Bệnh luput ban đỏ hệ thống ( Systemic luput erythematosus) (Kỳ 4) pot

5 357 2
Bệnh luput ban đỏ hệ thống ( Systemic luput erythematosus) (Kỳ 4) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh luput ban đỏ hệ thống ( Systemic luput erythematosus) (Kỳ 4) Th.S. Nguyễn Hữu Xoan (Bệnh học nội khoa HVQY) 5.2. Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt với: + Bệnh thấp khớp cấp. + Bệnh viêm khớp dạng thấp. + Bệnh xơ cứng bì, bệnh viêm da cơ, đa cơ, bệnh viêm nút quanh động mạch. 6. Điều trị. Luput ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn dịch, bệnh của tổ chức liên kết, biểu hiện ở nhiều cơ quan, diễn biến từng đợt cấp tính xen kẽ những đợt tạm lui bệnh. Điều trị bệnh luput ban đỏ hệ thống nhằm điều trị tấn công trong đợt kịch phát xen kẽ những đợt điều trị duy trì củng cố. 6.1. Cortico-steroid: Cho đến nay corticoid vẫn là thuốc điều trị cơ bản và có hiệu quả trong bệnh collagen nói chung và trong bệnh L.E nói riêng. Cortico-steroid là nội tiết tố của vỏ thượng thận có tác dụng chống viêm giảm tiết dịch và tính thấm, ngăn cản tăng sinh tế bào, ức chế hình thành kháng thể. Cơ chế tác dụng của thuốc là corticoid liên kết với AND nhân tế bào có thẩm quyền miễn dịch, ngăn cản sao chép ARN và phong bế quá trình tổng hợp protein, trực tiếp phong bế tế bào Tc, các IL-2, ức chế hình thành bổ thể. Liều lượng: liều điều trị trong một đợt hoạt động trung bình 1-1,5 mg/kg/24h (lấy prednisolon làm chuẩn) cho đến khi đạt được hiệu lực điều trị, cho giảm dần, sau đó duy trì 5-10mg/ngày tùy theo từng bệnh nhân cụ thể. 6.2. Thuốc chống sốt rét tổng hợp chloroquin (delagin, nivaquin): Chỉ định trong thể trạng bán cấp, luput dạng đĩa, tổn thương da và khớp chiếm ưu thế. Mỗi ngày uống 1 viên 0,20 g x 2 ngày kéo dài. Khi kết hợp với corticoid thì giảm liều corticoid. Thuốc ức chế giải phóng men tiêu thể (lysozym) làm bền vững màng tiểu thể (lysosom). Thuốc có thể gây đỏ da, dị ứng, rối loạn dạ dày ruột, thuốc có thể lắng đọng giác mạc dẫn đến nhìn mờ hoặc xuất hiện vết quầng xung quanh ánh sáng. Định kỳ 3-6 tháng khám mắt một lần. Không dùng khi có thai, suy gan- thận nặng, rối loạn chuyển hoá porphyrin. 6.3. Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclophosphamide (endoxan) viên 50 mg x 2-3 viên/ ngày; azathioprine 1-2 mg/kg/24 giờ. Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch khi dùng cortiocid không hiệu quả. Thuốc có tác dụng ức chế phân chia tế bào ở thời kỳ tiền phân bào. Thuốc có tác dụng mạnh trên tế bào lympho B. Tác dụng phụ: giảm bạch cầu, suy tủy, nên diều trị sau 1-2 tuần xét nghiệm máu một lần. 6.4. Lọc huyết tương: Mục đích để loại bỏ các phức hợp miễn dịch lưu hành trong huyết tương. 6.5. Chống nhiễm khuẩn: Trong bệnh luput ban đỏ bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn (vì tính chất bệnh và vì dùng thuốc ức chế miễn dịch), khi bị nhiễm khuẩn làm bệnh diễn biến nặng lên, vì vậy phải khám và cho thuốc kịp thời. 6.6. Điều trị thể sốt cao tiến triển nhanh mà điều trị các thuốc không hiệu quả: Truyền methyl prednisolon 1g x 3 ngày liên tục. Sau đó uống liều củng cố kéo dài. . Bệnh luput ban đỏ hệ thống ( Systemic luput erythematosus) (Kỳ 4) Th.S. Nguyễn Hữu Xoan (Bệnh học nội khoa HVQY) 5.2. Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt với: + Bệnh thấp. khớp cấp. + Bệnh viêm khớp dạng thấp. + Bệnh xơ cứng bì, bệnh viêm da cơ, đa cơ, bệnh viêm nút quanh động mạch. 6. Điều trị. Luput ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn dịch, bệnh của tổ chức. 6.5. Chống nhiễm khuẩn: Trong bệnh luput ban đỏ bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn (vì tính chất bệnh và vì dùng thuốc ức chế miễn dịch), khi bị nhiễm khuẩn làm bệnh diễn biến nặng lên, vì vậy

Ngày đăng: 02/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan