Suy tim (Heart failure) (Kỳ 1) docx

7 329 0
Suy tim (Heart failure) (Kỳ 1) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Suy tim (Heart failure) (Kỳ 1) PGS.TS. Ng.Phú Kháng(Bệnh học nội khoa HVQY) 1. Những vấn đề chung. + Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim mạch và một số bệnh khác. ở Mỹ có khoảng 3 triệu người bị suy tim, hàng năm có khoảng 200.000 người mới mắc suy tim; những người bị suy tim độ 4 mỗi năm tử vong từ 30- 50%. Suy tim đã gây ra mất hoặc giảm khả năng lao động xã hội. Chi phí để điều trị suy tim ở các nước Âu-Mỹ chiếm 1-1,5% (10 tỷ đô la Mỹ) trong tổng số tiền chi cho y tế hàng năm. ở nước ta hiện chưa có số liệu thống kê về suy tim, nhưng ở các khoa Tim Mạch, suy tim chiếm tới 60% trong tổng số thu dung. 1.1. Khái niệm về suy tim: Tim được ví như một “cái bơm” có hai chức năng: hút và đẩy. Khi tim không hút được đủ máu về tim và/hoặc không đẩy được đủ máu để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể thì gọi là suy tim. 1.2. Phân loại suy tim: có nhiều cách phân loại suy tim: + Dựa vào diễn biến lâm sàng, người ta chia ra: - Suy tim cấp tính: suy tim xảy ra sau các bệnh cấp tính như: nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim cấp, tràn dịch màng ngoài tim cấp, vết thương tim, mất máu do xuất huyết cấp, sốc - Suy tim mạn tính (còn gọi là suy tim ứ trệ): suy tim xảy ra sau các bệnh mạn tính ví dụ như: bệnh van 2 lá, bệnh van động mạch chủ, bệnh tim-phổi mạn tính, các bệnh tim bẩm sinh (thông liên nhĩ, thông liên thất, tồn tại ống thông động mạch ), bệnh cơ tim tiên phát + Dựa vào cung lượng tim, người ta chia ra: - Suy tim tăng cung lượng là suy tim nhưng có cung lượng tim cao hơn so với cung lượng tim bình thường; gặp trong các bệnh như: thiếu máu, thông động mạch-tĩnh mạch, cường chức năng tuyến giáp, thiếu vitamin B1 (beriberi), đa u tủy xương - Suy tim giảm cung lượng là suy tim nhưng có cung lượng tim giảm thấp hơn so với bình thường; ví dụ: hẹp khít lỗ van 2 lá, hẹp khít lỗ van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, bệnh các khối u của tim + Dựa vào giải phẫu, người ta chia ra: - Suy tim phải là suy chức năng nhĩ phải và thất phải, nhưng chủ yếu là suy chức năng thất phải; ví dụ gặp trong các bệnh như: bệnh tim-phổi mạn tính, tim bẩm sinh có luồng máu qua lỗ thông từ trái sang phải, bệnh Ebstein, nhồi máu cơ tim thất phải, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát, hẹp lỗ van ba lá - Suy tim trái là suy chức năng nhĩ trái và thất trái, nhưng chủ yếu là suy chức năng thất trái; ví dụ gặp trong các bệnh như: hở van 2 lá, hở và/hoặc hẹp van động mạch chủ, nhồi máu cơ tim thất trái, thiếu máu cơ tim cục bộ, tăng huyết áp động mạch, hẹp eo động mạch chủ bẩm sinh - Suy tim cả hai phía (suy tim toàn bộ) là đồng thời suy chức năng thất phải và suy chức năng thất trái. Ví dụ gặp trong các bệnh như: viêm cơ tim, bệnh van tim kết hợp (vừa bị hẹp lỗ van 3 lá vừa bị hở van động mạch chủ, vừa bị hẹp lỗ van động mạch phổi, vừa bị sa van hai lá ), hoặc những bệnh gây suy tim phải trước về sau gây suy tim trái và ngược lại. + Dựa vào chức năng, người ta chia ra: - Suy chức năng tâm thu (suy tâm thu: systolic heart failurê)suy giảm khả năng tống máu từ tim ra động mạch (động mạch chủ, động mạch phổi). Có nhiều thông số được xác định bằng phương pháp siêu âm, thông tim (kết hợp với triệu chứng lâm sàng, điện tim, X-quang) để xác định suy chức năng tâm thu thất; ví dụ như: tốc độ co vòng sợi cơ, phân số tống máu, cung lượng tim, phân số nhát bóp, tỷ lệ biến đổi của áp lực thất với biến đổi thể tích (dp/dt) Theo định nghĩa của WHO, suy chức năng tâm thu thất trái khi phân số tống máu (EF%) giảm ≤ 40%. - Suy chức năng tâm thu gặp trong các bệnh như: tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh màng ngoài tim, do thuốc, do nhiễm độc (rượu, cocain), rối loạn nội tiết - Suy chức năng tâm trương (suy tim tâm trương: diastolic heart failurê)suy giảm khả năng giãn của tim để kéo máu từ tĩnh mạch về tim. Suy tim tâm trương có biểu hiện lâm sàng riêng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, nhưng muốn xác định được phải dựa vào siêu âm Doppler tim để đánh giá thông qua dòng chảy qua van 2 lá và dòng tĩnh mạch phổi. Bảng rối loạn chức năng tâm trương. Chứ c năng tâm trương E/ A Thời gian giảm tố c sóng E (ms) IVRT (th ời gian giãn đ ồng thể tích ms) S/ D Vậ n t ốc sóng A (cm/s) - Bình thường - Tuổi > 50 - Giảm kh ả năng giãn - Gi ả bình thường - H ạn chế 2, 1 1, 0 < 1,0 1,0- 2,0 > 2 18 0 21 0 >22 0 150- 220 < 150 7 6 9 0 > 100 60- 100 6 0 1, 0 1, 7 > 1,0 < 1,0 < 1,0 1 9 2 3 < 35 > 35 > 35 Trong đó; E/A: là tỷ số vận tốc dòng chảy qua van 2 lá thời kỳ đầy máu nhanh (E) và vận tốc dòng chảy qua van 2 lá thời kỳ nhĩ thu (A). Thời gian giảm tốc sóng E tính bằng ms: là khoảng thời gian từ đỉnh sóng E cho đến khi kết thúc sóng E đối với đường đẳng âm. IVRT (thời gian giãn đồng thể tích) được tính từ khi đóng van động mạch chủ đến thời điểm bắt đầu mở van 2 lá. Tỷ số S/D: là vận tốc sóng S (sóng tâm thu) chia cho vận tốc sóng D (sóng tâm trương) của dòng tĩnh mạch phổi đo được bằng phương pháp Doppler. Vận tốc sóng A: là vận tốc dòng tĩnh mạch phổi được đo bằng phương pháp Doppler thời kỳ nhĩ thu. - Suy đồng thời chức năng tâm thu và tâm trương. + Dựa vào tình trạng ứ trệ máu ở tĩnh mạch và giảm lượng máu ở hệ động mạch, người ta chia ra: - Suy tim phía trước. - Suy tim phía sau. Phương pháp phân loại này hiện nay ít dùng. . thường của cơ thể thì gọi là suy tim. 1.2. Phân loại suy tim: có nhiều cách phân loại suy tim: + Dựa vào diễn biến lâm sàng, người ta chia ra: - Suy tim cấp tính: suy tim xảy ra sau các bệnh cấp. như: nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim cấp, tràn dịch màng ngoài tim cấp, vết thương tim, mất máu do xuất huyết cấp, sốc - Suy tim mạn tính (còn gọi là suy tim ứ trệ): suy tim xảy ra sau các. Suy tim (Heart failure) (Kỳ 1) PGS.TS. Ng.Phú Kháng(Bệnh học nội khoa HVQY) 1. Những vấn đề chung. + Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim mạch và một số bệnh

Ngày đăng: 01/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan