Vị thế của Doanh nhân Việt Nam hiện nay pps

9 430 2
Vị thế của Doanh nhân Việt Nam hiện nay pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vị thế của Doanh nhân Việt Nam hiện nay Những nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời đại hiện nay quy định vị thế của các giai tầng xã hội, trong đó đặc biệt là vị thế của tầng lớp doanh nhân. Có thể nói chưa bao giờ như ngày nay, tầng lớp doanh nhân lại được đặt vào vị trí trung tâm của xã hội ở mỗi quốc gia dân tộc và trong đời sống nhân loại. Đặt vấn đề như vậy, không phải là một sự cường điệu vai trò doanh nhân mà xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội vốn như vậy, dù ai đó có phủ nhận hoặc không thừa nhận. Chúng tôi cho rằng, nước Việt Nam ta hiện nay đang thực hiện một nhiệm vụ, một ước mơ to lớn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” – một sự nghiệp chưa từng diễn ra trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc. Để hoàn thành sự nghiệp đó, chúng ta phải phấn đấu thực hiện mục tiêu kép, đó là phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh (mục tiêu kinh tế, vật chất); xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (mục tiêu con người, xã hội và văn hóa), gắn với giải pháp xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh. Nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của cả dân tộc. Phát triển kinh tế của đất nước có ý nghĩa sống còn “tồn tại hay không tồn tại” đối với đất nước ta. Bởi, nền kinh tế nước ta kém phát triển, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá và hiện nay đang có nguy cơ tụt hậu. Kinh tế không phát triển thì sẽ không thể tồn tại trong cuộc đua tranh sinh tồn giữa các quốc gia dân tộc trong thời đại ngày nay. Nếu không phát triển được kinh tế chúng ta sẽ không thực hiện được ước vọng thiêng liêng của cha ông, nước độc lập dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do (ngược lại nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do thì độc lập không có ý nghĩa gì - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói). Lớp người đi đầu trong xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay không phải là ai khác ngoài tầng lớp doanh nhân Việt nam. Cách đây hơn 60 năm, sau khi nước nhà giành lại nền độc lập, bắt tay vào sự nghiệp “kiến quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giới công thương (doanh nhân – LQĐ) phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Sự chấn hưng nền kinh tế dân tộc, doanh nhân phải là đầu tầu, là đội quân chủ lực: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công thương thịnh vượng”. Nhân tố thời đại cũng góp phần to lớn quy định vị thế của doanh nhân Việt Nam nói riêng và doanh nhân ở mọi quốc gia dân tộc trên trường quốc tế nói chung. Thời đại ngày nay là thời đại hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia dân tộc. Vị thế của một dân tộc không chỉ là những vinh quang trong quá khứ mà được biểu hiện ở tỷ lệ GDP của nó trong nền kinh tế thế giới. Một quốc gia kinh tế thấp kém, không xác lập được các quan hệ hợp tác với các quốc gia khác thì sẽ đứng ngoài mọi sinh hoạt quốc tế, hoặc chỉ giữ thân phận “chầu rìa” đối với các tổ chức kinh tế thế giới. Do vậy, vị thế của doanh nhân trong xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là tiền đề cho vị thế của quốc gia trong hội nhập quốc tế. Trước đây, mỗi khi các nguyên thủ quốc gia đi thăm viếng các nước trên thế giới thường kéo theo các nhà chính trị, ngoại giao, còn từ khi chúng ta mở cửa đổi mới “muốn làm bạn với các nước trên thế giới”, tháp tùng các chính khách chủ yếu là lực lượng doanh nhân. Sự biến đổi ấy phần nào đã nói lên vị thế của doanh nhân trong hội nhập quốc tế hiện nay. Chúng ta đưa ra quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hay “chỉ hội nhập kinh tế” với thế giới, điều đó cũng khẳng định vị thế của doanh nhân. Như người ta nói, trên thương trường quốc tế hiện nay, nếu chỉ đến “hội” thì ai cũng đi được, nhưng để “nhập” (hợp tác, liên kết, liên doanh làm ăn kinh tế) với các nước, các doanh nghiệp nước ngoài thì chỉ có thể là các doanh nghiệp, doanh nhân mà thôi. Vừa qua, Chính phủ đã tổ chức tôn vinh “Thương hiệu quốc gia”. Trong số 30 doanh nghiệp, doanh nhân được tôn vinh đã có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân hợp tác thành công với nhiều đối tác quốc tế đạt hiệu quả kinh tế và góp phần bước đầu tạo nên các quan hệ kinh tế với các tập đoàn kinh tế nước ngoài và nâng cao uy tín của hàng hóa, thương hiệu quốc gia Việt Nam. Ở những nước đang phát triển, phải có một đội ngũ doanh nhân đông đảo thì kinh tế của đất nước mới có thể phát triển được. Theo tạp chí Forbes, một quốc gia khi chưa có những tỷ phú đô- la thì nền kinh tế nước đó chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở nước ta hiện nay, doanh nhân là những chiến sỹ tiên phong trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp là những quả đấm thép trên thương trường quốc tế. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, sau thất bại trong chiến tranh, người Nhật đã lao vào phát triển kinh tế, hình thành tầng lớp doanh nhân thay thế cho tầng lớp võ sỹ đạo, nhân vật tiêu biểu cho xã hội Nhật Bản hiện đại. Ngày nay, chính tầng lớp doanh nhân đã làm nên thương hiệu của đất nước Mặt trời mọc (con cháu thần mặt trời) làm nên uy tín và vị thế của Nhật bản trên trường quốc tế. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, doanh nhân giữ vai trò hết sức to lớn, theo thống kê của tổ chức phát triển của Liên hợp quốc gần đây, 358 công ty xuyên quốc gia chiếm tới 50% GDP toàn cầu. Như vậy, đời sống kinh tế của thế giới phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các công ty đó. Cơn địa chấn về tài chính, ngân hàng vùng Đông Nam Á và Đông Á những năm 1997-1998 vừa qua làm rung chuyển các nước như Thái Lan, Malayxia, Indonesia và cả Hàn Quốc đã chứng tỏ điều đó. Doanh nhân là tầng lớp nắm quyền lực kinh tế, một trong những quyền lực có sức khuynh đảo đời sống của các quốc gia và thế giới, chẳng hạn sự xuất hiện của nhà tỷ phú Bill Gates – người giàu nhất hành tinh là “người làm thay đổi thế giới” ở cuối thế kỷ XX. Doanh nhân có thể tác động mạnh mẽ đến cả đời sống chính trị, xã hội của các quốc gia dân tộc. Những tập đoàn kinh tế lớn có thể làm sập đổ cả một bộ máy quyền lực hay cũng có thể cứu vãn sự sụp đổ của một chính phủ. Nhiều doanh nhân lớn đã trở thành chính khách lèo lái con thuyền chính trị của nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới như Đổng Kiến Hoa (Hồng Kông), Berlusconi (Italia), Thạc-sỉn (Thái Lan) hay Lee Myung Bak (Hàn Quốc)… Như vậy, vị thế của doanh nhân Việt Nam trong hội nhập và phát triển cần được xem xét từ 2 góc độ: vị thế của doanh nhân trong xã hội nước ta hiện nay và vai trò của doanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập của nước ta với thế giới. Điều này được thể hiện trong các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào? Chúng tôi xin trình bày ở phần thứ hai của bài viết. 2. Nhận thức về vai trò của doanh nhân Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã nhận thức được đầy đủ hơn vai trò của doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Muốn nền kinh tế của đất nước phát triển phải có một đội ngũ doanh nhân đông đảo và cần có những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế làm nòng cốt và có đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh thì người dân phải biết làm giàu, trong đó doanh nhân là những đầu tầu lôi kéo sự làm giàu đó. Chính vì vậy, trong lời phát biểu khi đón tiếp đoàn đại biểu Trung tâm Văn hóa doanh nhân Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: “Doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam chính là người làm giàu cho đất nước” (Tạp chí VHDNVN số 1&2/2005). Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, coi đội ngũ này như một nguồn lực quý báu của nhân dân trong sự phát triển: “Đội ngũ doanh nhân giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế đất nước. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các doanh nhân đã thực sự tạo một nguồn của cải vật chất khổng lồ đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội. Thật khó có thể hình dung nếu thiếu đi đội ngũ hùng hậu hàng chục vạn doanh nhân, đất nước sẽ mất đi một nguồn của cải lớn như thế nào và tốc độ phát triển các mặt khác của xã hội sẽ bị ảnh hưởng ra sao.” . Vị thế của Doanh nhân Việt Nam hiện nay Những nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời đại hiện nay quy định vị thế của các giai tầng xã hội, trong đó đặc biệt là vị thế của tầng lớp doanh nhân. . Như vậy, vị thế của doanh nhân Việt Nam trong hội nhập và phát triển cần được xem xét từ 2 góc độ: vị thế của doanh nhân trong xã hội nước ta hiện nay và vai trò của doanh nhân Việt Nam trong. vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công thương thịnh vượng”. Nhân tố thời đại cũng góp phần to lớn quy định vị thế của doanh nhân Việt Nam nói riêng và doanh nhân ở mọi quốc gia dân

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan