De thi HSG THCS Mon Sinh 1

4 214 1
De thi HSG THCS Mon Sinh 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC NĂM HỌC: 2008-2009 Thời gian: 150 phút Câu 1: (3 điểm) Giữa các sinh vật khác loài sống trong cùng môi trường thì chúng có những mối quan hệ như thế nào? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi ? Câu 2: (2 điểm) Vì sao quang hợp và hô hấp ở thực vật là hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau ? Câu 3: (2 điểm) Hãy giải thích vì sao người ta nói: “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người? Câu 4: (2 điểm) Hãy thiết kế thí nghiệm (mô tả bằng lời) để chứng minh giun đất là “Chiếc cày sống” (xáo trộn đất) giúp ích cho nhà nông. Câu 5: (2 điểm) Dựa vào đặc điểm cơ bản của các loài thú. Hãy thiết lập sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng đã học. Câu 6: (2 điểm) Hiện nay tật cận thị ở lứa tuổi học sinh đã đến mức báo động. Nguyên nhân vì sao? Biện pháp khắc phục và phòng tránh? Em hãy đưa ra một câu khẩu hiệu ngắn gọn để tuyên truyền nhằm góp phần hạn chế tật cận thị trong học sinh hiện nay. Câu 7: (4 điểm) Một gen có chiều dài 2550A o và có hiệu số giữa Guanin với Ađênin bằng 10% tổng số nuclêôtít của gen. Gen tiến hành nhân đôi liên tiếp 5 lần. Xác định: a/Số vòng xoắn và số lượng từng loại nuclêôtít của gen. b/Số lượng từng loại nuclêôtít môi trường cung cấp cho gen nhân đôi. c/Số lượng từng loại nuclêôtít có trong các gen con được tạo ra. Câu 8: (3 điểm) Ở bò, khi người ta cho giao phối con bò cái có sừng (1) với con bò đực không có sừng (2). Năm thứ nhất sinh được con bê (3) không có sừng. Năm thứ hai sinh được con bê (4) có sừng. Con bê (3) lớn lên cho giao phối với con bò (5) không có sừng, sinh được bê (6) có sừng. Con bê (4) lớn lên cho giao phối với con bò (7) không có sừng, sinh được bê (8) không có sừng. a/Hãy giải thích để xác định tính trạng trội, tính trạng lặn và quy ước gen. b/Biện luận để xác định kiểu gen của các cá thể nói trên. (Hết) ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC NĂM HỌC: 2008-2009 Câu 1: (3 điểm) *Giữa các sinh vật khác loài sống trong cùng môi trường thì chúng có những mối quan hệ như sau: +Quan hệ hỗ trợ: -Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. (0.5 điểm) -Hội sinh: Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại. (0.5 điểm) +Quan hệ đối địch: -Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường; kìm hãm sự phát triển của nhau. (0.5 điểm) -Kí sinh, nữa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu, … từ sinh vật đó. (0.5 điểm) -Sinh vật ăn sinh vật khác: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ, … (0.5 điểm) *Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi: Nuôi trồng với mật độ hợp lý, tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. (0.5 điểm) Câu 2: (2 điểm) Trả lời được quang hợp và hô hấp ở thực vật là hai quá trình trái ngược nhau: -Hô hấp hấp thu khí ôxy và thải khí cácbôníc, còn quang hợp hấp thu khí cácbônic và thải khí ôxy. (0,5 điểm) -Hô hấp phân giải chất hữu cơ còn quang hợp chế tạo chất hữu cơ. (0,5 điểm) Nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau: -Sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tượng kia. (0,5 điểm) -Mỗi cơ thể sống đều tồn tại song song hai hiện tượng trên, nếu thíêu một trong hai hiện tượng thì sự sống dừng lại. (0,5 điểm) Câu 3: (2 điểm) Người ta nói: “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người vì: -Cân bằng khí cácbôníc và ôxy trong không khí. -Cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. -Che bớt ánh sang góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí. Câu 4: (2 điểm) Hãy thiết kế thí mghiệm (mô tả bằng lời) để chứng minh giun đất là “Chiếc cày sống” (xáo trộn đất) giúp ích cho nhà nông. -Dụng cụ: 2 lọ thủy tinh, 2 tờ giấy đen. ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC -Vât liệu: cát, đất vụn. -Mẫu vật: giun đất còn sống. -Tiến hành thí nghiệm: Đổ cát và đất vụn xen kẽ nhau (hai lọ giống nhau) đánh dấu lọ A và lọ B, thả giun đất sống vào với một vài lá rau tươi vào lọ A, lọ B không thả giun đất vào để đối chứng. Dùng giấy đen che xung quanh cả 2 lọ và để ở chổ ít ánh sang. Vài ngày sau, đem ra quan sát, đối chiếu giữa 2 lọ để rút ra kết luận. Câu 5: (2 điểm) Dựa vào đặc điểm cơ bản của các loài thú. Ta có thể thiết lập sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng đã học như sau: *Lớp thú (có lông mao, có tuyến sữa) được chia ra: +Thú đẻ trứng. Bộ thú huyệt (đại diện là Thú mỏ vịt). +Thú đẻ con được chia ra: -Con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ. Bộ Thú túi (đại diện là Kanguru). -Con sơ sinh phát triển bình thường. Các bộ Thú còn lại Câu 6: (2 điểm) Hiện nay tật cận thị ở lứa tuổi học sinh đã đến mức báo động. +Nguyên nhân: -Bẩm sinh do cầu mắt dài. -Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn +Biện pháp khắc phục và phòng tránh: -Khắc phục: Đeo kính cận (kính có mặt lõm-kính phân kì) để làm giảm độ hội tụ, làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới. -Phòng tránh: Giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường. Đọc sách nơi có đủ ánh sang, … +Em hãy đưa ra một câu khẩu hiệu ngắn gọn để tuyên truyền nhằm góp phần hạn chế tật cận thị trong học sinh hiện nay. VD: Ngồi học đúng tư thế để tránh tật cận thị. … Câu 7: (4 điểm) Một gen có chiều dài 2550A o và có hiệu số giữa Guanin với Ađênin bằng 10% tổng số nuclêôtít của gen. Gen tiến hành nhân đôi liên tiếp 5 lần. Xác định: a/Số vòng xoắn và số lượng từng loại nuclêôtít của gen. (2 điểm) -Số vòng xoắn của gen (C): = 2550 : 34 = 75 (vòng). Tổng số nuclêôtít của gen: 75. 20 = 1500 (nu.) -Số lượng từng loại nuclêôtít của gen: Gen có G – A = 10%. 1500 = 150 (nu.) Suy ra: G = 150 + A Mà A + G = 1500 : 2 = 750 Thay G = 150 + A vào, ta được: A + 150 + A = 750 <=> 2A = 600 => A = 300 Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: A = T = 300 (nuclêôtit) G = X = 150 + A = 150 + 300 = 450 (nuclêôtit) b/Số lượng từng loại nuclêôtít môi trường cung cấp cho gen nhân đôi: (1 điểm) A mt = T mt = (2 x – 1) . A = (2 5 – 1) . 300 = 31. 300 = 9300 (nuclêôtit) G mt = X mt = (2 x – 1) . G = (2 5 – 1) . 450 = 31. 450 = 13950 (nuclêôtit) c/Số lượng từng loại nuclêôtít có trong các gen con được tạo ra. (1 điểm) A = T = 2 x .A = 2 5 .300 = 32 . 300 = 9600 (nuclêôtit) G = X = 2 x .G = 2 5 .450 = 32 . 450 = 14400 (nuclêôtit) Câu 8: (3 điểm) Tóm tắt bằng sơ đồ: (0.5 điểm) Cái (1) Đực (2) Có sừng Không sừng Bò (5) Bê (3) Bê (4) Bò (7) Không sừng Không sừng có sừng Không sừng Bê (6) Bê (8) Có sừng Không sừng a/Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn và quy ước gen: (0.5 điểm) -Từ bê (3) không có sừng lớn lên lai với bò (5) không có sừng sinh được bê (6) có sừng. Thế hệ con xuất hiện tính trạng khác với bố, mẹ. Vậy suy ra tính trạng có sừng là tính trạng lặn còn tính trạng không có sừng là tính trạng trội hoàn toàn. -Qui ước gen: A: Không có sừng. a: Có sừng. b/Biện luận để xác định được kiểu gen của các cá thể nói trên: (2 điểm) -Cái (1): aa -Đực (2): Aa -Bê (3): Aa -Bê (4) : aa -Bò (5): Aa -Bê (6) : aa -Bò (7): AA hoặc Aa -Bê (8) : Aa . gen: 75. 20 = 15 00 (nu.) -Số lượng từng loại nuclêôtít của gen: Gen có G – A = 10 %. 15 00 = 15 0 (nu.) Suy ra: G = 15 0 + A Mà A + G = 15 00 : 2 = 750 Thay G = 15 0 + A vào, ta được: A + 15 0 + A = 750. PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC NĂM HỌC: 2008-2009 Thời gian: 15 0 phút Câu 1: (3 điểm) Giữa các sinh vật khác loài sống trong cùng môi trường. (nuclêôtit) G = X = 15 0 + A = 15 0 + 300 = 450 (nuclêôtit) b/Số lượng từng loại nuclêôtít môi trường cung cấp cho gen nhân đôi: (1 điểm) A mt = T mt = (2 x – 1) . A = (2 5 – 1) . 300 = 31. 300 = 9300

Ngày đăng: 02/07/2014, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan