Đa dạng Sinh học ở vườn quốc gia Tam Đảo (p-1) ppsx

6 1K 23
Đa dạng Sinh học ở vườn quốc gia Tam Đảo (p-1) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đa dạng Sinh học ở vườn quốc gia Tam Đảo (p-1) Vuờn quốc gia Tam Đảo với sự đa dạng về đất đai và khí hậu đã tạo nên các hoàn cảnh lập địa khác nhau, nhiều tiểu vùng sinh thái Chính vì thế hệ động thực vật rừng ở đây rất phong phú (khoảng 2000 loài thực vật, 840 loài động vật), nhiều loài đ ặc hữu và quí hiếm. Để vườn quốc gia Tam Đảo phát huy hết tiềm năng giá trị, cùng với sự tăng cường đầu tư của Nhà nước, các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư trong vùng cần thấy được lợi ích và trách nhiệm cùng gìn giữ tài sản quí giá này. Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo, đây là một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng từ 10 ( 15 km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thuộc địa phận của 3 tỉnh; Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Dãy núi Tam Đảo có trên 20 đỉnh cao từ 1000 m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord 1592 m . Địa hình ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Núi Tam Đảo từ xưa đã được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và h ệ sinh thái. Các yếu tố chính đã góp phần tạo nên sự đa dạng này là đất đai, khí hậu Về yếu tố đất đai, đã điều tra được 4 loại đất chính gồm: - Đất Feralit mùn vàng, phát triển trên đá Macma axit, loại đất này xuất hiện ở độ cao từ 700 m trở l ên, có diện tích là 8968ha, chiếm 24,31% diện tích của Vườn. - Đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp, phát triển trên đá Macma kết tinh, loại đất này có diện tích 9292ha, chiếm 25,19% diện tích và xuất hiện ở độ cao từ 400m ( 700m. - Đất Feralit đỏ vàng phát triển tr ên nhiều loại đá khác nhau, loại đất này thường thấy ở độ cao từ 100 ( 400m, có diện tích là 17606ha, chiếm 47,33% diện tích Vườn. - Đất dốc tụ và phù sa, loại đất này ở độ cao từ 100m trở xuống, thường thấy ở ven chân núi, thung lũng hẹp, ven sông suối lớn, có diện tích là 1017ha, chiếm 2,76% diện tích Vườn. Về yếu tố khí hậu, Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm, nhiệt đới. Với dãy núi cao, chạy dài, tạo ra 2 sườn đông và tây rõ rệt, lượng mưa hàng năm khác nhau đã góp phần tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác biệt. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra 2 đai khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới mưa mùa từ độ cao 700 ( 800m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới mưa mùa, cũng như một số khu vực có nhiệt độ, lượng mưa rất khác nhau của Tam Đảo. Do có sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng cộng với sự tác động của con người đã tạo ra các hoàn cảnh lập địa khác nhau. Đây là nguyên nhân chính đ ể tạo ra s ự đa dạng về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài của rừng Tam Đảo. . Đa dạng Sinh học ở vườn quốc gia Tam Đảo (p-1) Vuờn quốc gia Tam Đảo với sự đa dạng về đất đai và khí hậu đã tạo nên các hoàn cảnh lập địa khác nhau, nhiều tiểu vùng sinh thái. Núi Tam Đảo từ xưa đã được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và h ệ sinh thái. Các yếu tố chính đã góp phần tạo nên sự đa. Tam Đảo có trên 20 đỉnh cao từ 1000 m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord 1592 m . Địa hình ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan