Cát căn chữa bệnh huyết áp thấp (Kỳ 4) doc

7 323 0
Cát căn chữa bệnh huyết áp thấp (Kỳ 4) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cát căn chữa bệnh huyết áp thấp (Kỳ 4) Tham khảo: . Cây sắn dây cho hoa gọi là Cát hoa, có vị ngọt bình, không độc, có tác dụng giải độc của rượu, trường phong hạ huyết uống với bột ‘Tiểu đậu hoa’ với rượu thì không say (Danh Y Biệt Lục). . Cát căn có đặc tính giải được các vết độc của Sắn (khoai mì), Ba đậu và các loại ngộ độc khác (Lôi Công Dược Bối). . Cát căn trị được chứng bệnh thời hành do thiên thời có nôn mửa. Có tác dụng khai vị, giải độc rượu (Dược Tính Bản Thảo). . Người bị chó dại cắn có độc, đâm Cát căn sống uống rất hay, nếu không có tươi, dùng bột trộn nước giếng rịt vào chỗ bị thương (Tân Tu Bản Thảo Ddôf Kinh). . Bột Cát căn làm khỏi khát, thông được đại tiểu tiện, giải được độc của rượu, trị nóng nảy bồn chồn trong người, chế ngực được độc của Đan thạch, gĩa nát ép lấy nước uống trị trẻ con sốt (Khai Bảo Bản Thảo). . Bột Cát căn tán được uất hỏa (Bản Thảo Cương Mục). . Cát căn chữa được chứng nhức đầu vì nóng, giải được nhiệt ở cơ biểu làm khỏi khát, sởi mới phát, làm đậu dễ mọc, giải độc tỉnh táo (Bản Thảo Thông Nguyên). . Cát căn vị cay đắng khí bình, tính thăng phát, nó nhập kinh Túc dương minh Vi, nó cổ động cho Vị khí, sinh tân chỉ khát, nó cũng nhập được Tỳ kinh nên khai thông tấu lý làm ra mồ hôi, giải cơ biểu và bớt nóng nảy, nhưng phải để ý Cát căn khi nào gặp nhức đầu như búa bổ đó là truyền vào Dương minh kinh thì có thể dùng được, nếu chưa truyền vào tới Dương minh mà lại dùng nó là tự dẫn tà nhập vào trong, không được dùng lúc ấy. Vì dương minh kinh chủ về cơ nhục mà dùng Cát căn khai thông cơ nhục, tất nhiên tân dịch theo nó ra ngoài thì e rằng dạ dầy càng bị khô ráo mãi, đến nỗi phần âm phải tuyệt vong sao? Nhưng những chứng đậu sởi còn chưa phát thì có thể dùng nó mà thăng đê, người say rượu giải rượu đó mà cho tỉnh, người có hỏa uất thì dùng nó cho tiêu tan đi, nhưng phải xét kỹ khi khỏi bệnh không được dùng nó quá lâu làm tổn thương tới vị khí (Bản Thảo Cầu Chân). . Cát căn chủ về đưa lên, có vị ngọt tác dụng chính là làm tiêu tan tà ở biểu, dùng 2-12g có thể chữa được bệnh trong cơ nhục, mỡ, thớ thịt làm ra mồ hôi. Đó là vị thuốc thuộc về Túc dương minh Vị kinh chữa được chứng thương hàn phát sốt, cổ khô, mũi khô đau nhức mắt, mất ngủ sốt rét, báng tích nhiệt độ cao. Vị thuốc Ma hoàng, Tử tô luôn chữa những bệnh ở ngoài biểu nhưng Cát căn là vị chuyên về giải cơ mà thôi, có vị ngọt khí mát nên cổ động và vỗ về Khí Vị, và lại Tỳ chữa về cơ nhục lại làm chủ cả tay chân, nếu như dương khí bị uất trong tỳ vị giống như chứng ở biểu, ăn uống bình thương nhưng có điều là tay chân cơ nhục nóng như lửa thì dùng nó cũng như Thăng ma, Sài hồ, Phòng phong, Khương hoạt, theo những tễ thăng dương tán hỏa, thanh cơ thoái nhiệt, đó là phương pháp của tiết lập trai là những phương thuốc thánh thường dùng. Nếu gặp chứng đứt tay, trúng gió đến nỗi cấm khẩu, không ăn uống được thì đâm nước cốt Cát căn với Trúc lịch đổ vào thì tỉnh ngay, nếu không có tươi thì dùng khô với rượu cũng được. Các chứng đậu sang, chẩn độc, khó mọc ra được dùng nó để phát ra cũng là những phương thường được hay dùng (Biện dược chỉ nam). . Cát căn khí vị đạm bạc, chất nhẹ, lỏng lẻo không chắc chắn như các vị khác, nó sinh ra lúc mùa xuân, mọc dây leo rất nhanh nên tính nó hay thăng phát ra những khí thanh dương tỳ Vị. Theo bài luận về chứng thương hàn đều cho nó là Vị chủ về dược khí của kinh Dương minh, bởi chính ở chỗ đó là chỗ biểu tà uất ở ngoài. Dương khí của vị không thể tán ra để ban bố đi được, nên phải dùng nó nhờ tính nhẹ nhàng để dâng lên, nó sẽ làm cho động nhẹ vào khí thanh dương để chế ngực được ngoài hàn, đó là do sự biểu tà giải được thì vị dược được thư thái mới phát ra được. Vì vậy mà Cát Căn Thang trong đó có Ma hoàng thì lại càng rõ ràng chính nó lại là vị thuốc của Dương minh kinh, biểu tà là chủ chốt ở đó chứ không phải nó chuyên giữ về chứng lý nhiệt của kinh Dương minh đâu. Vị này Trương Trọng Cảnh đã có bàn về cách dùng Bạch Hổ Thang chứ không phải là Cát Căn Thang hoàn toàn tuyệt đối. Cho nên mặc dù nó hay thật nhưng phải dùng đúng trong trường hợp nào thì mới toàn diện vậy (Bản Thảo Quát Yếu Thi). + Cát căn thứ nào cũng chỉ chữa ở một kinh Dương minh. Đông Viên nói: Cát căn cổ vũ Vị khí, làm thánh dược chữa chứng hư tả, phong dược phần nhiều là táo. Cát căn chuyên về chỉ khát ở Vị, nó có tác dụng làm thăng đề Vị khí bị hạ hãm, đem lên tới phế kim để sinh thủy vận. Ma hoàng là thuốc chữa bệnh ở kinh thái dương, kiêm vào Phế kinh, Phế chủ da lông. Cát căn là thuốc chữa bệnh ở kinh Dương minh, Tỳ chủ da thịt, tuy cùng có tác dụng phát tán nhưng hướng đi vào của nó là khác nhau (Dược Phẩm Vậng Yếu). . Cây còn cho lá gọi là Cát căn diệp trị cầm máu do vết dao, đắp vào, hoặc gĩa nát tươi uống nước còn bã đắp nơi chỗ rắn cắn. Cây còn cho dây bò dưới đất gọi là Cát căn man trị viêm họng cấp tính, viêm thanh quản cấp tính, đốt cháy tán bột uống với nước. Cho bã gọi là Cát căn xác hay Cát căn xác có vị ngọt, tính bình không độc trị lỵ, giải độc rượu. Cho dây gọi là Cát căn đằng có tác dụng tiêu sưng, trị nhọt lở, viêm họng thanh quản, sưng núm vú, trẻ con cấm khẩu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Cát căn dùng sống có tác dụng giải cơ nhiệt, sinh tân dịch, dùng nướng thì kích thích Vị khí đi lên. Muốn hạ sốt, nên dùng sống; Muốn cầm tiêu chảy, nên nướng lên (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Hoa Cát căn giải được say rượu. Nước Cát căn sông giải được ôn độc (Đông Dược Học Thiết Yếu). Phân biệt: (1) Ngoài loài Sắn dây gọi là Phấn cát vừa miêu tả ở trên ra, còn có 3 loài Sắn dây dưới đây, củ cũng giống để làm thuốc. a. Sắn dây để ăn (Pueraria edulis Pamp) là cây dây leo. Lá dài hình đầu mũi tên, lá đơn không nứt khía, cuống hoa và thân cây không có lông, lông trên cuống lá và quả rất ít. Có ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc). b. Sắn dây Nga mi (Pueraria ometensis Tang et Wang) cây lá đơn hình trứng rộng lệch, đuôi lá hình tròn trứng lộn ngược, rộng hay gần như hình tròn, gần cuống lá hình tròn không có răng cưa, trên lá có lông cứng màu trắng và ngắn. Có ở Vân Nam, Tứ xuyên (Trung Quốc). c. Pueraria pseudo – hirsuta Tang et Wang: Là loại cây dây leo, rễ củ to dài, sống nhiều năm. Thân có thể dài trên 10m. Cả cây có lông thô màu nâu vàng. Củ rễ to dầy, nhiều bột. Lá mọc cách có cuống dài, lá kép 3, cuống lá đơn đầu khá dài, phiến lá hình tròn có cạnh ở gốc lá, có khi nứt thành 3 chẻ sóng, dài độ 20cm, rộng 7-22cm, đầu lá nhọn, gần cuống hình tròn, 2 mặt đều có lông mềm, ngắn, màu trắng, mặt sau mọc dầy hơn, phần lá hai bên nhỏ hơn, hình bầu dục củ ấu dẹt, dài 7-18cm, rộng 5-13cm, có lúc chẻ nông hình sóng 1-3. Hoa mọc chùm, mọc ở nách lá, cuống chùm hoa có lông màu trắng vàng, hoa mọc dầy, bao hoa hẹp, thường rụng sớm, bao hoa đơn hình kim, phình giữa, tràng hoa hình bướm, màu tím lam hoặc tím, dài 17-10cm, đài có 5 cánh, cánh đài hình kim phình giữa, bên trên 2 chiếc mọc chụm, bên dưới 1 hình dài, cánh cờ gần như hình tròn hay hình tròn trứng, đuôi hơi lõm, có hai tai ngắn, cánh hình bầu dục hẹp, ngắn hơn cánh cờ, thông thường chỉ một bên có tai, có 10 nhị đực, vòi hoa cong bầu nhỏ, quả bế hình dài, dẹt dài 7-10cm, ngang 7-10mm, đuôi quả nhọn, có mọc lông cứng dài màu nâu vàng hay đậm. Hạt hình trứng dẹt, vỏ màu nâu tươi, nhẵn bóng láng. Có hoa từ tháng 4-8, quả 8-10. Hoa gọi là Cát căn hoa. (2) Ngoài ra ở Trung Quốc còn có các loài Sắn dây dưới đây: Sắn dây dai lông vàng (Pueraria calycyna Frach), sắn dây Oa sư (P.Wallichii Dc), Sắn dây Vân Nam (P. Pedurcularis Grah) Sắn dây giả 3 khía (P. Phaseeotoides Benth), Sắn dây hoa đẹp (P.Eùlegans Wang Et Tang)…Cũng là loại cây thuộc giống Sắn dây, củ có thể làm dược liệu dược hay không cần phải nghiên cứu thêm. (3) Ở Việt Nam còn có dây sắn dây rừng (Pueraria Montaba (Lour) Merr = P.Tonkinensis Gagnep) là cây bụi quấn, leo cao có cành hình trụ về sau có rãnh. Lá kép lông chim 3 lá chét, lá chét hình trái xoan rộng mép nguyên, gốc tròn, chóp nhọn sắc, mặt lá nhất là mặt lá có lông màu hung. Cụm hoa ở nách, thành chùy dạng chùy hay không, mang nhiều hoa. Cuống chung, có lông mềm hay lông lên màu vàng, lá bắc và lá bắc con hình trái xoan nhọn, có vằn, giống nhau. Hoa màu tím không cuốn. Đài có lông màu hung. Cánh có hình mắt chim có tai ngắn, cánh bên rất hẹp, và có tai nhọn, cánh thìa ngắn hơn cánh bên nhưng rộng gấp đôi. Nhị 1 bó. Bầu hơi có lông. Ra hoa từ tháng 4-5 tới 9. Mọc hoang ở nước ta củ có thể làm dược liệu dược không, còn nghiên cứu (xem: Dã cát) (Danh Từ Dược Học Đông Y). . Cát căn chữa bệnh huyết áp thấp (Kỳ 4) Tham khảo: . Cây sắn dây cho hoa gọi là Cát hoa, có vị ngọt bình, không độc, có tác dụng giải độc của rượu, trường phong hạ huyết uống với. lên tới phế kim để sinh thủy vận. Ma hoàng là thuốc chữa bệnh ở kinh thái dương, kiêm vào Phế kinh, Phế chủ da lông. Cát căn là thuốc chữa bệnh ở kinh Dương minh, Tỳ chủ da thịt, tuy cùng có. đốt cháy tán bột uống với nước. Cho bã gọi là Cát căn xác hay Cát căn xác có vị ngọt, tính bình không độc trị lỵ, giải độc rượu. Cho dây gọi là Cát căn đằng có tác dụng tiêu sưng, trị nhọt lở,

Ngày đăng: 01/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan