Áp dụng kinh doanh trực tuyến sản phẩm lữ hành của Công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Hà Nội

84 269 2
Áp dụng kinh doanh trực tuyến sản phẩm lữ hành của Công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Áp dụng kinh doanh trực tuyến sản phẩm lữ hành của Công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian vừa qua ngành du lịch đã phát triển mạnh mẽ và đem lại nguồn lợi khổng lồ cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Không chỉ thế đổi mới và tận dụng sự phát triển của tin học viễn thông trong phương thức kinh doanh cũng là một chiến lược của các doanh nghiệp hoạt động du lịch hiện nay. Công ty du lịch tỉnh Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Nội đã dựa trên những thuận lợi cũng như những đặc tính của hình thức kinh doanh này để tạo ra hiệu quả trong kinh doanh của công ty mình. Từ những thực tế công ty đã và chưa làm được trong hoạt động kinh doanh lữ hành trực tuyến tôi đã chọn đề tài: "Áp dụng kinh doanh trực tuyến sản phẩm lữ hành của công ty du lịch tỉnh Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Nội" nhằm phân tích tìm hiểu và đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh doanh trực tuyến của công ty Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh trực tuyến, đi sâu phân tích điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động của công ty nhằm đưa ra những biện pháp áp dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối tượng nghiên cứu: kinh doanh sản phẩm lữ hành trực tuyến Phạm vi nghiên cứu: công ty du lịch tỉnh Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Nội Phương pháp nghiên cứu: Các nghiên cứu phi thực nghiệm bao gồm phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, khảo sát thực tế, phỏng vấn; các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp tra cứu tài liệu nghiên cứu tại chỗ và các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu Nội dung của đề tài: không kể mở bài và kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch và loại hình kinh doanh trực tuyến -1- Chương 2: Thực trạng kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch của công ty du lịch tỉnh Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Nội Chương 3: Giải pháp thúc đẩy kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch của công ty du lịch tỉnh Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Nội -2- Danh mục bảng, sơ đồ Bảng số 1. Chi tiết về hệ thống cơ sở vật chất Bảng số 2. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu Bảng số 3. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Bảng số 4. Các chương trình du lịch nội địa Bảng số 5. Các chương trình du lịch quốc tế Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trực tuyến Sơ đồ 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp -3- Danh mục các chữ viết tắt CSDL : Cơ sở dữ liệu CNTT-TT : Công nghệ thông tin - trực tuyến VN : Việt Nam TP : Thành phố -4- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH KINH DOANH TRỰC TUYẾN 1. Sản phẩm du lịch và thị trường du lịch Khi nhắc đến thị trường thì không thể không nhắc tới các loại sản phẩm là tiêu điểm trong hoạt động trao đổi giữa các chủ thể. Bất cứ một loại thị trường nào cũng không thể thiếu được các loại sản phẩm đặc trưng cho thị trường đó.Vì thế để hiểu rõ hơn về thị trường du lịch trước hết phải hiểu rõ sản phẩm du lịch là gì và các loại sản phẩm du lịch 1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là tất cả các hàng hoá dịch vụ cung ứng cho du khách được tạo ra trên cơ sở nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịchtài nguyên du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và vô hình trong đó yếu tố hữu hình là hàng hoá chiếm một tỷ trọng nhỏ, yếu tố vô hình là dịch vụ thường chiếm 80% - 90% về mặt giá trị. Vì thế sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể nên việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định phụ thuộc vào khách du lịch, dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch Việc tiêu thụ sản phẩm du lịch cũng gặp khó khăn do xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm du lịch là gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch nên không thể dịch chuyển được. Các nhà kinh doanh du lịch không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà khách du lịch phải đến nơisản phẩm du lịch, tiêu dùng sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình. Đa số quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về thời gian và không gian. Do vậy tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng rất khó khăn. Vấn đề thu hút khách du lịch tiêu thụ sản phẩm du lịch là trọng tâm của các nhà kinh doanh du lịch. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường tập trung vào -5- những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận trong nhà hàng), trong tuần (đối với thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (như du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi…). Vì vậy hoạt động du lịch mang tính mùa vụ. Sự dao động về thời gian trong hoạt động tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức kinh doanh gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục vấn đề này đòi hỏi hình thức kinh doanh trực tuyến phát huy rất nhiều lợi thế cả về không gian lẫn thời gian để có thể tiếp cận được với khách hàng. 1.1.1. Hàng hoá du lịch Hàng hoá du lịch là một bộ phận cấu thành lên sản phẩm du lịch, mặc chiếm tỷ trọng nhỏ trong hệ thống các sản phẩm du lịch nhưng cũng không thể thiếu do tính đặc trưng của loại hàng hoá này mang lại không chỉ là nguồn thu về mặt vật chất mà còn mang trong đó cả giá trị tinh thần góp phần làm tăng thêm giá trị cho các loại sản phẩm du lịch. Hàng hoá du lịch được phân chia thành các loại: • Hàng lưu niệm • Hàng hoá đặc biệt • Hàng hoá thông thường • Hàng hoá có giá trị cao 1.1.2. Dịch vụ du lịch Mỗi loại sản phẩm du lịch thường hàm chứa trong đó một tỷ trọng lớn yếu tố dịch vụ và đặc trưng cho mỗi loại sản phẩm là một loại hình dịch vụ tương ứng. Để tạo ra một sản phẩm du lịch tổng hợp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thì cần phải biết kết hợp tốt các loại dịch vụ để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Sau đây là các loại dịch vụ cấu thành lên sản phẩm du lịch Dịch vụ vận chuyển: là một loại hình dịch vụ du lịch nhằm giúp du khách dịch chuyển từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển trên phạm vi của điểm du lịch. Dịch vụ vận chuyển hiện nay đã được phát triển rất mạnh không ngừng đổi mới về mặt chất lượng mà cả về mặt số -6- lượng các loại hình mới vói rất nhiều loại phương tiện khác nhau như: ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay, tàu vũ trụ… Trên thực tế để có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển của khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịchtại điểm du lịch đối với một doanh nghiệp du lịch là rất khó khăn chỉ có một số tập đoàn du lịch có khả năng thực hiện được việc này. Vì thế phần lớn trong các chương trình du lịch khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển Dịch vụ lưu trú: Khi nói tới dịch vụ lưu trú rất nhiều người đã đánh đồng loại hình dịch vụ này với dịch vụ khách sạn. Thực tế dịch vụ khách sạn chỉ là một loại hình trong dịch vụ lưu trú, ngoài dịch vụ buồng ngủ dịch vụ này còn có thêm các dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Ngoài dịch vụ khách sạn ra dịch vụ lưu trú còn có thêm các loại hình lưu trú khác như: Motel, làng du lịch, lều trại, nhà nghỉ… Các loại hình này hiện nay cũng không ngừng làm phong phú cho sự lựa chọn của khách du lịch mà còn đóng góp lượng doanh thu khá lớn cho dịch vụ du lịch Dịch vụ ăn uống: Là một loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu ăn uống và thưởng thức nghệ thuật của khách du lịch. Dịch vụ giải trí: Bao gồm các loại hình giải trí như: chơi golf, chơi tennis, tham gia các trò chơi dân tộc như ném còn, đánh đáo, thưởng thức các loại hình nghệ thuật âm nhạc tạo cảm giác thoải mái cho du khách Dịch vụ khác: Các dịch vụ hỗ trợ hoạt động tham quan du lịch của du khách như dịch vụ visa, hộ chiếu, dịch vụ bán vé, dịch vụ giao hàng tận tay khách…khi khách du lịch có nhu cầu 1.1.3. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội kích thích động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi -7- ích kinh tế và lợi ích xã hội thì đều được coi là tài nguyên du lịch. Hiện nay đã có những tài nguyên du lịch đã được đưa vào khai thác được trang bị, lắp đặt các trang thiết bị du lịch và có những tài nguyên du lịch tiềm năng chưa được đưa vào khai thác. Tài nguyên du lịch cấu thành khu phong cảnh, có khu phong cảnh mới có sản phẩm du lịch, có sản phẩm du lịch mới có thể chuyển hoá thành hàng hoá du lịch. Tài nguyên du lịch có thể nói là cơ sở vật chất và điều kiện tiền đề quan trọng nhất cho sự phát triển của ngành du lịch, tài nguyên du lịch mang tính đặc thù riêng so với các loại tài nguyên khác. Về kết cấu tài nguyên du lịch cơ bản là rất rộng lớn, tài nguyên mà ngành du lịch có là toàn bộ thế giới vật chất và toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại. Theo sự phân loại của các nhà nghiên cứu du lịch tài nguyên du lịch được chia làm hai loại chính: Tài nguyên thiên nhiên: chỉ tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng để con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, du ngoạn tham quan và khảo sát khoa học về sông núi nổi tiếng, hồ, động kỳ vĩ, suối thác, bãi biển, ánh sáng, chim thú quý hiếm, hoa, cây cối…Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, bãi biển, hang động, sự đa dạng sinh học, biển đảo, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, có thể chia thành ba loại: tài nguyên du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí hậu, tài nguyên du lịch sinh vật (động vật, thực vật và vi sinh vật). Tài nguyên nhân văn bao gồm giá trị lịch sử giá trị văn hoá và các thành tựu chính trị, kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch cho một địa điểm, một vùng hay một đất nước. Trong đó giá trị văn hoá bao gồm các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể mà du lịch văn hoá là loại hình du lịch dựa trên các giá trị văn hoá đó giúp cho khách du lịch hiểu được cái hay cái đẹp ý nghĩa truyền thống của các giá trị văn hoá. Chỉ chung những của cải vật chất và của cải tinh thần do loài người sáng tạo nên từ xưa đến nay, có thể thu hút mọi người tiến hành hoạt động du lịch. Tài nguyên văn hoá vật thể -8- bao gồm tài nguyên nhân tạo lịch sử và tài nguyên nhân tạo hiện có, bao gồm di tích lịch sử, kiến trúc cổ điển, di chỉ văn hoá, văn hoá nghệ thuật, đặc sản công nghệ, thành tựu xây dựng…Tài nguyên văn hoá phi vật thể như: nghệ thuật âm thanh và nghệ thuật trình diễn, lễ hội, làng nghề truyền thống, các đối tượng dân tộc học, nghệ thuật ẩm thực… 1.2. Thị trường du lịch Thị trường du lịchsản phẩm của xã hội hoá hoạt động du lịch khi kinh tế xã hội phát triển tới một trình độ nhất định. Do sức sản xuất và trình độ khoa học được nâng cao và dưới sự thúc đẩy của nhiều động cơ về mậu dịch, giao lưu, xã hội, văn hoá, nguyện vọng du lịch của mọi người ngày càng tăng làm hình thành nhu cầu du lịch. Mặt khác sự phát triển của kinh tế hàng hoá tạo điều kiện cho việc thoả mãn nhu cầu này và thông qua hình thức giao lưu hàng hoá mà cung cấp các loại dịch vụ du lịch cho xã hội. Như vậy thị trường du lịch được hình thành từ nhu cầu du lịch của du khách và sự cung ứng du lịch của người kinh doanh du lịch liên hệ lại với hình thức trao đổi hàng hoá, dịch vụ du lịch. Vì thế theo nghĩa hẹp thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách, nghĩa là trong thời gian nhất định ở khu vực nào đó tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua hàng hoá du lịch. Còn theo nghĩa rộng thị trường du lịchchỉ tổng thể các hành vi, quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch. Chức năng cơ bản của thị trường du lịch là làm cầu nối liên kết cung cấp sản phẩm du lịch với nhu cầu du lịch Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, thị trường du lịch không ngừng phát triển và hoàn thiện. Trong thời gian vừa qua ngành du lịch thế giới phát triển với tốc độ nhanh, quy mô kết cấu của thị trường du lịch và nhu cầu của du khách đều có nhiều biến đổi to lớn. Căn cứ vào sự khác nhau của nhu cầu du lịch chia thị trường khách du lịch thành hai loại thị trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch nội địa hai loại thị trường này chế ước và ảnh hưởng lẫn nhau, trở thành thể thống nhất liên hệ chặt chẽ với nhau -9- 1.2.1. Thị trường du lịch quốc tế Thị trường du lịch quốc tế là chỉ thị trường mà hoạt động du lịch vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đối tượng của thị trường du lịch quốc tế là khách du lịch quốc tế theo định nghĩa của tổ chức WTO là tất cả những người đến một quốc gia khác ngoài quốc gia mà họ cư trú trong thời gian ngắn nhất là 24 tiếng đồng hồ với mục đích ngoài mục đích kiếm tiền hoặc làm việc lâu dài. Theo pháp lệnh du lịch của Việt Nam thì khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài vào Việt Nam và người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch Thị trường du lịch quốc tế lại được phân loại theo các tiêu thức nhu cầu, động cơ, mục đích chuyến đi… Căn cứ vào điểm đi và điểm đến của khách du lịch chia thị trường du lịch thành hai loại thị trường khách du lịch quốc tế chủ động và thị trường khách du lịch quốc tế bị động. Thị trường khách du lịch quốc tế bị động (thị trường du lịch nhận khách) là thị trường khách du lịch xuất phát từ Việt Nam đi du lịch tại các quốc gia khác trên thế giới. Và thị trường khách du lịch quốc tế chủ động (thị trường du lịch gửi khách) là thị trường khách du lịch từ các quốc gia khác đến du lịch tại Việt Nam. Loại thị trường này mức độ cạnh tranh diễn ra không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trong phạm vi quốc tế. Hiện nay cả hai loại thị trường này đang được các quốc gia đặc biệt quan tâm và có sự đầu tư thích đáng 1.2.2. Thị trường du lịch nội địa Thị trường du lịch nội địa chỉ thị trường tổ chức và tiếp đón nhân dân nước mình đi du lịch trong nước. Là sự lưu động của nhân dân trong lãnh thổ nước mình tạo thành một bộ phận của thị trường tiêu thụ và thị trường dịch vụ trong nước, ảnh hưởng tới sự lưu thông hàng hoá và thu hồi tiền tệ trong nước 2. Loại hình kinh doanh trực tuyến 2.1. Khái niệm kinh doanh trực tuyến Quan niệm chung: là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ trên Internet bao hàm cả việc mua bán hàng hoá mới là thông tin điện tử - 10- [...]... cập trong kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch 19- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TRỰC TUYẾN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA CÔNG TY DU LỊCH TỈNH RỊA -VŨNG TÀU CHI NHÁNH TẠI NỘI 1 Tổng quan chung về công ty 1.1 Khái quát về công ty Chi nhánh công ty du lịch tỉnh Rịa-Vũng Tàu tại Nội là một đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty du lịch tỉnh Rịa-Vũng Tàu, tổ chức lữ hành nội địa và quốc tế... ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh trực tuyến và hợp tác với các nhà phân phối vé máy bay, nhà hàng, khách sạn, cung cấp sản phẩm vận chuyển, thanh toán… 2 Các sản phẩm du lịch áp dụng hình thức kinh doanh trực tuyến 2.1 Các sản phẩm du lịch kinh doanh trực tuyến 31- Do điều kiện thực tế của công ty chưa có website riêng, sử dụng hệ thống website chung của tổng công ty du lịch tỉnh. .. hàng của doanh nghiệp Mọi hoạt động gắn với khách hàng và đơn hàng đều có thể thực hiện từ xa, không phụ thuộc vào vị trí địa lý 2.2 Tình hình kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch của công ty Áp dụng hình thức kinh doanh trực tuyến của công ty hiện nay còn gặp một số khó khăn tuy nhiên công ty cũng có những thành công đáng kể gần 50% sản phẩm lữ hành của công ty được bán thông qua hình thức kinh. .. tổng công ty du lịch tỉnh Rịa-Vũng Tàu nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chủ động hoạt động kinh doanh trực tuyến sản phẩm du lịch của công ty mình vì thế hiện nay công ty kết hợp giữa hai loại hình thức kinh doanhkinh doanh trực tuyếnkinh doanh truyền thống sản phẩm du lịch Thực hiện hoạt động kinh doanh trực tuyến tất cả các sản phẩm hiện có của công ty đó là: • Các dịch vụ trung... Châu- Thẩm Quyến- Nội 5N4Đ Nội- Nam Ninh- Thượng Hải- Hàng Châu- Bắc Kinh6 N5Đ Nội Nội- Côn Minh- Cửu Hương- Thạch Lâm 7N6Đ Nội- Bangkok- Pattaya- Nội 5N4Đ Nội- Singapore- Nội 4N3Đ Nội- Malaysia- Singapore- Nội 7N6Đ Nội- Bắc Kinh- Thượng Hải- Nội 6N5Đ Nội- Bắc Kinh- Hàng Châu- Thượng Hải- Tô Châu 8N7Đ Nội- Quảng Châu- Thẩm Quyến- Nội 4N3Đ Nội- Hồng Kông-... đêm Nội- Sầm Sơn- Nội 3 ngày- 2 đêm Nội- Cửa Lò- Quê Bác- Nội 3 ngày- 2 đêm Nội- Thiên Cầm- Nội 3 ngày- 2 đêm Nội- Biển Nhật Lệ- Động Phong Nha- Nội 4 ngày- 3 đêm Nội- Phong Nha- Nhật Lệ- Huế- Thiên Cầm- 5 ngày- 4 đêm Nội Nội- Huế- Nội 5 ngày- 4 đêm Nội- Huế- Phố cổ Hội An- Nội 5 ngày- 4 đêm Nội- Cố Đô Huế- Đỉnh Nà- Biển Furama- 6 ngày- 5 đêm Nội Nội- ... Trăng12 ngày- 11 đêm Vũng Tàu- Củ Chi- Tây Ninh Nguồn: Công ty du lịch tỉnh Rịa – Vũng Tàu chi nhánh tại Nội Bảng số 5 Các chương trình du lịch quốc tế: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Tên chương trình Thời gian Nội- Trà Cổ- Đông Hưng- Móng Cái- Nội 4N3Đ Nội- Sapa- Khẩu- Nội 4N4Đ Nội- Nam Ninh- Nội 3N2Đ Nội- Nam Ninh- Bắc Hải- Nội 4N3Đ Nội- Nam Ninh- Quảng... về sản phẩm du lịch, hệ thống về các loại sản phẩm du lịch: hàng hoá du lịch, dịch vụ du lịchtài nguyên du lịch Phân tích và khái quát lại thị trường du lịch và tổng quát lại thị trường du lịch quốc tế và thị trường nội địa Khái niệm kinh doanh trực tuyến, các hình thức kinh doanh trực tuyên, xu thế kinh doanh trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam cùng với những lợi ích và bất cập trong kinh doanh. .. gói Công ty là một đơn vị kinh doanh kinh doanh lữ hành du lịch tổng hợp chuyên tổ chức lữ hành nội địa và quốc tế chuyên nghiệp tại Việt Nam đã và đang tổ chức các chương trình du lịch nội địa và nước ngoài Bảng số 4 Các chương trình du lịch nội địa STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Tên chương trình Thời gian Nội- Hạ Long- Đảo Tuần Châu- Nội 3 ngày-2 đêm Nội- Đảo Cát Bà- Nội (bằng tàu. .. trình du lịch trọn gói • Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp Thông qua việc: - Gửi thư thường xuyên tới các đối tác thông báo về các tin tức mới của các sản phẩm du lịch hiện nay của công ty và các sản phẩm trên thị trường cùng với các thông tin liên quan (News letters) - Tổ chức thường xuyên việc trao đổi ý kiến, tài liệu trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đưa ra chi n lược kinh doanh sản phẩm lữ hành . sản phẩm du lịch của công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Hà Nội Chương 3: Giải pháp thúc đẩy kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch. trong kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch - 19- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TRỰC TUYẾN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA CÔNG TY DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA

Ngày đăng: 01/02/2013, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan