Đông y điều trị da liễu

6 349 4
Đông y điều trị da liễu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da bằng YHCT Giáo s Từ Hồng Huân Ngời dịch: TS. Nguyễn Đình Nhân Đối với bệnh ngoài da, đầu tiên cần có chẩn đoán chính xác, căn cứ vào kết quả chẩn đoán lấy lý luận của Trung y đề đề ra pháp trị, căn cứ vào pháp trị đề sử dụng loại thảo dợc nào, phơng tễ nào. 1. Chẩn đoán: Phải lấy biện chứng luận trị toàn diện làm chủ đạo, biện bệnh để trợ giúp. Tất cả các bệnh loại bệnh tật đều phải tuân thủ theo nguyên tắc này, là lấy tứ chẩn bát cơng để hiểu biết về bệnh. Tứ chẩn là: Vọng, văn, vấn, thiết; bát cơng là âm dơng, biểu lý, hàn nhiệt, h thực. 1.1. Nội dung tứ chẩn: Vọng, thần, sắc, khiếu, móng tay Văn: Ngữ thanh, tiếng hô hấp, tiếng ho Vấn: Hàn nhiệt, đầu thân, mồ hôi, ngực bụng, mắt, uống, nhị tiện, bệnh sử, nhìn, sinh hoạt, kinh nguyệt Thiết (xem mạch): Nhóm mạch chuẩn gồm 28 loại, nhng chủ yếu là:Trì sác, phù trầm, huyền sáp. 1.2. Bát cơng: Trong âm dơng, biểu lý, hàn nhiệt, h thực thì lấy âm dơng là tổng c- ơng. Các loại bệnh tật đều phản ánh đặc điểm của Bát cơng này. Sau đó căn căn cứ vào đặc điểm cụ thể mà đề xuất phát trị. Căn cứ vào pháp trị này mà đề xuất ra thuốc nào. Mỗi một loại thuốc thảo dợc đều có các đặc điểm âm dơng biểu lý, hàn nhiệt, h thực để đối ứng. Hàng nghìn năm trớc tiền nhân đã từng bớc tổng kết và qui nạp ra một số loại biện chứng. Nh là: Tạng phủ biện chứng, lục kinh biện chứng, kinh nạp biện chứng, khí huyết doanh vệ biện chứng, tam tiêu biện chứng, tam nhân biện chứng, khí huyết biện chứng. Nắm bắt đợc những loại biện chứng trên càng dễ dàng đa ra pháp điều trị chính xác. 2. Xác định pháp điều trị: Căn cứ kết quả chẩn đoán để xác định pháp điều trị nào. Dùng lý pháp phơng dợc của YHCT nhanh chóng định ra pháp trị. Có 8 pháp điều trị của YHCT. Là hãn, thổ, hạ, hoà, ôn, thanh, bổ, tiêu. Trên cơ sở 8 pháp này thế hệ ngày nay phân thành hơn 20 pháp thì càng có thể đề xuất ra pháp trị chính xác hơn. Cụ thể là: Hàn chứng dùng nhiệt, nhiệt chứng dùng hàn, h chứng dùng bổ, thực chứng dùng tả, trệ chứng dùng thông, ứ chứng dùng hoạt Bổ pháp chọn dùng thuốc bổ, thanh pháp chọn dùng thuốc thanh nhiệt, ôn pháp chọn dùng ôn lý Vì vậy thầy thuốc cần phải nắm rất chắc tính năng của các loại thuốc, mỗi chủng thuốc đều có tính năng riêng của nó ví nh: Đan sâm, Xuyên khung, nhu hơng, một dợc, ích mẫu thảo, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp đều có tính năng hoạt huyết; Ngân hoa, Liên kiều, Bản lam căn, Tử hoa địa đinh , đều có tính thanh nhiệt giải độc; Tiên hạ thảo, Trắc bách diệp sao cháy, Bạch cập đều có tính chỉ huyết; H ơng phụ, Phật thủ, Đại phúc bì đều có tính lý khí; 3. Điều trị bệnh ngoài da. Tục ngữ nói: Nội khoa nan trị suyễn, ngoại khoa nan trị tiên nội khoa khó trị là bệnh hen, ngoại khoa khó trị là bệnh vẩy nến. Đều đó chỉ ra rằng điều trị bệnh ngoài da còn khó hơn. Trung y xem bệnh không chỉ là đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân. ý là không phải bệnh ở cục bộ thì chỉ để ý ở cục bộ, không phải bệnh ở ngoài da chỉ xem ở ngoài da mà phải điều chỉnh toàn diện. Có thể dùng các thuốc tại chỗ nhng phải dùng thuốc uống để điều lý toàn thân, là điều trị từ căn nguyên. Bệnh ngoài da bao gồm rất nhiều loại nh: Da khô nứt, da ngứa, da có ban, da có mụn nớc , có đau, có ngứa, có tiết dịch hoặc chảy máu, chảy mủ chứng trạng rất đa dạng. Nh ng tổng trị pháp của Trung y là biện chứng luận trị toàn diện để nhận rõ loại bệnh. Thẩm bệnh, cầu nhân tất có hiệu quả. 4. Điều trị một số bệnh ngoài da thờng gặp: 4. 1. Mụn trứng cá: - Triệu trứng lâm sàng: Thờng phát bệnh nam, nữ ở tuổi thanh xuân, nhng những năm gần đây những ngời trởng thành ít gặp. Thờng nhiều ở trên mặt, ít gặp ở lng, ngực, vai, gáy khởi bệnh lúc đầu là những nốt sẩn nhỏ lấy tay đè vào thì thấy có bột nh mồ hôi màu trắng. Có khi ở trên đỉnh của nó có thấy nốt mủ nhỏ, bệnh thờng kéo dài một vài tháng, một vài năm không khỏi, sau khi khỏi không để lại sẹo nhng có một số ít để lại sẹo. - Nguyên nhân cơ chế sinh bệnh: Đa phần do phế vị nhiệt, huyết nhiệt, khí trệ huyết ứ dẫn đến. Nh ăn nhiều đồ béo, bổ, nhị tiện không thông, ít hoạt động thể lực, tình trí, uất kết, cáu tức đều rất dễ phát sinh bệnh. Cũng có thể là do sử dụng một số thuốc bị ứng, một số thuốc trang sức không tốt dẫn đến. - Điều trị: Bảo đảm biện chứng luận trị, thông thờng lấy thanh nhiệt, l- ơng huyết, sơ can, lý khí làm chủ nh dùng tỳ bà thanh phế ẩm gia giảm để thanh nhiệt. Thể chất không h thì bỏ nhân sâm. Mặt khác có thể dùng Hoàng liên giải độc thang gia giảm. Đại tiện bí kết gia Đại hoàng, Uất lý nhân, Huyền hồ (bột). Nếu tình trí Uất kết có thể dùng Đại tiểu sài hồ thang, Mộc hơng thuận khí thang gia giảm. Đồng thời đề nghị bệnh nhân không hút thuốc, không uống rợu giảm ăn đồ béo bổ, tăng cờng lạc quan tình trí, tham gia rèn luyện thể dục. (Đang trong kỳ kinh của phụ nữ không nên tập thể dục). 4. 2. Zona. (Trung y gọi là: Xà đan,Triền yêu hoả đan) - Triệu chứng lâm sàng: Thờng thấy một bên ở phần trên của cơ thể (thờng gặp ở bộ phận ngực sờn) khi phát bệnh thì thành từng đám hồng mụn nớc, dịch trong sau vài ngày thì dịch chuyển sang đục ngời bệnh đau buốt rất khó chịu, tuổi thanh niên rất dễ khỏi, ngời già thể chất suy nhợc nhiều năm không khỏi (mặc dù tổn thơng da và không có dấu tích nhng đau đớn vẫn còn nguyên). - Nguyên nhân cơ chế sinh bệnh: Đa phần do Can đởm, nhiệt uất, thấp tà ngng trệ cũng có khi là tình chí không thoải mái mà dẫn đến bệnh. - Điều trị: Bảo đảm biện chứng luận trị. Nếu tình chí không tốt khí tức đầy tức dùng long đởm tả can thang và qua lâu giới bạch bán hạ thang, gia giảm để thanh can đởm nhiệt. Cũng có thể dùng Hoàng liên giải độc thang, Ngũ vị tiêu độc ẩm để thanh nhiệt giải độc. Nếu đại tiện bí kết có thể dùng đại tiểu thừa khí thang. Ngời già thể chất h nhợc có thể gia thuốc bổ khí t âm nh: Tứ quân tử thang, Tri bá địa hoàng thang gia giảm. Khuyên bệnh nhân không nên cáu tức để tình chí thoải mái, không ăn đồ béo bổ, không hút thuốc, không uống rợu, quần áo không nên dùng chất liệu tổng hợp, nên dùng đồ cotton đơn thuần. Mặt khác có thể bị vỡ loét nơi tổn thơng khi tắm phải dùng nớc sạch để tắm, không đợc dội nên vùng tổn thơng. Đồng thời tránh không để xà phòng các chất hoá học tiếp xúc với tổn thơng, không đợc dùng tay để cọ ở nơi tổn thơng. 4. 3. Chứng mẩn ngứa. - Triệu trứng lâm sàng: Chỉ ngứa ở da, tầng biểu bì ở da không thấy các ban chẩn xuất hiện, bệnh phát ở toàn thân không có một điểm cố định, mặt khác có thể thấy ngứa cục bộ nh là thờng thấy: Ngứa vùng bìu của nam giới và vùng ngoại âm của nữ giới. ở đây chỉ bàn tới ngứa toàn thân không có điểm cố định. - Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh: Thờng là do thấp nhiệt không đợc sơ tiết, chuyển hoá toàn thân gặp trở ngại hoặc huyết h, can vợng uất không giải, thậm chí nhiệt hãn bế tắc không thâu phát dẫ đến. - Điều trị: Thờng là: Lấy tán, biểu, hoạt , thanh làm chủ. Ngời già thể chất h nhợc có thể gia thuốc bổ khí huyết. Các thuốc thờng dùng là: Hơng phụ, Phật thủ, Uất kim, Chỉ sác, Sài hồ để lý khí sơ can; các thuốc giải biểu là: Kinh giới, Bạc hà, Thuyền thoái, Phù bình để thâu phát bì phu. Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Vơng bất lu hành để hoạt huyết hoá ứ; Liên kiều, Ngân hoa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Tri mẫu để thanh nhiệt trừ phiền. Ngời già thể chất h nhợc có thể gia Hoàng kỳ, Hoàng tinh, Kỷ tử, Sa Sâm, Hạn liên thảo, Thạch hộc, Đơng qui, Bạch thợc để t âm bổ huyết. Đồng thời căn cứ vào chứng trạng cụ thể của bệnh nhân để tuỳ chứng gia giảm. Nh: Đại tiện lỏng, tiểu tiện nhiều có thể gia thuốc cố sát nh: Sơn thù, Liên nhục, Ngũ vị tử; Đại tiện bí kết gia Đại hoàng, Uất lý tử; mất ngủ gia Viễn trí, Táo nhân, Long cốt, Mẫu lệ. Tóm lại: Nhất định phải dựa vào lý pháp phơng dợc và căn cứ vào kết quả chẩn đoán để có đợc thuốc tơng ứng. Khuyên bệnh nhân không đợc ăn đồ cay, quá béo bổ, cấm uống rợu, tăng cờng hoạt động thể lực, tăng th giãn tinh thần, có trạng thái tinh thần lạc quan. 4.4. Thấp chẩn: - Bệnh danh này tây y gọi là viêm da: Là bệnh da liễu thờng gặp thấp chẩn thờng phát sinh đối chứng, có thể thể đỏ, phù có những nốt nớc gồ trên mặt da, thậm chí hai bên của cơ thể có dịch thẩm lậu và loét. Có cảm giác ngứa bệnh tái phát liên tục. - Triệu trứng lâm sàng: Phát bệnh bất kể tuổi nào, không có bộ vị cố định nhng thờng gặp ở tứ chi. Rất ít thấy ở vú và ngoại âm của phụ nữ, âm nang ở nam giới. Có cấp tính và mạn tính. Đại đa số da đỏ, phù có những nốt sẩn gồ trên mặt da và có mụn nớc. Mụn nớc sau khi bị vỡ thì thành nốt loét. ở trên bề mặt có một lợng lớn dịch xuất tiết hoặc đóng vẩy, mới đầu thấp chẩn nan rộng, không ngừng phát triển tạo thành một đám. Thấp chẩn cấp tính sau một vài ngày hoặc một vài tuần tự thoái lui, mạn tính thì sau một vài tháng hoặc sau một vài năm cũng không khỏi. Ngời bị bệnh mạn thì da sẽ dầy lên, trên mặt da sẽ xuất hiện các nếp nhăn thô không bằng phẳng, có thể giống nh: á vẩy nến, loét nông hoặc thẩm dịch. - Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh: Cho đến nay cha xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh, chỉ có thể căn cứ vào chứng trạng toàn diện để phán đoán. Nhiều ý kuến cho rằng bệnh có liên quan tới trở ngại của hệ thống cơ năng thần kinh. Tác giả cho rằng gốc của bệnh có liên quan mật thiết tới hệ thống thần kinh cơ năng, vì vậy rất cần phải dùng đến biện chứng toàn diện của Trung y trong chẩn đoán và điều trị mới đạt đợc hiệu quả tốt. - Điều trị: Đa phần lấy Khứ phong, Thanh nhiệt, Lợi thấp làm chủ. Có thể dùng Tỳ giải Thẩm thấp thang, Tứ diệu hoàn gia giảm. Nếu bệnh ở bộ phận trên của cơ thể gia Tang diệp, Thuyền thoái, Bạc hà, Khứ hoàn bá, Phục linh, ở bộ phận giữa của cơ thể gia Hoàng cầm, Hoàng liên, Khứ hoàn bá; ở bộ phận dới của cơ thể Gia Ngu tất, Sa tiến tử, Đông qua bì, đại tiện bí kết, Gia sinh Đại hoàn và Nguyên minh phấn. 5. Kinh nghiệm cá nhân. 5.1. Bất luận cácloại bệnh ngoài da có tên gọi nh thế nào (có một số bệnh danh Trung tây y cha thống nhất thậm chí còn hỗn loạn). Có một số chứng trạng phức tạp không điển hình, không dễ dàng gì để xác định bệnh danh, nhng tổng lấy Tứ chẩn Bát cơng, căn cứ vào tình hình của bệnh để hiểu một cách toàn diện, có lý pháp phơng dợc khả thi để trị bệnh thì mới đạt đợc hiệu quả tốt. 5.2. Rất nhiều bệnh ngoài da nh: Ngứa toàn thân không có điểm ngứa cố định, không thể sử các thuốc dùng ngoài tất phải sử dụng đờng uống trong, tốt nhất lấy phơng tễ Trung dợc. Vì thang tễ có thể căn cứ vào bệnh tình của bệnh nhân để lựa chọn kết hợp với thuốc đối chứng nên thu đợc hiệu quả tốt. 5.3. Bệnh nhân ngứa ngoài da: Là một trong nỗi thống khổ chủ yếu nhng nếu ngứa càng nặng thì có liên quan tới trạng thái thần kinh của bệnh nhân, đại đa số trong lúc công tác (bất luận là lao động thể lực hoặc lao động trí não) đều không bị ngứa; lúc vui vẻ cũng không ngứa, lúc cáu giận cũng không ngứa, nhng khi cơ thể đau đớn thì không tuân theo tự nhiên. Cơn đau quặn thận do sỏi thận, cơn đau quặn gan do sỏi gan, đau đớn do ngoại thơng thì không bị (hoặc ít bị) ảnh hởng của hoạt động thần kinh, cho nên không thể làm việc, không thể vui vẻ, nếu lúc đó tức giận thì đau càng nặng hơn. Vì vậy đối với chứng ngứa ngoài việc dùng thuốc điều trị dùng tâm lý luận pháp làm cho t duy của bệnh nhân dịch chuyển sang hớng khác là một phơng pháp không thể thiếu. 5.4. Đối với ngời bị ngứa: Tốt nhất không đợc gãi, nếu lúc đó không thể chịu đợc thì có thể gãi ở một điểm nhỏ không đợc phép cào rộng, nếu không sẽ kích thích thần kinh dẫn đến càng ngứa, vùng ngứa càng lan rộng. . quan. 4.4. Thấp chẩn: - Bệnh danh này tây y gọi là viêm da: Là bệnh da liễu thờng gặp thấp chẩn thờng phát sinh đối chứng, có thể thể đỏ, phù có những nốt nớc gồ trên mặt da, thậm chí hai bên của. toàn thân, là điều trị từ căn nguyên. Bệnh ngoài da bao gồm rất nhiều loại nh: Da khô nứt, da ngứa, da có ban, da có mụn nớc , có đau, có ngứa, có tiết dịch hoặc chảy máu, chảy mủ chứng trạng. bệnh ở ngoài da chỉ xem ở ngoài da mà phải điều chỉnh toàn diện. Có thể dùng các thuốc tại chỗ nhng phải dùng thuốc uống để điều lý toàn thân, là điều trị từ căn nguyên. Bệnh ngoài da bao gồm

Ngày đăng: 01/07/2014, 15:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan