MỘT SỐ TƯ LIỆU HÁN NÔM HIỆN CÒN TẠI ĐỀN SÓC (SÓC SƠN - HÀ NỘI) ppsx

4 648 2
MỘT SỐ TƯ LIỆU HÁN NÔM HIỆN CÒN TẠI ĐỀN SÓC (SÓC SƠN - HÀ NỘI) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐLIỆU HÁN NÔM HIỆN CÒN MỘT SỐLIỆU HÁN NÔM HIỆN CÒN TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN SÓC TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN SÓC (Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Nội) (Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Nội) TRẦN XUÂN PHƯƠNG Viện Nghiên cứu Hán Nôm Vừa qua, trong đợt công tác sưu tầm tư liệu Hán Nôm trên địa bàn huyện Sóc Sơn chúng tôi đã đến khu di tích Đền Sóc ở xã Phù Linh. Đền Sóc là nơi nổi tiếng linh thiêng thờ Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, phối thờ Phật và thần linh núi Sóc. Hàng năm cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, mọi người khắp nơi trên cả nước lại nô nức về đây dự hội. Quần thể di tích Đền Sóc được xây dựng từ đời Tiền Lê (năm 980), được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử năm 1962. liệu Hán Hôm ở đây khá phong phú gồm có 24 đôi câu đối, 7 bức hoành phi, 6 tấm bia đá và 1 chuông đồng. Nhưng đến nay nội dung toàn bộ những tư liệu Hán Nôm ở đây vẫn chưa được công bố. Trong khuôn khổ bài viết này, bước đầu chúng tôi chỉ xin giới thiệu khái quát những bia đá và chuông đồng hiện còn ở khu di tích để bạn đọc có thêm liệu tham khảo. Quần thể di tích Đền Sóc gồm 6 điểm thờ: 1- Đền Trình: thờ Thần linh núi Sóc 2- Đền Mẫu: thờ mẹ thân sinh Thánh Gióng 3- Đền Thượng: thờ Phù Đổng Thiên Vương 4- Chùa Đại Bi: thờ Phật 5- Chùa Non: thờ Phật 6- Lăng bia đá: một tấm bia đá lớn hình bát giác I. Văn bia Bia đền Trình: Trong khu đền Trình hiện có 3 tấm bia đá được đặt ngay ngắn hai bên hồi nhà. Bia số 1: Bia có 2 mặt. Mặt 1có tên là Sóc Sơn thánh vương từ trùng kiến bi đề (朔山聖王祠重建碑題), Cử nhân Ân khoa năm Giáp Thân Nguyễn Đình Thưởng lãnh chức Tri huyện huyện Yên Phong phụng thảo; Cử nhân Ân khoa Giáp Thân Trịnh Tiên Sính lãnh chức Thị lang Tuần phủ tỉnh Phúc Yên phụng nhuận; Nguyễn Văn Bân đồng Tiến sĩ khoa Tân Sửu lãnh chức Đốc học tỉnh Phúc Yên phụng viết chữ; Lê Khắc Hy chức Hồng lô tự khanh nguyên Nhã Nam đạo quản đạo Hưng công Đốc biện xã Phù Xá phụng khắc. Bia khổ 125x54cm, được dựng ngày 13 tháng 4 năm Thành Thái thứ 17 (1905). Trán bia chạm lưỡng long trầu nhật. Diềm bia trang trí dây hoa cúc cách điệu. Bia có nội dung ca ngợi đức Phù Đổng Thiên Vương, trong đó có đoạn: “Đức Phù Đổng Thiên Vương mới ba tuổi mà đánh được giặc Ân là chuyện kì lạ xưa nay. Ngựa sắt mà bay được lên trời cũng là kì tích chưa từng có” (nguyên văn: Thiên vương tam tuế bình Ân thiên cổ kì sự, thiết mã đằng không thiên cổ kì tích dã). Vì sự linh diệu của ngài mà Hoàng đế Lê Đại Hành đã cho đắp tượng, xây dựng từ đường. Chuyện xảy ra có đến hơn ngàn năm rồi. Từ đường từ chỗ tranh tre dần được sửa sang thành nguy nga tráng lệ. Đến năm Thành Thái thứ 4 (1892) lại cho người trùng tu, vì thế mà cảnh sắc được tu tạo, dân có chỗ mà thờ cúng quanh năm Mặt 2: Không có đầu đề, không có hoa văn (nội dung nối tiếp mặt 1). Bia ghi rõ, trong đợt trùng tu vào năm Thành Thái thứ 4 các hạng mục được sửa sang gồm có chính điện, bái đường, hai bên giải vũ và mua sắm thêm đồ tế khí. Tổng số tiền mua đồ thờ và vật liệu xây dựng tốn phí lên tới hơn 4000 đồng. Chi phí này được chia đều cho các tổng xung quanh và do những người có hằng sản hằng tâm thập phương cung tiến. Phía cuối bia liệt kê tên người, quê quán, số tiền mọi người công đức như: Thái Nguyên Tổng đốc Nguyên Ninh phủ Hoàn nam Lê Hoan cúng 15 đồng, Án sát Hải Dương Nguyễn Tất Đắc cúng 15 đồng, Tri phủ Từ Sơn Nguyễn Ôn cúng 1 lư hương lớn bằng đồng… Bia số 2: Bia bị mờ, không tên, 1 mặt. Khổ 132x69cm. Trán và diềm bia không trang trí hoa văn. Nội dung ghi việc đúc chuông và số tiền công đức. Việc đúc chuông, tô tượng và các hạng mục tu sửa được tiến hành từ năm Canh Thân đến tháng 5 năm Nhâm Tuất. Tên người công đức và số tiền công đức được ghi vào bia đá truyền lại mai sau như: Cụ Tuần ở tỉnh Vĩnh Yên cúng 10 đồng, Cụ Đồng ở Phù Xá Đoài cúng 10 đồng, Cụ Thượng, Cụ Án ở Nam Định cúng 10 đồng… Bia số 3: Mặt 1: Sóc Sơn hạ từ đồng tượng bi kí đề (朔山下祠銅像碑記題) Bia khổ 118x69cm, dựng vào tháng 10 năm Tân Dậu niên hiệu Khải Định (1921). Trán bia chạm lưỡng long trầu nhật, diềm bia hình tùng, cúc, trúc mai và các ô vuông hình lục lăng kết nối. Bia do Tân Mão khoa Cử nhân Đông Ngạn, Lộc Ngô Văn Bính phụng soạn. Binh bộ Thị lang nguyên Phúc Yên Thương tá, hữu dưỡng, Phù Xá Đoài Lê Khắc Hy khắc bia. Nội dung: Phù Đổng Thiên Vương được thờ ở đền Hạ. Vào thời Lê Đại Hành thân chinh xa giá đánh giặc có đi qua đây, thần ngầm báo mộng. Ngày hôm sau tiến đánh quân giặc, không đánh mà giặc tự tan. Đến ngày khải hoàn nhà vua bao phong sự linh ứng, bèn xây dựng một ngôi đền trên nền đất cũ. Trong đền thờ có một pho tượng (đền Thượng có 7 bức tượng đều được tô lại, những hạng mục như thiêu hương, bái đường, từ đó đền được trùng tu nhiều lần. Đến năm Thành Thái thứ 10 (1898), đền bị thiêu cháy hết sạch, các tượng thần cũng chẳng còn. Sau đó mọi người ủy thác cho Lê Khắc Hy trùng tân (xây lại mới). Đến tháng 11 năm Kỉ Hợi thì đền Hạ (tức đền Trình) được xây xong, qui mô như cũ. Đến năm Canh Thân niên hiệu Khải Định thứ 5 (1920) nhận thấy rằng các bức tượng gỗ đất không chịu nổi sự khắc nghiệt của những biến cố nên ông Hy cùng một số người bàn nhau đúc lại tượng bằng đồng. Công việc khởi công từ tháng 7 đến ngày 28 tháng 12 thì hoàn thành. Chi phí việc đúc tượng rất tốn kém nhưng may nhờ có hằng tâm mà tượng được đúc xong. Tượng đúc xong, người dân có chỗ chiêm bái, tỏ lòng thành kính với thần. Những người công đức được ghi tên vào bia đá để kỉ niệm. Mặt 2: Không có tên bia, trán và diềm không có hoa văn trang trí. Toàn bộ mặt hai ghi tên người công đức. Như Tuần phủ tỉnh Vĩnh Yên tên là Nguyễn Văn Giáp công đức 20 đồng. Tuần phủ tỉnh Phúc Yên là Nguyễn Năng Quốc công đức 20 đồng. Kì binh xuất đội tỉnh Phúc Yên là Trần Văn Kim công đức 5 đồng. Xã Dược Hạ công đức 30 đồng 7 hào, thôn Lương Châu công đức 20 đồng, xã Dược Thượng công đức 26 đồng Bia tại nhà khách: Theo thuyền thuyết trước kia nơi đây có một ngôi nhà khách rất khang trang làm nơi nghỉ chân cho du khách. Vì nhà khách, theo truyền thuyết trong khi xây dựng đã phạm phải long mạch nên bị thần linh núi Sóc nổi giận mà tạo thành dòng lũ cuốn trôi, chỉ còn lại tấm bia ghi việc dựng nhà khách. Hiện bia dựng trong nhà bia nổi lên giữa ao (nền cũ ngôi nhà khách xưa), trước mặt đền Thượng. Bia 4 mặt khổ 120x63x30cm. Trán bia chạm “rồng chầu mặt trời”, diềm bia hình dây hoa cúc cách điệu. Bia khắc năm Bảo Đại 14 (1939), do Nguyễn Cấp soạn, Kinh Môn phủ, Gia Lộc huyện Kính Chủ xã cục Thạch san. Mặt trước: bia Sóc Sơn khách đường bi ký (朔山客堂碑記): Đền Sóc xã Vệ Linh là nơi có dấu tích ngựa sắt của đức Phù Đổng Thiên Vương. Đền trên núi linh thiêng là do có sự thường xuyên cúng tế của nhân dân mà cũng là nhờ có bóng dáng của thần trải suốt mấy nghìn năm. Hội Đền được mở vào ngày 6, 7, 8 tháng Giêng hàng năm và ngày 11 tháng 2 tổ chức lễ cầu đảo, khách thập phương đến dâng lễ đều tỏ sự ngưỡng mộ vô cùng. Đại vương là người anh linh vĩ liệt, từ các quan viên sĩ nữ cho đến các tao nhân mặc khách khắp cả nước đều đến cung kính cầu khấn, chiêm ngưỡng… Vì thế xây nhà khách cho họ dừng chân là việc nên làm. Công việc xây dựng đã hoàn thành nên lập bia kỷ niệm và ghi tên những người công đức. Mặt sau: Bách thế lưu phương (百世留芳), nội dung ghi tên những người công đức… để trùng tu chùa. Hai mặt bên cũng ghi tên người công đức, tên người soạn văn bia và niên đại của tấm bia. Bia chùa Đại Bi: Đại Bi thiền tự (大悲禪寺) Bia không ghi niên đại, không đề tên người soạn. Bia 2 mặt, khổ 122x59cm, trên mặt bia có một số lỗ thủng. Trán bia, diềm bia trang trí hoa văn hình mây rất đẹp, chữ chân phương. Bia ca ngợi sự linh diệu của đạo Phật. Đạo Phật không tuyên truyền mê tín, mà luôn ca ngợi sự trong sáng của con người khai thông bến mê, vứt bỏ danh lợi, “nhất tâm thanh tịnh, vạn lự giai không”… Vì vậy mọi người cùng nhau xây dựng chùa Đại Bi. Nhờ hằng sản hằng tâm mà chùa đã nhanh chóng hoàn thành. Bia tạo lệ, liệt kê tên người công đức ở xã Vệ Linh, và khách thập phương. Mặt 2: Tạo lập bi ký (造立碑記): bia liệt kê ghi tên người công đức. Lăng bia ( 8 mặt ): bia ghi chép thần tích về Đổng Thiên Vương Lăng bia ở Khu di tích Đền Sóc là 1 bia 8 mặt, được coi là một công trình khá độc đáo. Mỗi mặt bia được làm từ một phiến đá rời, sau đó ghép với nhau theo hình bát giác, trên đó khắc toàn bộ thần tích đức Đổng Thiên Vương. Mặt một: được coi như bìa một cuốn truyện sự tích. Ngoài tên “truyện” Thần tích Phù Đổng Thiên Vương (神迹扶董天王) mặt này trang trí hình rồng mây chạm nổi rất đẹp. Mặt 2: bia ghi sự tích nước ta từ thời Hồng Bàng đóng đô ở Phong Châu, quốc hiệu là Văn Lang. Mười tám đời đều xưng là Hùng Vương. Sự tích Phù Đồng Thiên Vương xảy ra ở đời Hùng Hy Vương. Bia tóm tắt tiểu sử của đức Phù Đồng Thiên Vương từ lúc sinh cho tới lúc ba tuổi, gặp gỡ sứ giả. Mặt 3: tiếp tục kể sự tích của đức Phù Đổng Thiên Vương, đoạn từ khi sứ giả vui mừng về báo tin với vua cho đến khi đánh thắng giặc quay trở và hóa ở núi Ninh Sóc xã Vệ Linh. Mặt 4: dấu tích của thần còn in trên núi đá, khí lành rồng mây tụ hội vẫn còn, nhân dân bèn xây dựng đền thờ sát chùa Đại Bi là di tích đã có từ trước. Lại lấy xã Vệ Linh là dân tạo lệ, quanh năm thờ cúng. Đến triều Lê Đại Hành có thiên sự bắc đạo là Ngô Chân Lưu hiệu Khuông Việt có lần dừng chân nơi đây được thần báo mộng bèn bỏ tiền sai thợ khắc tượng để thờ. Khoảng năm Phúc Nguyên (980) quân Tống đánh vào châu Vũ Nhai nhà vua tự mình xa giá đi đánh giặc cũng cho người đến đây cầu đảo. Nhờ thần linh ứng mà ngày hôm sau tiến đánh quân giặc hoàn toàn thắng lợi. Ngày khải hoàn nhà vua xây dựng một ngôi đền thờ trên nền ngôi đền cũ và phong là Phù Thánh Đại Vương. Trải nhiều đời, thần đều được các triều sắc phong. Mặt 5: ca ngợi sự linh ứng của thần. Trong lúc vận nước lâm nguy thì phù hộ đuổi giặc ngoại xâm, khi bình yên thì phù hộ mùa màng cho tươi tốt, nhân dân no đủ. Bia cũng cho biết việc soạn sự tích và công lao trên của thần phía trên là do Cử nhân khoa Tân Mão Ngô Văn Bính người xã Lộc kính soạn. Phần cuối mặt bia này có phần ghi thêm: Thần tích này đã có từ trước nhưng mới chỉ được chép trong sách mà cất đi, ít người biết đến. Nên ông Hy cùng với quan phủ Đa Phúc sau khi đúc xong bức tượng đồng thờ Phù Đồng Thiên Vương đã cùng nhau khắc bản thần tích vào bia đá để thờ và cũng là để nhân dân có dịp chiêm ngưỡng. Mặt 6: bia ghi các tục lệ thờ cúng hàng năm như vào ngày 7 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2… Bia liệt kê các tổng, xã, thôn phụng thờ ở Đền Sóc. Mặt 7: bia gồm 2 phần: phần một tiếp tục ghi các lệ thờ cúng, cách thức chuẩn bị lễ vật trong từng ngày lễ. Phần 2: bia điểm lại từng lần trùng tu. Trong đó đáng chú ý là các đợt trùng tu xây dựng lại đền Hạ vào năm Thành Thái thứ 11 (1899), Năm Duy Tân thứ 6 (1912) sửa chữa đền Thượng, năm Duy Tân Thứ 7 (1933) chữa miếu thờ Tiên mẫu, năm Duy Tân thứ 8 sửa lại Bái đường ở đền Thượng… Mặt 8: là một bài văn ca ngợi sự anh linh của thần núi Ninh Sóc và của đức Phù Đổng Thiên Vương do Lê Khắc Hy soạn. Trong đó có đoạn “Núi Sóc trập trùng, sông Nguyệt cuộn sóng, chính khí hưng vượng có ở khắp mọi nơi, khí tốt vẫn ngút ngàn bay như xưa giúp vua đánh giặc vậy”. II. Chuông: Quang Phổ tự chung (光普寺鍾 ) Chuông cao 108cm (không kể quai) đường kính 57cm, phía trên được đúc nổi 4 chữ ở 4 mặt chuông theo thứ tự từ trái sang phải, đánh dấu thứ tự văn bản, chữ khắc nông, mảnh. Khoang dưới chạm hoa văn rồng và mây, đầm sen, bướm lượn, cách trang trí giống như các chuông cùng thời, không có gì khác biệt. Nội dung chuông nói về giáo lý đạo Phật, công dụng tiếng chuông, và lý do đúc chuông, phần cuối liệt kê tên những người công đức. Chuông do bản huyện Doãn Hoa lĩnh tước Tử Nguyễn Xuân Vịnh cẩn chí. Chuông đúc ngày 5 tháng 3 năm Minh Mệnh 13 (1832). Cuối minh văn có bài kệ rằng: “Văn chi đại hùng Xiển từ phát mông Kỳ thanh vi chung Nhất cổ nhi thành Kỳ chất kiên trinh Nhất âm đồng khanh Hựu thượng tứ huyền Thượng đạt cửu vân Hạ giác tam thiên Giáo dĩ thanh chương Phúc ngã trà thương Thành hựu an khang Công đức vô biên Ức vạn niên Viễn chung tương truyền”. (Hùng tráng xiết bao Lòng từ rộng mở Là nhờ tiếng chuông Một tiếng trống khua Tiếng sao rắn chắc Tiếng chuông thánh thót Lơ lửng giữa trời Trên thấu chín tầng Dưới thông vạn dặm Tiếng tăm vang dội Phúc thật rỡ ràng Tạo chốn an khang Công đức vô vàn Ngàn vạn năm sau Tiếng chuông khua mãi). III. Vài nhận xét về giá trị văn hóa - lịch sử - Việc nghiên cứu hệ thống văn bia và chuông hiện còn tại khu di tích góp phần làm rõ sự tích, lịch sử hình thành, phát triển của Khu di tích đền Sóc trong lịch sử. Những đóng góp to lớn của các vị tiền nhân trong việc huy động sức người, của cải, ruộng đất để xây dựng khu di tích. - Việc nghiên cứu định lệ thờ cúng hàng năm qua nội dung văn bia có giá trị rất thiết thực trong việc khôi phục lại văn hóa dân gian truyền thống. - Những văn bia hiện còn đã cung cấp thêm liệu xác thực cho việc nghiên cứu về sự thay đổi địa giới hành chính cấp thôn, xã tại địa phương. Thông báo Hán Nôm học 2006 (tr.548-556) . MỘT SỐ TƯ LIỆU HÁN NÔM HIỆN CÒN MỘT SỐ TƯ LIỆU HÁN NÔM HIỆN CÒN TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN SÓC TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN SÓC (Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) (Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, . Sơn, Hà Nội) TRẦN XUÂN PHƯƠNG Viện Nghiên cứu Hán Nôm Vừa qua, trong đợt công tác sưu tầm tư liệu Hán Nôm trên địa bàn huyện Sóc Sơn chúng tôi đã đến khu di tích Đền Sóc ở xã Phù Linh. Đền Sóc. có thêm tư liệu tham khảo. Quần thể di tích Đền Sóc gồm 6 điểm thờ: 1- Đền Trình: thờ Thần linh núi Sóc 2- Đền Mẫu: thờ mẹ thân sinh Thánh Gióng 3- Đền Thượng: thờ Phù Đổng Thiên Vương 4- Chùa

Ngày đăng: 01/07/2014, 10:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan