hồng ngoại

5 555 2
hồng ngoại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỒNG NGOẠI 1. Đại cương: -Tất cả những vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường đều bức xạ nhiệt năng ra xung quanh ở mỗi một nhiệt độ của vật nóng phát ra một loại bức xạ khác nhau. + Nhiệt độ thấp các bức xạ hồng ngoại dài không nhìn thấy được. + Nhiệt độ trên một mức có các tia nhìn thấy và trên nữa là tia tử ngoại. + Vật càng nóng thì bước sóng của bức xạ càng ngắn. - Tia hồng ngoại được chia làm 2 nhóm: + Nhóm 1: Tia hồng ngoại dài được phát ra bởi tất cả những vật nóng là bức xạ duy nhất của vật nóng, bước sóng của hồng ngoại khoảng 15000 A 0 - 12000A 0 các tia hồng ngoại xuyên thấu qua da 2mm và hấp thu trên bề mặt da. + Nhóm 2: Tia hồng ngoại ngắn được phát ra bởi các vật sáng như: ánh nắng mặt trời, đèn hồng ngoại, chúng ta có bước sóng từ 7700A 0 – 15000A 0 , các tia hồng ngoại này xuyên sâu 5-10mm, tác dụng dưới mao mạch, các mô, tổ chức dưới da và thần kinh. 2. Các nguồn hồng ngoại: + Nguồn tự nhiên: ánh nắng mặt trời (có 43% tia hồng ngoại trong bức xạ) + Nguồn nhân tạo: Gồm các loại đèn hồng ngoại - Có 2 loại đèn hồng ngoại chính: + Đèn hồng ngoại không phát sáng: Đèn này có bước sóng từ 7700A 0 - 15000A 0 , nhiều nhất ở 40000A 0 . + Đèn hồng ngoại phát sáng: Quang phổ bức xạ từ 3500A 0 - 40.000A 0 nhiều nhất ở khoảng 10.000A 0 . 3. Tác dụng sinh lý: 3.1. Tác dụng cục bộ: a. Kích thích tuần hoàn: Chiếu tia hồng ngoại lên da khoảng vài phút trên vùng da được chiếu sẽ nóng và đỏ, tuỳ thuộc vào thời gian và cường độ chiếu mà vết đỏ mất đi sau 10’ – 60’. 1 1 + Cơ chế tác dụng: Do sự kích thích vận mạch làm giãn nở mao quản, tăng tuần hoàn, tăng cung cấp máu. Bức xạ hồng ngoại ngân xuyên thấu da, kích thích tăng tiết mồ hôi. Giảm phù nề, ứ trệ tuần hoàn. b. Tăng nhiệt độ trên da: Tia hồng ngoại tác dụng lên da, mô cơ, tổ chức dưới da làm cho nhiệt độ tăng, sự co cơ, các sợi cơ co giãn nhanh. c. Giãn mạch tại chỗ: Chiếu tia hồng ngoại làm cho vùng da bị chiếu ấm lên tác động làm giãn mạch ngoại biên gây đỏ da do xung huyết. d. Giãn cơ: Chiếu tia hồng ngoại các mô cơ được sưởi ấm gây giãn cơ, giảm co thắt cơ. e. Giảm đau: Chiếu tia hồng ngoại làm giảm tính cảm thụ của thần kinh, ức chế cơn đau. f. Tạo sắc tố trên da: Chiếu tia hồng ngoại nhiều lần làm đen da, vết đen loang lổ. 3.2. Tác dụng toàn thân: - Chiếu tia hồng ngoại, máu vùng trị liệu được sưởi nóng chuyển nhiệt lượng đi khắp cơ thể, máu ngoại vi tăng, cơ chế điều hoà thân nhiệt được đáp ứng bằng sự tăng tiết mồ hôi. - Tăng tuần hoàn, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng bài tiết qua thận, tính cảm thụ của hệ thần kinh giảm, huyết áp giảm. 4. Chỉ định của tia hồng ngoại: - Sau chấn thương 48 giờ - Phù nề do chấn thương - Đau trong các trường hợp: viêm khớp mạn tính, đau thần kinh - Rối loạn tuần hoàn, viêm da, mụn nhọt - Vết thương lâu lành, giảm tuần hoàn khi bị lạnh. - Trước khi xoa bóp, trước khi tập vận động, kéo giãn. 5. Chống chỉ định: 2 2 - Đau bụng trong các bệnh cấp cứu ngoại khoa: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, chửa ngoài dạ con… - Nhiễm khuẩn lan rộng - Vết thương đang chảy máu, nhiễm trùng lan rộng. - Say nóng, say nắng, mất cảm giác nóng lạnh. - Suy tim độ III, IV, ung thư, lao tiến triển. 6. Tai biến: - Bỏng da: nguyên nhân do để thời gian quá lâu hoặc khoảng cách từ đèn đến vùng điều trị quá ngắn. - Vỡ bóng đèn: mảnh thuỷ tinh bắn vào da gây bị thương, chảy máu. - Hoại tử vùng da điều trị - Tăng cảm giác đau - Nhức đầu - Táo bón - Ngất xỉu - Tổn thương mắt - Dị ứng với tia hồng ngoại - Điện giật do hở dây dẫn 7. Biện pháp an toàn khi điều trị hồng ngoại - Thử cảm giác nóng lạnh trên bệnh nhân, nếu cảm giác giảm hoặc mất không điều trị. - Luôn nhắc bệnh nhân cảm giác nóng ấm vừa phải, nếu nóng quá phải báo ngay cho người điều trị. - Không tự ý tăng giảm liều điều trị - Khi đang điều trị không chạm tay vào đèn hoặc di chuyển đèn. - Không chiếu tia hồng ngoại vào mắt bệnh nhân, nếu chiếu vào vùng liên quan phải có bảo vệ mắt. - Khi điều trị bệnh nhân ra quá nhiều mồ hôi phải cho bệnh nhân ngồi nghỉ và uống nước đường muối. 3 3 - Da vùng điều trị phải khô và sạch. 8. Liều lượng điều trị: + Viêm cấp tính điều trị: 10’ – 15’/1 lần, ngày 2 lần + Viêm mạn điều trị: 15’ – 20’/1 lần, ngày 1 lần 9. Quy trình kỹ thuật điều trị tia hồng ngoại: 9.1. Chuẩn bị dụng cụ: - Đèn hồng ngoại, dây dẫn, giường, ghế, khăn, gối, thước dây. 9.2. Chuẩn bị bệnh nhân: - Tiếp xúc giải thích động viên, hướng dẫn bệnh nhân cảm giác nóng ấm vừa phải. - Đặt tư thế nằm hoặc ngồi cho phù hợp với vùng điều trị. - Bộc lộ vùng điều trị, che kín phần không điều trị. 9.3. Chuẩn bị KTV: - Trang phục đầy đủ gọn gàng - Đứng hoặc ngồi bên cạnh bệnh nhân 9.4. Kỹ thuật tiến hành: T T Các bước thực hiện Ý nghĩa Đánh giá Có Không 1 Chọn đèn tiêu chuẩn dây dẫn tốt, công suất đèn 600W Đánh giá hiệu quả điều trị 2 Cắm thử đèn Đánh giá đèn 3 Đặt bệnh nhân tư thế nằm hoặc ngồi Tư thế thoải mái, phù hợp 4 Đo khoảng cách từ đèn đến da vùng điều trị: 50- 60cm Tuỳ thuộc công suất đèn 5 Xác định thời gian điều trị 15’ – 20’ Đánh giá hiệu quả điều trị 6 Bật đèn sáng Đánh giá hiệu quả 7 Chiếu tia hồng ngoại thẳng góc vào điểm giữa vùng điều trị Đánh giá kết quả điều trị 8 Điều trị xong tắt đèn Đánh giá hiệu quả 4 4 5 5 . Các nguồn hồng ngoại: + Nguồn tự nhiên: ánh nắng mặt trời (có 43% tia hồng ngoại trong bức xạ) + Nguồn nhân tạo: Gồm các loại đèn hồng ngoại - Có 2 loại đèn hồng ngoại chính: + Đèn hồng ngoại không. mặt da. + Nhóm 2: Tia hồng ngoại ngắn được phát ra bởi các vật sáng như: ánh nắng mặt trời, đèn hồng ngoại, chúng ta có bước sóng từ 7700A 0 – 15000A 0 , các tia hồng ngoại này xuyên sâu 5-10mm,. nhóm: + Nhóm 1: Tia hồng ngoại dài được phát ra bởi tất cả những vật nóng là bức xạ duy nhất của vật nóng, bước sóng của hồng ngoại khoảng 15000 A 0 - 12000A 0 các tia hồng ngoại xuyên thấu qua

Ngày đăng: 01/07/2014, 21:36

Mục lục

  • HỒNG NGOẠI

    • TT

    • Các bước thực hiện

    • Xác định thời gian điều trị 15’ – 20’

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan