Tóm tắt thuật ngữ, mô tả hệ thống E.Learning

3 499 1
Tóm tắt thuật ngữ, mô tả hệ thống E.Learning

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tóm tắt thuật ngữ mô tả hệ thống e-Learning Đặc điểm bài giảng e-Learning o Online và offline  Hệ thống online học trực tuyến, qua việc truy cập Internet vào website.  Hệ thống offline học ngoại tuyến. Bài giảng có thể chứa trong đĩa CD, USB, ổ cứng … và người học không cần truy cập Internet. o Đồng bộ và không đồng bộ  Đồng bộ hay thời gian thực: Người học và người giảng tương tác trực tiếp, trao đổi tức thì, thời gian thực (real time), có độ trễ tương tác gần như bằng 0.  Trao đổi không đồng bộ là trao đổi không xẩy ra ngay lập tức, không phải thời gian thực, có độ trễ lớn và không xác định. Thí dụ trao đổi qua e-mail là dạng không đồng bộ. o Mục đích chính của e-Learning là giúp người học tự học là chính, có thể học ở mọi nơi (any where), mọi lúc (any time)… o Bài giảng có thể chứa bài trình chiếu, tuy nhiên còn tích hợp đa phương tiện như âm thanh, tiếng nói giảng bài, video, hình ảnh, thí nghiệm ảo, phần mềm phỏng, bảng trắng … o Hoạt động giảng dạy có cả phần thuyết trình bài giảng, phần kiểm tra đánh giá trắc nghiệm (với nhiều kiểu trắc nghiệm khác nhau như chọn một ô đúng multi choice, điền khuyết, ghép đôi, đúng sai, nghe hiểu…), phần hỏi đáp giữa học viên và người hướng dẫn, giáo viên… 2. Công cụ tạo bài giảng (Authoring tools): Là các công cụ giúp giáo viên soạn bài giảng một cách thuận tiện, nhanh chóng. 3. Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System): Là hệ thống quản lý quá trình học tập của người học, nguồn tài nguyên học tập. 4. Lớp học ảo: Virtual classroom, là một môi trường web, một trang web trong đó người giảng giảng bài và người học có thể tham dự, trao đổi trực tuyến. 5. Giáo án (Lesson plan): là kế hoạch, tiến trìn lên lớp giảng bài của giáo viên. Cần tránh nhầm lẫn với khái niệm bài trình chiếu là các slide của powerpoint. Mẫu giáo án mang tính gợi ý được để trên website http://edu.net.vn/media Sản phẩm dự thi và một số yêu cầu 1. Yêu cầu chung • Các sản phẩm dự thi được đóng gói vào đĩa CD có nhãn đĩa ghi rõ thông tin của sản phẩm dự thi (xem phần hướng dẫn tham gia cuộc thi). • Tất cả các sản phẩm đều hướng tới phục vụ người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc bằng cách tự học; • Tất cả các sản phẩm dự thi đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về nguồn gốc của tư liệu tham khảo, đường link tới nguồn tham khảo; (Khi cần Ban tổ chức có thể hỗ trợ mua bản quyền khai thác và sử dụng); • Sản phẩm dự thi đoạt giải hay không đoạt giải đều được sử dụng cho mục đích chia sẻ, dùng chung và không lợi nhuận; • Khuyến khích sử dụng mã nguồn mở; • Tài liệu được soạn thảo với phần mềm OpenOffice writer hoặc MS word, phông chữ Times New Romans, cỡ chữ 14. Các loại sản phẩm dự thi bao gồm các thành phần sau: 1. Bài giảng e-Learning: Bài giảng e-Learning, được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (Authoring tool), tuân thủ chuẩn SCORM, AICC như phần mềm tạo bài giảng điện tử e-Learning LectureMAKER (Cục CNTT cấp), phần mềm PowerPoint kết hợp với Presenter, PPT2flash, Articulate và các phần mềm khác như Adobe Connect, Adobe Captivate, Adobe Authorware, MS Producer (phiên bản beta 2010) Thuyết minh cần ghi rõ tên công cụ soạn bài giảng là gì? o Giáo án đi kèm. o Bài giảng được xây dựng theo chương, theo bài, theo cả chương trình môn học hoặc theo đun, không nhất thiết là cả một chương trình hoàn chỉnh theo khối lớp; o Thành phần thí nghiệm ảo: Là các phần mềm hoặc đun phần mềm phỏng hoạt động của thí nghiệm thật. Thí dụ: các đun Java applet, interactive flash video. o Dạng xuất bản và công bố bài giảng: có thể xuất ra các dạng: CD (offline), web (online), pdf (textbook); o Câu hỏi trắc nghiệm tương tác để củng cố kiến thức. 2. Website e-Learning o Website e-Learning thể hiện môi trường trực tuyến tổng hợp chứa các bài giảng điện tử e-Learning nói trên; nên có chứa hệ thống quản lý học tập LMS như Moodle (phần mềm mã nguồn mở); o Website chứa phòng học ảo như Adobe Connect; o Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung trên website; o Đường link đến website; o Website trên localhost, copy vào đĩa CD để test. 3. Bài trình chiếu MS powerpoint hoặc OOO Impress hỗ trợ giảng dạy o Bài trình chiếu hỗ trợ giảng dạy 6 môn học (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh và Tin học); o Giáo án; o Phần thuyết minh bài giảng cùng các tư liệu hỗ trợ. Nếu sử dụng phần mềm đặc biệt, thì phải gửi kèm đường link đến địa chỉ download phần mềm hoặc gửi đĩa cài đặt chương trình. 4. Sách giáo khoa điện tử thể hiện qua công cụ wikipedia hoặc PDF có chỉ mục; Quy định sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm dự thi 1. Quy định sản phẩm dự thi o Sản phẩm dự thi cần ghi rõ trong bản thuyết minh là đã đoạt giải cuộc thi nào, giải cấp nào, thời gian đoạt giải. Song bài giảng trong cuộc thi này cần là bài làm mới, theo công nghệ mới. o Sản phẩm phải kèm theo đủ các phần mềm hỗ trợ để có thể tương thích và chạy bình thường trên môi trường của hệ điều hành hiện có. Phông chữ Unicode, Times New Roman, cỡ chữ 14. 2. Yêu cầu với sản phẩm bài giảng điện tử e-Learning o Sản phẩm là bài giảng e-Learning phải được xây dựng trên các công cụ hỗ trợ đóng gói sản phẩm theo chuẩn SCORM hoặc AICC; o Nội dung và kiến thức bài giảng: kiến thức cơ bản, trọng tâm, nội dung chính xác, ví dụ phong phú; o Sản phẩm đảm bảo phải đầy đủ nội dung mà ban tổ chức yêu cầu như bài giảng e-Learning, giáo án, thuyết minh bài giảng; o Kế hoạch bài giảng: thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, tiến trình bài giảng các hoạt động thầy và trò, thể hiện mối liên kết nội dung giữa các bài học mới cũ; o Tích hợp CNTT: các tư liệu hỗ trợ bài giảng, kết hợp tương tác giữa thầy và trò qua CNTT, sử dụng các phần mềm khác hỗ trợ, đảm bảo tính thẩm mỹ và sư phạm; o Khuyến khích xây dựng bài giảng có nhiều tương tác, có hình ảnh video, audio đi kèm, thu hình giáo viên giảng bài trực tiếp. o Sản phẩm được nộp đúng địa chỉ và trước thời hạn kết thúc; 3. Yêu cầu với sản phẩm là website e-Learning, sách giáo khoa điện tử, thí nghiệm ảo o Website e-Learning hỗ trợ cập nhật nội dung bài giảng e-learning theo chuẩn SCORM và ACCI; o Nội dung cung cấp trên website là các bài giảng theo từng môn học cụ thể như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh văn và Tin học; o Sách giáo khoa điện tử xây dựng trên nền wikipedia hoặc *.pdf (đầy đủ chỉ mục, liên kết); o Các thí nghiệm ảo phải đúng với nội dung và kiến thức trong tài liệu; o Tổng hợp và phỏng lịch sử văn hóa địa phương. 4. Yêu cầu với sản phẩm là các bài trình chiếu o Nội dung và kiến thức: kiến thức cơ bản, trọng tâm, nội dung chính xác, ví dụ phong phú; o Sản phẩm đảm bảo phải đầy đủ nội dung mà ban tổ chức yêu cầu như tệp trình chiếu, giáo án, thuyết minh bài giảng; o Kế hoạch bài giảng: thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, tiến trình bài giảng các hoạt động thầy và trò, thể hiện mối liên kết nội dung giữa các bài học mới cũ; o Tích hợp CNTT: các tư liệu hỗ trợ bài giảng, kết hợp tương tác giữa thầy và trò qua CNTT, sử dụng các phần mềm khác hỗ trợ, đảm bảo tính thẩm mỹ và sư phạm; o Khuyến khích xây dựng tệp trình chiếu có tương tác, có hình ảnh video, audio đi kèm, thu hình giáo viên giảng bài trực tiếp. . Tóm tắt thuật ngữ mô tả hệ thống e- Learning Đặc điểm bài giảng e- Learning o Online và offline  Hệ thống online học trực tuyến, qua việc truy cập Internet vào website.  Hệ thống offline. điện tử e- Learning LectureMAKER (Cục CNTT cấp), phần mềm PowerPoint kết hợp với Presenter, PPT2flash, Articulate và các phần mềm khác như Adobe Connect, Adobe Captivate, Adobe Authorware, MS. 2. Website e- Learning o Website e- Learning thể hiện môi trường trực tuyến tổng hợp chứa các bài giảng điện tử e- Learning nói trên; nên có chứa hệ thống quản lý học tập LMS như Moodle (phần

Ngày đăng: 01/07/2014, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan