Chuẩn bị cho bé có em docx

7 325 0
Chuẩn bị cho bé có em docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuẩn bị cho bé có em Đối với bố mẹ, việc một đứa con ra đời là một sự kiện đầy hạnh phúc. Thế nhưng điều này lại là một sự khó chịu đối với đứa con lớn trong gia đình. Vị trí quan trọng của đứa trẻ mới sinh chắc chắn sẽ gây ra phản ứng bực bội, khó chịu và khiến các em có thái độ đối đầu với người em mới sinh của mình. Vì vậy, cha mẹ cần phải chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng đón nhận người em của mình, xua tan sự lo lắng của trẻ và bé sẽ biết cách chia sẻ niềm vui với cha mẹ khi em bé ra đời. Thời kỳ mang thai Trong suốt thời kỳ mang thai, bạn nên nói chuyện với trẻ, giải thích cho bé hiểu là gia đình sắp có thêm một thành viên nữa. Tất nhiên, việc trẻ hiểu được bao nhiêu còn tùy thuộc vào độ tuổi và sự phát triển của mỗi em. Có một số phụ huynh thích thông báo cho trẻ biết tin vui này ngay từ khi mới bắt đầu, trong khi đó thì những phụ huynh khác lại cẩn thận chờ mãi cho đến khi có thai được ba tháng rồi mới thông báo tin vui này. Những câu hỏi tò mò của trẻ về quá trình mang thai cũng có liên quan đến mức độ phát triển của trẻ và cha mẹ có thể phải đối đầu với vấn đề tế nhị này. Bé có thể có những những câu hỏi như là em bé ở đâu ra, hay là làm thế nào mà em bé lại nằm trong đó được v.v… Đối với các em nhỏ, phải chờ đợi mãi đến 9 tháng mới được làm anh hay chị quả là không quan trọng. Hầu hết trẻ ở độ tuổi mẫu giáo vẫn chưa hiểu được khái niệm về thời gian, mà chính thời gian chờ đợi sẽ làm cho trẻ hiểu ra dần. Có người đề nghị rằng nên nói với trẻ rằng em bé ra đời trùng với một mùa hoặc ngày lễ nào đó thì sẽ dễ hiểu hơn là khái niệm về tháng. Đừng quên để ý đến thái độ của trẻ. Nếu trẻ có thái độ quan tâm muốn hiểu biết thêm về trẻ sơ sinh, thì bạn nên lấy những hình ảnh cũ của trẻ cho trẻ xem lại, đọc sách cho trẻ nghe, hoặc ghé thăm bạn bè đang có con nhỏ để giúp trẻ chuẩn bị tâm lý, chờ đợi sự kiện đang đến gần. Thỉnh thoảng bé cũng thích sờ hoặc áp tai vào bụng mẹ xem em bé đạp. Hãy cho bé cùng bàn luận để đặt tên cho em. Có những em lại nghĩ rằng em bé sắp ra đời sẽ là một người bạn để cùng em chơi đùa, và trẻ sẽ thất vọng khi thấy em bé khi ra đời lại nằm ngủ li bì. Để chuẩn bị cho một em bé ra đời, hiện nay nhiều bệnh viện ở nước ngoàii đã cho phép tổ chức những lớp nói chuyện dành riêng cho những em từ 3 - 10 tuổi để giúp các em hiểu về việc một em bé được sinh ra như thế nào và tình cảm của các em đối với một bé sơ sinh như thế nào. Lớp học này sẽ giúp làm giảm bớt sự lo sợ của các em. Nhiều em cứ nghĩ em bé nằm trong bụng mẹ mình, em bé làm mẹ nặng nhọc, làm mẹ mệt…cho nên chúng ta có nhiệm vụ phải giải thích cho rõ điều này. Tại lớp học này còn cho các em xem phim video về hình ảnh một người mẹ trước và sau khi sinh. Sau đó, lớp học sẽ chuyển sang cuộc sống thực với một bé sơ sinh: cách bồng em, thay tã và cho em bé ăn như thế nào. Cuối cùng, các bé được đưa đi thăm phòng hộ sinh và dừng chân ở phòng cho em bé bú để xem em bé như thế nào, và xem nơi ăn ở của các bà mẹ sau khi sinh cũng như có thể gọi điện cho mẹ trong phòng dưỡng sức. Ngày sinh và bệnh viện Vì không biết trước được mình sẽ sinh con vào lúc nào, cho nên các chuyên gia đề nghị bạn nên kiểm tra lại xem mấy đứa nhỏ con mình ở nhà có biết cách tự chăm sóc cho bản thân khi mẹ đi sinh em bé không. Khi được hỏi là ai sẽ ở nhà với các cháu cái đêm mẹ đi sinh thì đa số các em đều trả lời là “ở với bố”. Tuy nhiên nếu được người thân hoặc hàng xóm qua ở với các em thì tốt hơn, nhất là đối với những em ban đêm hay giật mình thức giấc và khóc thét đòi bố mẹ. Khi sinh em bé xong, bạn nên cho những trẻ làm anh hay chị đến bệnh viện thăm em nó càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi không có những người khác ở đó. Khi vào thăm trẻ thường thích bồng em mình. Một số gia đình có truyền thống mang bánh sinh nhật, hoa và quà vào để chúc mừng em bé vừa ra đời và để giúp các em lớn hiểu được tại sao em bé lại có nhiều quà thế. Bên cạnh việc vào bệnh viện để thăm và liên lạc với mẹ qua điện thoại, các chuyên gia còn đề nghị không nên thay đổi giờ giấc sinh hoạt của các em quá nhiều. Mặc dù có một số phụ huynh muốn cho con nghỉ học vài ngày khi mẹ đi sinh, nhưng các chuyên gia khuyên nên vẫn cho các em sinh hoạt đúng giờ giấc. Cũng thế, nếu bạn tính dọn phòng chuẩn bị cho em bé ở nhà, thì nên làm trước vài tuần trước khi đi sinh để hạn chế sự hiểu lầm đáng tiếc đối với các em và để các em điều chỉnh cách sống của mình sao cho phù hợp với một thành viên mới trong nhà. Ở nhà Trẻ có thể giúp được em bé của mình tùy theo từng lứa tuổi và sự phát triển của mình. Các em có thể gấp tã lại, đem cất đi, dỗ em, giúp mẹ tắm cho em, đẩy xe cho em đi chơi, đưa nôi, đùa, nói chuyện hoặc hát cho em nghe, và nói chung sẽ rất hãnh diện mỗi khi làm được điều gì đó cho em của mình. Mặt khác, nếu trẻ không muốn quan tâm đến em của mình, thì bạn đừng nên ép con mình làm điều đó. Dần dần trẻ sẽ nhận ra được trách nhiệm của mình và sẽ quan tâm đến em mình hơn. Khi em bé đang ngủ, bạn nên dành thời gian để quan tâm nhiều hơn đối với những em lớn hơn. Đến giờ ngủ của bé nếu mẹ bận bịu với bé mới sinh thì bố hoặc người thân đến trò chuyện với trẻ để trẻ cảm thấy mình không bị bố mẹ bỏ rơi khi có em bé. Bạn cũng nên nhắc những người thân của mình nên quan tâm đến các em nhiều hơn thay cho bố mẹ. Bố mẹ cũng nên thông cảm cho con mình, khi thấy con có những thái độ khác hơn bình thường trong vài tuần đầu khi có em như đái dầm, khóc lải nhải, hoặc thậm chí cứ khóc chứ không chịu nói chuyện. Trẻ cũng có thể hay nổi cáu, đòi bú mẹ hoặc đòi bình sữa bú để tạo sự chú ý của mẹ mình. Đây là một vấn đề bình thường, bé đang ganh tị với em mình, tốt nhất là bạn nên chiều con cho qua giai đoạn này, nhưng phải thường xuyên nhắc nhở bé cái gì có thể làm được còn cái gì không thể làm được. Trẻ em thường tỏ ra hay bực bội và chán nản với những thay đổi quá đột ngột. Khi có em bé thì bạn nên nói chuyện nhiều với các em, giúp bé giải tỏa những cảm xúc đang đè nén các em. Những cảm xúc này rất quan trọng, chúng phải được giải bày một cách thích hợp mới làm cho các em cảm thấy vui vẻ được. Mặc dù đã được chuẩn bị rất kỹ để đón chào một thành viên mới, nhưng nên nhớ rằng những cảm xúc phức tạp này ở trẻ không thể hết được. Chính sự trung thực và lòng yêu thương sẽ giúp cho trẻ vượt qua được sự sợ hãi này, và trẻ sẽ nhận thấy mình vẫn được bố mẹ chú ý và yêu thương như em bé của mình. Bạn không nên lo lắng về chuyện đó, cũng không mong con mình cư xử tốt hơn được. Nói chung sinh con là chuyện của người lớn nên không thể nào không thể bắt các em phải thích và kiên nhẫn chịu đựng nhiều chuyện phiền toái xung quanh vấn đề đó. Đa số những người làm bố làm mẹ đều hiểu được tính cách giận dỗi và ghen tức với em bé của đứa con đầu lòng. Trong lòng thì ghét lắm, bực lắm nhưng cứ bị bắt phải chơi với em, trông em. Không vâng lời thì bị mắng, thậm chí còn bị đánh đòn. Vì vậy, đôi khi bé phải giả dối với bố mẹ, thậm chí giả dối với chính mình nữa. Điều này, không có gì đáng ngạc nhiên cả, cứ thử tưởng tượng xem, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu một ngày nào đó chồng bạn chạy như bay về nhà và hét to: “Em ơi! Vài hôm nữa anh sẽ đưa người vợ nữa về đây ở chung nhé. Có thêm một người bạn nữa sẽ vui hơn. Em hãy đóng vai một người chị và thay anh chăm sóc cho cô ấy”. Khi mình yêu thương người một người nào đó thì tất nhiên mình cũng muốn người đó yêu thương mình. Nhưng nếu người đó lại yêu thương người khác thì dễ hiểu là chúng ta sẽ đau khổ và ghen tức như thế nào khi bị đẩy ra ngoài. Thế thì bạn sẽ phải chấp nhận một sự thật là đứa con hai tuổi của mình cũng sẽ có những cảm giác đau đớn và nó sẽ có những hành động hoặc thái độ để đối phó lại. Cũng nên cẩn thận để ý đến những sự kiện liên quan đến bé trong thời gian thay đổi quan trọng này. Ví dụ như việc gởi trẻ đến nhà trẻ trong giai đoạn này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy hình như mình bị trục xuất khỏi nhà vậy. Cũng vậy, nếu bạn chuyển con từ đang nằm nôi sang nằm giường hoặc chuyển nó sang một căn phòng mới để nhường chỗ cho em bé thì chắc chắn trẻ sẽ nghĩ là mình bị hất cẳng ra khỏi căn phòng thân quen của nó. Sau khi em bé ra đời, sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ sẽ giúp trẻ hiểu ra và tự điều chỉnh các hành vi của mình trong suốt quãng thời gian này. Do đó, dầu có khó chịu vì bị thai hành hoặc mệt mỏi thì bạn hãy tránh la mắng, to tiếng với trẻ trước và sau khi sinh nở. Có thể hoãn lại việc dạy trẻ đi bô hoặc cứ để cho con bú bình tiếp thay vì bắt nó bỏ. Việc chăm sóc em bé mới sinh nhiều sẽ làm cho bạn sao lãng chăm sóc đứa con đầu lòng của mình, do đó trẻ sẽ cần phải có những mối quan hệ thân thiết khác, ví dụ như càng gần gũi với bố nhiều hơn thì có lẽ sẽ tốt hơn cho trẻ. . chuẩn bị tâm lý, chờ đợi sự kiện đang đến gần. Thỉnh thoảng bé cũng thích sờ hoặc áp tai vào bụng mẹ xem em bé đạp. Hãy cho bé cùng bàn luận để đặt tên cho em. Có những em lại nghĩ rằng em bé. với một bé sơ sinh: cách bồng em, thay tã và cho em bé ăn như thế nào. Cuối cùng, các bé được đưa đi thăm phòng hộ sinh và dừng chân ở phòng cho em bé bú để xem em bé như thế nào, và xem nơi. các em. Nhiều em cứ nghĩ em bé nằm trong bụng mẹ mình, em bé làm mẹ nặng nhọc, làm mẹ mệt cho nên chúng ta có nhiệm vụ phải giải thích cho rõ điều này. Tại lớp học này còn cho các em xem phim

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan