đào tạo nhân lực cho các bến cảng container ở việt nam

4 519 2
đào tạo nhân lực cho các bến cảng container ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHO CÁC BẾN CẢNG CONTAINER VIỆT NAM TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Bộ môn Kinh tế Vận tải – Du lịch Khoa Vận tải – Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo trình bày những đặc điểm nổi bật của bến cảng container, bao gồm các khu chức năng, các trang thiết bị, công nghệ quản lý và khai thác hiện đại. Với các đặc điểm đó đòi hỏi lao động của cảng các vị trí công việc khác nhau phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc mới có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng. Bài cáo cũng trình bày một số hạn chế nổi bật của đội ngũ lao động đang làm việc tại các bến cảng container của Việt Nam. Điều này cho thấy họ cần được đào tạo để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu của nhân lực cảng container nói chung. Summary: This acticle presents highlight features of container terminals, including: function areas, modern facilities, management and operation technologies. Port labours working at different positions, thetefore, are required to have sufficient professional and competence to perform their duties well so as to greatly contribute to increase the effectiveness of management and operation in their container terminals. This article also shows some strong weaknessess of workforce working at Vietnam container terminal. Hence, it is necessary for them to be trained to improve their specialist knowledge in order to meet the demand of workforce in container terminal in general. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cảng biển nói chung và cảng container nói riêng đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong dây chuyền vận tải biển phục vụ lưu thông hàng hóa xuất, nhập khẩu. Hiệu quả khai thác và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng của cảng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ nhân lực cảng. Trong điều kiện của Việt Nam, đội ngũ nhân lực đang làm việc tại các bến cảng container còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu phục vụ tàu và hàng container. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của các cảng, do đó cần nâng cao kiến thức nghiệp vụ phục vụ container tại các bến cảng container của Việt Nam II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đã kéo theo nhu cầu buôn bán thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các quốc gia. Vận tải container đường biển là phương thức vận tải rất kinh tế, đã đáp ứng các yêu cầu của nhà xuất nhập khẩu về tiết kiệm chi phí tiền bạc và thời gian vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ, giao nhận ; đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình lưu thông, do đó vận tải container đường biển góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu của đất nước. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ vận tải đã có những thay đổi đáng kể bao gồm cả khâu vận chuyển và các dịch vụ tại cảng biển. Cảng container là cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải biển, với vai trò này cảng container được quy hoạch theo các khu chức năng chính như sau: - Khu cầu bến: gồm hệ thống cầu tàu và trang thiết bị chuyên dụng (Quay Gantry Cranes thế hệ Panamax, Post Panamax và Super Post Panamax), xếp dỡ container phục vụ tàu trọng tải 4.000 TEU đến 10.000 TEU. - Hệ thống bãi CY (Container Yard): Bao gồm các khu đất được quy hoạch phân chia khoa học theo chiều hàng xuất, nhập, bãi container rỗng, container lạnh để lưu giữ container trong thời gian lưu cảng. Tại đây thiết bị xếp dỡ chính có tính chuyên dụng thường được sử dụng phục vụ container gồm RTG (Ruber Tired Gantry crane), RMG (Rail Mounted Gantry Crane) kết hợp hệ thống Chassi và đầu kéo vận chuyển container giữa cầu tàu và bãi. - Kho CFS (Container Freight Station): Kho đóng rút và bảo quản hàng hóa trong Container loại LCL (Less than Container Load), xe nâng công suất nhỏ thường được sử dụng phục vụ đóng rút hàng tại kho này. - Khu cổng giao nhận (Gate): Khu vực được bố trí tại vị trí tiếp giáp giữa địa phận cảng và khu vực giao thông công cộng. Tại các cảng hiện đại khu vực giao nhận được thiết lập gồm nhiều làn xe, tại mỗi làn xe lắp đặt trang thiết bị hiện đại (thiết bị nhận dạng bằng cảm quang, sóng âm thanh ) nhằm kiểm soát lái xe, phương tiện chuyên chởcontainer ra vào cảng. Chức năng của khu này không chỉ kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của phương tiện, hàng hóa ra vào cảng, mà thông qua kiểm soát thu nhận thông tin phục vụ điều hành giao nhận container trong bãi. Các hoạt động khai thác cảng phục vụ tàu và hàng container đến cảng đòi hỏi được điều hành, quản lý, giám sát liên hoàn giữa các khu chức năng nhằm quản lý và khai thác nguồn lực của cảng đạt hiệu quả cao, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Để đáp ứng yêu cầu này, các cảng container hướng tới tính hiện đại trong quản lý và khai thác cảng. Các cảng sẽ phải trang bị các thiết bị xếp dỡ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại. Công nghệ thuyền thông thông tin hiện đại thường được các cảng Container hiện đại áp dụng gồm: công nghệ truyền thông dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange), công nghệ truyền thông WIFI với các hệ thống phần mềm phục vụ quản lý và khai thác cảng (hệ thống nhận dạng thiết bị, container bằng sóng âm thanh RFID - Radio Frequency Identity; hệ thống xác định vị trí thực tại của container RTLS - Real Time Location System; hệ thống khai thác bến container tự động SPARCS N4; hệ thống xếp dỡ container tự động trong bãi MACH (Marine container Handling System) Như vậy, các cảng container khi vận hành khai thác muốn đạt hiệu quả cao, cung cấp chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng đòi hỏi đầu tư lớn trang thiết bị tiên tiến, mua các phần mềm quản lý và khai thác hiện đại, tuy nhiên cần phải đầu tư cho đội ngũ nhân lực của cảng để họ có đủ trình độ tiếp cận các công nghệ quản lý, khai thác tiên tiến hiện đại, có kỹ năng nghiệp vụ thực hiện các tác nghiệp điêu luyện. Chỉ khi cảng đáp ứng các yêu cầu đó mới đảm bảo không lãng phí nguồn lực đầu tư và khai thác cảng container. Nguồn nhân lực để vận hành cảng container có thể chia ra:  Lao động trực tiếp, bao gồm lao động theo nghề nghiệp:  Công nhân vận hành thiết bị (lái cẩu bờ, cẩu bãi, xe nâng, đầu kéo ): Các lao động này đòi hỏi chuyên môn vận hành thiết bị xếp dỡ hoặc vận chuyển, có kiến thức về phương tiện vận tải và container đường biển, kiến thức ngoại ngữ và kỹ năng tin học để sử dụng thiết bị và khai thác phần mềm ứng dụng trong quản lý và điều hành khai thác cảng container.  Nhân viên giao nhận: Thực hiện nhiệm vụ giao nhận container tại cầu tàu, tại bãi, tại khu vực cổng. Do vị trí thực hiện nhiệm vụ có khác nhau nên các nhiệm vụ cụ thể của nhân viên giao nhận có khác nhau. Tuy nhiên họ đều được yêu cầu có nghiệp vụ giao nhận hàng hóa, kiến thức về vận tải biển, khai thác cảng container, có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học để sử dụng thiết bị và khai thác phần mềm quản lý và khai thác cảng có liên quan.  Công nhân bốc xếp: Là đội ngũ lao động liên quan trực tiếp đến công việc tại kho CFS thực hiện nhiệm vụ khuân vác, đóng gói, thu gom hàng hóa để đóng vào container hoặc dỡ ra khỏi container. Các lao động này phải có nghiệp vụ bốc xếp hàng hóa ra vào container, kiến thức về hàng hóa vận chuyển đường biển, có ngoại ngữ và trình độ tin học để nắm bắt các thông tin về hàng hóa xếp dỡ trong kho CFS.  Lao động quản lý:  Ban lãnh đạo;  Nhân viên các phòng ban: Đội ngũ lao động này thực hiện các nhiệm vụ làm kế hoạch, quản lý lao động, tiền lương cho lao động cảng, quản lý vật tư, tài sản, Đối với các lao động này đòi hỏi có trình độ nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn về vận tải biển và khai thác cảng container, có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học tốt để sử dụng thiết bị và khai thác tốt các thông tin quản lý. Nhân viên văn phòng khi được trang bị các chuyên môn và nghiệp vụ đó, họ sẽ thực hiện tốt chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo ra quyết định thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cảng. Trong điều kiện của Việt Nam, các cảng container theo đúng nghĩa của nó đang được hình thành, một số cảng có tiềm lực lớn về xếp dỡ container của đất nước như Công ty Tân cảng Sài Gòn; bến container quốc tế Việt Nam (VIC); cảng Chùa Vẽ Hải Phòng đã trang bị thiết bị xếp dỡ hiện đại như cần cẩu giàn xếp dỡ tại cầu tàu, cẩu khung bánh lốp (RTG), hoặc cẩu khung chạy trên ray (RMG), xe nâng khung (Schaddle Carrier), tuy nhiên số lượng cần cẩu chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu phát triển của cảng hiện tại cũng như trong tương lai. Nhân lực của các bến cảng container của Việt Nam hiện nay có nhiều bất cập, trình độ chuyên môn về vận tải container đường biển và đặc biệt là kiến thức về khai thác cảng container chưa được đào tạo căn bản và chuyên sâu, chỉ mang tính huấn luyện, bồi dưỡng. Một số cảng đã ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông hiện đại EDI, Wiless phục vụ quản lý và khai thác cảng (Tân cảng, Hải Phòng, VIC) tuy nhiên chưa đồng bộ. Trong quá trình các cảng khai thác công nghệ hiện đại có nhiều bất cập nảy sinh, một trong nguyên nhân lớn từ nhân lực của cảng. Lao động quản lý chưa có nhiều kiến thức về quản lý cảng hiện đại với nhiều thiết bị tiên tiến, kết hợp ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại, do đó hiệu quả quản lý và khai thác cảng chưa được như mong muốn. Đội ngũ lao động trực tiếp (nhân viên vận hành thiết bị, nhân viên giao nhận) chưa được đào tạo chuyên sâu về khai thác cảng container, tiếp cận công nghệ khai thác và quản lý hiện đại tỏ ra lúng túng, có nhiều sai sót, nhẫm lẫn. Các bất cập trên đã gây lãng phí nguồn lực của cảng, tăng chi phí, tăng giá thành xếp dỡ và giá thành lưu kho bãi, dẫn đến hiệu quả khai thác cảng không cao, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng thấp, kém tính cạnh tranh so với các cảng khác trong khu vực. Từ những bất cập về nhân lực trên cho thấy, các cảng cần tăng cường công tác đào tạo nhân lực cho đội ngũ lao động của mình tại các trường đại học hoặc trường nghiệp vụ để nâng cao kiến thức chuyên môn về khai thác cảng container. III. KẾT LUẬN Do đặc thù mang tính chuyên dụng và hiện đại của bến cảng container, đòi hỏi nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển, song điều không kém phần quan trọng là sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực cảng. Trường Đại học Giao thông Vận tải thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đào tạo ngành Kinh tế vận tải thủy - bộ, và sắp tới đào tạo ngành vận tải biển là những ngành trang bị cho người học kiến thức về quản lý và khai thác cảng thủy nói chung và cảng container nói riêng. Trường cũng sẽ hợp tác với các đơn vị cảng, bồi dưỡng nghiệp vụ về vận tải biển và khai thác cảng container cho lực lượng lao động của cảng. Với các kiến thức được đào tạo tại trường giúp lao động của cảng nâng cao trình độ căn bản và chuyên sâu về khai thác và quản lý cảng container, góp phần nâng cao hiệu quả lao động, tăng hiệu quả khai thác cảng, tăng tính cạnh tranh với các cảng trong khu vực. Tài liệu tham khảo [1]. China Intermadal Transpot services to the Interrio Project (2003) Advisory 2 “Hi - Tech Solution for Container Terminal Management”, webesite: http://www.htsol.com/Services to Intermadal Transport Services Provider, Operation Manual, China. [2]. “Market Driven Control Terminal Management”, website: http://www.ide.hk- r.se/~pdv/Papers/COMPIT2003.pdf . [3]. “Automated Transport Systems For Container Terminal”, website: http://www.gottwald.com/gottwald/export/gottwal dsite/de/news/pdf/AGV_Prospekt_uk.pdf ♦ . vụ cung cấp cho khách hàng của cảng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ nhân lực cảng. Trong điều kiện của Việt Nam, đội ngũ nhân lực đang làm việc tại các bến cảng container còn. cạnh tranh so với các cảng khác trong khu vực. Từ những bất cập về nhân lực trên cho thấy, các cảng cần tăng cường công tác đào tạo nhân lực cho đội ngũ lao động của mình tại các trường đại học. và hàng container. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của các cảng, do đó cần nâng cao kiến thức nghiệp vụ phục vụ container tại các bến cảng container của Việt Nam II.

Ngày đăng: 01/07/2014, 00:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan