Suy tim (Heart failure) (Kỳ 5) ppt

7 254 0
Suy tim (Heart failure) (Kỳ 5) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Suy tim (Heart failure) (Kỳ 5) PGS.TS. Ng.Phú Kháng(Bệnh học nội khoa HVQY) 5.2.2. Thuốc cường tim không phải digitalis: + Những thuốc cường tim có tác dụng hưng phấn thụ cảm thể alpha (α), bêta (β1, β2). . Adrenalin và nor-adrenalin. . Isuprel. . Dopamine (2,5-10àg/kg/phút). . Dobutamin. . Methoxamine. - Những thuốc này được chỉ định điều trị suy tim khi: . Suy tim cấp tính (hen tim, phù phổi cấp). . Sốc tim (cardiogenic shock), ép tim. . Cấp cứu ngừng tuần hoàn. . Suy tim có huyết áp thấp. . Suy tim có blốc tim. . Suy tim độ 4, suy tim khó hồi phục. - Chống chỉ định: . Suy tim có tăng huyết áp. . Suy tim có nhịp tim nhanh. . Suy tim có rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu, nhanh thất ). + Những thuốc ức chế đặc hiệu men phosphodiesterase nên tăng AMP vòng trong tế bào cơ tim, tăng nồng độ Ca++ nội bào, tăng sức bóp cơ tim. . Amrinone. . Milrinone. Những thuốc cường tim không phải digitalis có những cách dùng riêng, vì vậy cần tham khảo sách thuốc và cách sử dụng. + Những thuốc giúp tăng chuyển hoá tại ty lạp thể cơ tim, loại trừ các gốc tự do (ví dụ: decaquinon ), đây là một hướng mới đang bắt đầu được ứng dụng để điều trị suy tim ứ đọng 5.3. Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu là một trong số các thuốc không thể thiếu để điều trị suy tim, thuốc lợi tiểu có nhiều nhóm, nhưng để điều trị suy tim hiện nay chỉ sử dụng những nhóm thuốc lợi tiểu sau đây: - Nhóm thiazide (hypothiazid, chlorothiazid, bendrofluazide, chlorthalidome ). Hiện nay trên lâm sàng sử dụng phổ biến là hypothiazid loại 25mg, 50mg ~ 1-4v/ngày uống sáng dùng trong 3-5 ngày/1 tuần. Thuốc gây hạ K+ máu nên cần bổ sung kali bằng cách: Kalicloride 600mg ~ 1-2v/ngày, hoặc panangin 2-4v/ngày. - Nhóm thuốc lợi tiểu quai: có một số biệt dược khác nhau, dùng phổ biến hiện nay là: Furosemide 40mg ~ 1-4v/ngày, uống sáng dùng trong 3-5 ngày/trong một tuần; hoặc lasix 20mg ~ 1-4 ống có thể tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch. Thuốc cũng gây giảm K+ máu nên cần bổ sung kali giống như dùng thuốc lợi tiểu nhóm hypothiazid. - Nhóm thuốc lợi tiểu không gây giảm K+ máu: . Thuốc lợi tiểu đối kháng aldosterone: đại điện là spironolactone, aldactone 50mg, 100mg ~ 1-4v/ngày, có thể uống hàng ngày, hoặc kết hợp với thuốc lợi tiểu khác cho đến khi đạt mục đích điều trị. . Thuốc lợi tiểu giữ kali thuộc nhóm axit hữu cơ: triamterene 100mg ~ 2 lần/ngày, hoặc amiloride 5-20mg/ngày. Nhóm thuốc lợi tiểu không gây giảm K+ máu cần chú ý chống chỉ định đối với những bệnh nhân có tăng K+ máu, đặc biệt là tăng K+ máu do suy thân cấp hoặc mạn tính; cũng như thuốc lợi tiểu khác, liều sẽ tăng cao hơn nếu mức lọc cầu thân giảm. 5.4. Thuốc giãn mạch: Thuốc giãn mạch để điều trị suy tim được chia làm 3 loại: + Thuốc giãn động mạch và tiểu động mạch, với mục đích giảm áp lực hậu gánh, gồm có: Hydralazin, minoxidil, chẹn thụ cảm thể bêta giao cảm (propanolol) hoặc kết hợp chẹn thụ cảm thể bêta giao cảm với chẹn thụ cảm thể alpha 1 giao cảm (carvedilol). + Thuốc giãn tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch, với mục đích giảm áp lực tiền gánh, gồm có: Các thuốc thuộc nhóm nitrat và dẫn chất (mono-di-trinitrat): nitroglycerin, lenitral, imdur, + Thuốc vừa có tác dụng giãn tĩnh mạch, vừa có tác dụng giãn động mạch (vừa giảm áp lực tiền gánh, vừa giảm áp lực hậu gánh): - Thuốc ức chế men chuyển dạng enzyme convertin: enalaprin, coversyl, captopril (lopril) Những thuốc này có thể dùng được từ suy tim độ 1 đến suy tim độ 4, nhưng có một số chống chỉ định sau đây: . Huyết áp thấp (chống chỉ định chung cho các thuốc dãn mạch). . Hẹp khít lỗ van 2 lá, hẹp khít lỗ van động mạch chủ. . Hẹp động mạch thân 2 bên. . Hẹp eo động mạch chủ bẩm sinh. . Giảm nặng phân số tống máu. . Tăng kali máu. . Không dung nạp thuốc, hoặc khi dùng thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn: ho, phù 2 chi dưới, dị ứng 5.5. Những phương pháp điều trị khác: Được ứng dụng đối với suy tim khó hồi phục: - Tạo nhịp tim đồng bộ nhĩ-thất: cấy máy tạo nhịp. - Lọc máu chu kỳ. - Ghép tim hoặc ghép đồng bộ tim-phổi. Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim-mạch và một số bệnh khác, mặc dù nhiều cơ chế bệnh sinh đã được sáng tỏ, phương pháp chẩn đoán và điều trị có nhiều tiến bộ, nhưng cuối cùng vẫn kết thúc bằng tử vong. Do vậy, y học còn có nhiều việc phải làm để nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho các bệnh nhân suy tim. . trị suy tim khi: . Suy tim cấp tính (hen tim, phù phổi cấp). . Sốc tim (cardiogenic shock), ép tim. . Cấp cứu ngừng tuần hoàn. . Suy tim có huyết áp thấp. . Suy tim có blốc tim. . Suy tim. có blốc tim. . Suy tim độ 4, suy tim khó hồi phục. - Chống chỉ định: . Suy tim có tăng huyết áp. . Suy tim có nhịp tim nhanh. . Suy tim có rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu, nhanh thất. Suy tim (Heart failure) (Kỳ 5) PGS.TS. Ng.Phú Kháng(Bệnh học nội khoa HVQY) 5.2.2. Thuốc cường tim không phải digitalis: + Những thuốc cường tim có tác dụng hưng phấn

Ngày đăng: 01/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan