tâm được cố định với bề mặt gia công trên thân máy nhờ bu lông. Giữa bầu lọc dầu và mặt bích thân máy có gioăng làm kín bằng các tông hoặc cao su amiăng. ở thành trước khối thân xy lanh hộp trục khuỷu người ta lắp cặp bánh răng để dẫn động trục cam từ trục khuỷu động cơ, bên ngoài có nắp bao kín. Giữa nắp bao kín và thân máy có đệm làn kín. Trên nắp này có gia công lỗ, lắp gioăng bao kín phía đầu trục khuỷu động cơ. Nắp ổ trục của động cơ được chế tạo bằng gang và được cố định vào các ổ đỡ của khối thân máy. Trên nắp ổ đỡ cuối cùng có gia công rãnh để lắp gioăng bao kín phía GVHD:Vy H÷u Thµnh SVTH: NguyÔn Trung Khoa Trang: 7 đuôi trục khuỷu. Mặt bên các te có gia công lỗ để lắp thước đo mức dầu. Đáy dầu (còn gọi là đáy các te hay nửa dưới hộp trục khuỷu) có nhiệm vụ bao kín khoang trục khuỷu và chứa dầu bôi trơn. Do khối thân xy lanh được đúc liền với nửa trên hộp trục khuỷu bằng gang có độ cứng vững cao nên bề mặt phân chia với nửa dưới hộp trục khuỷu đi qua đường tâm trục khuỷu. Đáy dầu được đúc bằng hợp kim nhôm, bề mặt lắp ghép với khối thân máy có gờ tăng độ cứng vững, được gia công phẳng và có các lỗ để lắp bu lông cố định với khối thân . Đệm bằng cao su amiăng đảm bảo bao kín. Phía dưới đáy có gờ đúc dày, gia công lỗ ren lắp nút xả dầu . 2.1.1.2. Nắp xy lanh Nắp xy lanh được đúc bằng gang thành một khối liền cho cả bốn xy lanh (thường được gọi là nắp máy) và được cố định với thân máy bằng các đai ốc và gu dông. Giữa nắp và thân có đệm làm kín (đệm nắp máy) bằng amiăng. Trên nắp xy lanh có gia công các lỗ để lắp xu páp nạp và xu páp xả, trên gờ miệng lỗ gia công mặt côn 45 0 để tạo đế xu páp. Họng nạp có đường kính lớn hơn đường kính họng xả. Mỗi xy lanh có một xu páp nạp và một xu páp xả. Các xu páp được bố trí thành hàng dọc theo nắp máy. ống nạp và ống xả được cố định với nắp xy lanh bằng các gu dông, giữa chúng có đệm amiăng làm kín. Trên nắp xy lanh còn được gia công bốn lỗ để lắp vòi phun. Các lỗ này được ép các ống lót bằng đồng, mặt ngoài của các ống lót tiếp xúc với nước vì vậy vòi phun được làm mát tốt hơn. Đầu phía dưới ống có đệm . Các khoang chứa nước làm mát trong nắp xy lanh được nối thông với nhau và với áo nước ở thân máy bằng các lỗ. ở phía trên phần trước của nắp máy có khoang để gom nước. Trong khoang này có lắp van hằng nhiệt để đưa nước về két mát hoặc trực tiếp về bơm nước. Giàn cò mổ được lắp phía trên nắp xy lanh. Giữa nắp giàn cò mổ và nắp bao kín có gioăng cao su chịu dầu. Trên nắp xy lanh còn có đường rãnh dẫn dầu bôi trơn từ đường dầu ở thành vách sau của thân lên giàn cò mổ thông qua giá đỡ cò mổ cuối cùng. 2.1.1.3. ống lót xy lanh ống lót xy lanh được đúc bằng gang xám hợp kim Cì 21- 40. ống có dạng hình trụ bậc GVHD:Vy H÷u Thµnh SVTH: NguyÔn Trung Khoa Trang: 8 và được ép vào các lỗ bố trí lót xy lanh trong khối thân máy. Để đảm bảo chính xác và chắc chắn khi lắp ghép, đầu trên và ở mặt ngoài đai dưới của ống lót có gia công các vai tựa và gờ định vị. ống lót động cơ DSC50 thuộc loại ống lót ướt, vai tựa trên, dưới được làm kín với khoang trục khuỷu bằng các gioăng cao su. Mặt trong ống xy lanh được gia công chính xác, nhiệt luyện và doa, mài khôn đạt độ bóng cao để giảm ma sát giữa xéc măng, pít tông với thành lót xy lanh. Việc nhiệt luyện nhằm mục đích đảm bảo độ cứng và giảm tốc độ mài mòn. Khi lắp ráp phải chọn lắp với pít tông có nhóm kích thước tương ứng. 2.1.2. Nhóm chi tiết chuyển động bao gồm: pít tông, trục khuỷu, thanh truyền, bánh đà, pu ly… 2.1.2.1. Pít tông Pít tông được đúc bằng gang, đỉnh pít tông cùng với thành vách ống lót xy lanh và nắp xy lanh tạo thành khoang công tác của xy lanh động cơ. Pít tông tiếp nhận lực khí thể và truyền cho trục khuỷu động cơ thông qua thanh truyền. Pít tông gồm ba phần: đỉnh, đầu và thân . - Đỉnh pít tông được chế tạo từ phương pháp đúc và có dạng đỉnh bằng.Do ®©y là dạng đỉnh dễ gia công chế tạo làm hạ giá thành của sản phẩm.Do động cơ dạng buồng cháy xoáy lốc lên nó dảm bảo khả năng hoà trộn nhiên liệu với dòng khí nạp tốt. - Đầu pít tông có tiện bốn rãnh để lắp các xéc măng, ba rãnh trên lắp xéc măng khí, rãnh còn lại lắp xéc măng dầu. Rãnh lắp xéc măng dầu có khoan hàng lỗ hướng tâm đường kính 4 mm để dầu qua đó chảy về các te động cơ . - Thân pít tông làm nhiệm vụ dẫn hướng, có hai bệ chốt pít tông được gia công, ở hai đầu của các bệ chốt có tiện hai rãnh để lắp khóa hãm chốt. Hai phía mặt ngoài của các bệ chốt pít tông được gia công vát dạng ô van để ngăn ngừa sự bó kẹt pít tông trong xy lanh khi động cơ làm việc do giãn nở nhiệt. Trên phần thân về phía dưới còn có rãnh lắp xéc măng dầu. 2.1.2.2. Chốt pít tông Chốt pít tông được chế tạo bằng thép 45 có dạng hình trụ rỗng, mặt ngoài được gia công chính xác, tôi cao tần để đạt độ cứng 55-60 HRC với lớp thấm tôi 1,5-2mm. GVHD:Vy H÷u Thµnh SVTH: NguyÔn Trung Khoa Trang: 9 Chốt pít tông được lắp với bệ chốt và đầu nhỏ thanh truyền theo kiểu “bơi”. Chốt được hãm bằng hai vòng khóa bằng thép lò xo để hạn chế dịch chuyển dọc trục. 2.1.2.3. Xéc măng Xéc măng được chế tạo bằng gang đặc biệt, để tránh bó kẹt và để lắp ghép người ta gia công miệng ngang với khe hở ở trạng thái lắp ghép trong khoảng 0,4-0,8 mm. Khi lắp các xéc măng với pít tông vào lỗ xy lanh miệng xéc măng phải được xếp lệch nhau 120 0 để giảm sự lọt khí. Xéc măng khí trên cùng do tiếp xúc trực tiếp với khí cháy và chịu áp suất lớn nên bề mặt làm việc được mạ một lớp crôm xốp dày 0,18-0,2mm để chống mòn. ở mỗi rãnh xéc măng dầu người ta lắp hai xéc măng dầu bằng gang giống hệt nhau với lưỡi vát cùng quay về phía dưới có tác dụng tạo màng dầu bôi trơn cho bề mặt làm việc của pít tông và mặt gương xy lanh đồng thời gạt dầu thừa về các te động cơ. Khi lắp từng cặp xéc măng dầu vào một rãnh phải xếp miệng lệch nhau 180 o . 1.2.4. Thanh truyền Thanh truyền được rèn dập bằng thép các bon 45, được nhiệt luyện để tăng độ bền. Thanh truyền được chia làm ba phần: đầu nhỏ, thân và đầu to. Đầu nhỏ thanh truyền có dạng thành dày được ép bạc lót bằng đồng thau dạng trụ rỗng để lắp ghép với chốt pít tông, phía trên có khối kim loại để điều chỉnh khối lượng và có khoan lỗ hứng dầu bôi trơn chốt. Thân thanh truyền có tiết diện ngang hình chữ I lớn dần về phía đầu to để giảm khối lượng mà vẫn đủ độ cứng vững. Đầu to thanh truyền được gia công thành hai nửa, phần tháo được gọi là nắp đầu to thanh truyền. Người ta gia công tinh bề mặt bên trong của đầu to thanh truyền cùng với nắp vì thế không đựơc lắp lẫn các nắp đầu to các thanh truyền. Để lắp đúng, trên thân và nắp có đánh số theo thứ tự của các xy lanh. Hai nửa của đầu to thanh truyền được cố định với nhau bằng các bu lông thanh truyền. Bề mặt phân chia đầu to thanh truyền vuông góc với thân thanh truyền. Để tránh hiện tượng tự tháo người ta lắp các tấm hãm bằng thép. 2.1.2.5. Trục khuỷu Trục khuỷu của động cơ là chi tiết chịu tải trọng nặng nhất, nó tiếp nhận lực khí thể và lực quán tính chuyển động tịnh tiến từ pít tông thông qua thanh truyền và truyền mô GVHD:Vy H÷u Thµnh SVTH: NguyÔn Trung Khoa Trang: 10 [...]... Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác a- Khái quát: Đồ thị công chỉ thị là đồ thị biểu diễn các quá trình của chu trình công tác xảy ra trong xy lanh của động cơ trên hệ toạ độ p-V Việc dựng đồ thị được chia làm hai bước: dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết và hiệu chỉnh đồ thị đó để được đồ thị công chỉ thị thực tế b- Dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết * Đối với động cơ diesel bốn kỳ: ở đồ. .. chế tốc độ tối đa và hạn chế độ căng của lò xo bộ điều tốc Hình 24: Sơ đồ làm việc của bộ điều tốc a- khi khởi động động cơ; b- khi dừng động cơ; c- khi chạy không tải với tốc độ quay lớn nhất; d- khi động cơ quá tải 2.5.5 Vòi phun Động cơ DSC 50 lắp vòi phun có ký hiệu ễọ-22 kiểu kín nhiều lỗ phun áp suất GVHD:Vy H÷u Thµnh Trang: SVTH: NguyÔn Trung Khoa 22 nâng kim phun 17,5-18,5 MPa (175-185 KG/cm 3). .. Nhiệt độ cuối quá trình thải Tr Giá trị của Tr có thể chọn trong các phạm vi sau: Động cơ diesel bốn kỳ: Tr = 700÷900 0K; Tr = 890oK 15- Độ sấy nóng khí nạp ∆T Động cơ diesel bốn kỳ không tăng áp ∆T = 10÷25 0K; chọn ∆T = 15oK 16- Chỉ số nén đa biến trung bình n1 Động cơ diesel: n1 = 1,34÷1,39 (đến 1,4 1) Chọn n1 =1.367 Trong đó: n là của động cơ ở chế độ tính toán 17- Hệ số sử dụng nhiệt ξz Động cơ dieselξz... − 1). (1 + γr ). ηv.Po.Ta (16 − 1). (1 + 0,032 8). 0,75.0,1013.330,354 = = 0,0818 (Mpa) Pa = ε To 16.297 Ta = 2.2 Tính toán quá trình nén Mục đích của việc tính toán quá trình nén là xác định các thông số như áp suất pc và nhiệt độ Tc ở cuối quá trình nén Thứ tự tính toán: + Đối với động cơ bốn kỳ: - áp suất cuối quá trình nén: n Pc = pa ε =0,0818 161,37 = 3,652 (MN/m 2) - Nhiệt độ cuối quá trình nén: n... Dùng để tích lũy năng lượng lấy đà khi khởi động và để thắng những trở lực tức thời trong thời gian làm việc Ngoài ra bánh đà còn làm giảm độ quay không đồng đều của trục khuỷu Bánh đà được lắp vào bích đuôi trục khuỷu bằng sáu bu lông Mặt đầu của bánh đà được gia công phẳng để lắp ly hợp, phía ngoài có ép vành răng để khởi động động cơ Trên vành của bánh đà có hốc lõm để xác định vị trí của pít tông... là loại bơm bánh răng, một cấp dùng để cấp dầu dưới áp suất nhất định đến các bề mặt làm việc của các chi tiết Bơm gồm có: thân, nắp, bánh răng chủ động và bánh răng bị động Bánh răng chủ động ép căng vào trục cùng then bán nguyệt Đầu kia của trục chủ động có lắp bánh răng để nhận truyền động từ trục khuỷu, bánh răng bị động quay trơn trên trục bị động lắp cố định với vỏ bơm Trên nắp của bơm có vấu... 18- Nhiệt trị thấp của nhiên liệu QT QT thường được tính với 1 kg nhiên liệu Đối với nhiên liệu diesel: QT = 42,5.103 [KJ/kg.nl] 20- Chỉ số dãn nở đa biến trung bình n2 Khoảng thay đổi của n2 đối với các loại động cơ như sau: Động cơ diesel có buồng cháy không phân chia: n2 =1,14÷1,22 Chọn n2 = 1,227 II Tính toán chu trình công tác 2.1 Tính toán quá trình trao đổi khí a- ở động cơ bốn kỳ không tăng... đó: R: bán kính quay của khuỷu trục, [m]; ω: vận tốc góc trục khuỷu, [ 1 / s ]; λ: hệ số kết cấu của động cơ Ta có: R = S/2 = 0,0625 m mj = 2,697 kg ω= n.π 1500 .3,1415926 = = 157.08 ( rad/s) 30 30 b) Lực quán tính chuyển động quay Pr do các khối lượng chuyển động quay với vận tốc ω, bán kính R gây nên, ta có: Pr2 = m2 Rω2.10-6 [MN] Có m2= 1,68 (kg) ⇒ Pr2=1,68.0,0625.157.082.10-6 = 0,002591(MN) GVHD:Vy... trung bình của pít tông CTB: Giá trị của CTB được xác định thông qua hai thông số đã biết theo biểu thức sau: CTb= S *n 30 m s   Trong đó: S: Hành trình của pít tông [m] S = 125 mm =0,125 m n (v/phút): Tốc độ quay của trục khuỷu động cơ ⇒ Ctb = 0,125. 1500 m = 6.25( ) 30 s 5- Số xy lanh của động cơ i i=4 Thể tích công tác Vh = π.R2.S =3,1415.552.1,25 =1,187915 (dm 3) 6- Tỷ số giữa hành trình của pít... thuyết hành thành đồ thị công chỉ thị thực tế Xác định điểm c’(Pc’ ,Vc ): điểm c’ nằm trên đường nén thuần tuý, vị trí của nó được xác định bởi góc phun sớm nhiên liệu và được dựng theo vòng tròn Brích ∗ Đồ thị công thực tế: GVHD:Vy H÷u Thµnh Trang: SVTH: NguyÔn Trung Khoa 33 IV Dựng đặc tính ngoài của động cơ 4.1 Thứ tự dựng các đường đặc tính Đối với động cơ diesel * Đối với động cơ diesel có buồng . văn Phân tích đặc điểm kết cấu và tính toán chu trình công tác và động lực học ở chế độ tốc độ 1500 ( v/p ) của động cơ DSC 50 Mục Lục Chương 1: Các đặc tính cơ bản của động cơ 5 Chương 2: kết cấu của. thác đúng động cơ trong điều kiện không như thiết kế. Nhiệm vụ đồ án của tôi là “Phân tích đặc điểm kết cấu và tính toán chu trình công tác và động lực học ở chế độ tốc độ 1500 ( v/p ) của động cơ DSC. Các đặc tính cơ bản của động cơ. - Chương2: Kết cấu của các cơ cấu và các cụm. - Chương3: Tính toán chu trình công tác của động cơ DSC 50 Chương 1: Các đặc tính cơ bản của động cơ. Động cơ DSC5 0

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: Các đặc tính cơ bản của động cơ.

  • Chương 2: kết cấu của các cơ cấu và các cụm

  • 2.1. Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền (CCKTTT)

  • 2.2. Cơ cấu phối khí

  • 2.3. Hệ thống làm mát

  • 2.4. Hệ thống bôi trơn động cơ

  • 2.5. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

  • PHẦN II: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH CÔNG TÁC

  • I. Chọn các số liệu ban đầu.

  • II . Tính toán chu trình công tác.

  • 2.1. Tính toán quá trình trao đổi khí.

  • 2.2. Tính toán quá trình nén.

  • 2.3. Tính toán quá trình cháy.

  • 2.4. Tính toán quá trình dãn nở.

  • 2.5. Kiểm tra kết quả tính toán.

  • III. Xác định các thông số đánh giá chu trìnhcông tác và sự làm việc của động cơ

  • 3.1. Các thông số chỉ thị.

  • 3.2. Các thông số có ích.

  • 3.3. Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác.

  • IV. Dựng đặc tính ngoài của động cơ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan