Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 2) ppt

5 321 0
Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 2) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Loạn nhịp tim điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 2) PGS.TS. Ng.Phú Kháng (Bệnh học nội khoa HVQY) 2. Một số thể bệnh rối loạn nhịp tim. 2.1. Rối loạn nhịp trên thất (supraventricular dysrhythmias): 2.1.1. Nhịp nhanh xoang (sinus tachycardia): + Khi nhịp xoang có tần số > 100 ck/phút ở người lớn, hoặc >120 ck/phút ở trẻ em thì được gọi là nhịp nhanh xoang. + Nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang: cường thần kinh giao cảm, cường chức năng tuyến giáp, sốt, xúc động, nhiễm khuẩn, bệnh màng ngoài tim, bệnh cơ tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh + Lâm sàng: hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, tê tay chân, đau tức vùng trước tim. + Điện tim đồ: sóng P thay đổi, sóng T cao, ST hạ thấp xuống dưới đường đẳng điện, tần số tim nhanh >100 ck/phút ở người lớn >120 ck/phút ở trẻ em. + Điều trị: - Điều trị nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang. - Tiến hành nghiệm pháp cường phó giao cảm. - Thuốc: . Seduxen 5-10 mg/ngày ~ 5-10 ngày tùy theo tần số nhịp, nếu không có tác dụng thì dùng thêm: . Nhóm thuốc chẹn thụ cảm thể bê ta (β) giao cảm như propranolol 40-80 mg chia nhiều lần trong ngày. Chú ý những chống chỉ định tác dụng phụ của nhóm thuốc chẹn thụ cảm thể bê ta giao cảm như: hen phế quản, loét dạ dày, loét hành tá tràng, huyết áp thấp, nhịp tim chậm, blốc tim 2.1.2. Nhịp chậm xoang (sinus bradycardia): + Khi tần số nhịp xoang < 50 ck/phút thì được gọi là nhịp chậm xoang. + Nguyên nhân: cường phó giao cảm; tăng cảm xoang động mạch cảnh; phẫu thuật vùng thắt lưng, tủy sống, mắt; nhồi máu cơ tim; hội chứng yếu nút xoang; do thuốc như: chẹn thụ cảm thể bê ta giao cảm, digitalis, quinidin, cordaron, morphin + Lâm sàng: đau ngực, choáng váng, ngất, lịm, bệnh nặng có thể tử vong do vô tâm thu. + Điện tim: nhịp xoang đều hay không đều, tần số chậm < 50 ck/phút. + Điều trị: nâng nhịp xoang đạt 60-80 ck/phút. - Atropin 1/4 mg ~ 4-8 ống/ngày, chia 2-3 lần tiêm dưới da. - Ephedrin 0,01 ~ 2-6 v/ngày, chia 2-3 lần uống; có thể kết hợp với atropin. - Hoặc isuprel 1mg ~ 1-2 viên/ngày, chia 2 lần, ngậm dưới lưỡi; hoặc 1-2 ống pha vào dung dịch glucose 5% ~ 100 ml truyền tĩnh mạch 10-20 giọt/phút. - Hoặc adrenalin hoặc nor-adrenalin 1 mg ~ 1-2 ống pha vào dung dịch glucose 5% ~ 100 ml, truyền tĩnh mạch 10-20 giọt/phút. Khi truyền phải che ánh sáng để tránh sự phân hủy của thuốc, thuốc không dùng được ở bệnh nhân nhịp chậm kèm theo tăng huyết áp động mạch. - Nhịp chậm xoang do tăng cảm xoang động mạch cảnh gây ngất thì điều trị bằng phẫu thuật cắt tiểu thể xoang động mạch cảnh (denervation). - Nhịp chậm xoang do hội chứng yếu nút xoang hoặc không điều trị được bằng thuốc thì phải kích thích tim nhờ đặt máy tạo nhịp tim (artificial pacing). 2.1.3. Nhịp nhanh nhĩ (atrial tachycardia): + Nhịp nhanh nhĩ ít gặp trong lâm sàng, ổ phát nhịp kích thích cho nhịp tim đập thường ở phần trên, phần dưới nhĩ phải, hiếm khi gặp ở nhĩ trái. + Nguyên nhân: nhiễm độc digitalis, nhiễm khuẩn, viêm phổi. + Biểu hiện lâm sàng: hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực trái, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. + Điện tim đồ: sóng P đi trước phức bộ QRS, PQ bình thường hoặc kéo dài, sóng P có dạng khác so với P của nhịp xoang. Nếu ổ phát nhịp ở phần trên của nhĩ phải thì sóng P dương ở đạo trình DI, D II, DIII, aVF, V6. Nếu ổ phát nhịp ở phần thấp của nhĩ phải thì sóng P âm tính ở đạo trình DI, D III, aVF. Sóng P có thể khó nhận dạng nếu chồng vào sóng T. Nếu sóng P không chồng lên sóng T thì PR kéo dài giống blốc nhĩ-thất độ I. Hoặc 1, 2 hoặc 3 sóng P mới có 1 phức bộ QRS được gọi là nhịp nhanh nhĩ 1:1; 2:1; 3:1 nhưng có đặc điểm là giữa 2 sóng P là đường đẳng điện. + Điều trị: - Điều trị nguyên nhân gây ra nhịp nhanh nhĩ. - Thực hiện những nghiệm pháp cường phó giao cảm: xoa xoang động mạch cảnh, làm nghiệm pháp Valsalva - Truyền tĩnh mạch thuốc verapamil, hoặc thuốc nhóm IC (ajmaline, propafenone, flecainide, disopyramide, quinidine). - Sốc điện ngoài lồng ngực, chế độ đồng bộ, mức năng lượng 50j. . Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 2) PGS.TS. Ng.Phú Kháng (Bệnh học nội khoa HVQY) 2. Một số thể bệnh rối loạn nhịp tim. 2.1. Rối loạn nhịp trên thất. không điều trị được bằng thuốc thì phải kích thích tim nhờ đặt máy tạo nhịp tim (artificial pacing). 2.1.3. Nhịp nhanh nhĩ (atrial tachycardia): + Nhịp nhanh nhĩ ít gặp trong lâm sàng, ổ phát nhịp. thấp xuống dưới đường đẳng điện, tần số tim nhanh >100 ck/phút ở người lớn và >120 ck/phút ở trẻ em. + Điều trị: - Điều trị nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang. - Tiến hành nghiệm pháp

Ngày đăng: 01/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan