cơ chế tác dụng và điều trị của sóng ngắn

7 1.5K 34
cơ chế tác dụng và điều trị của sóng ngắn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHẾ TÁC DỤNG VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA SÓNG NGẮN 1. Tương tác giữa sóng ngắn và thể sống Bản chất của sóng ngắn chính là điện trường cao tần, mà thể sống là một môi trường dẫn điện vì cấu trúc có H 2 O, muối, ion âm, ion dương,…Nên khi đặt phần thể vào giữa điện từ trường cao tần này, trong thể sẽ xuất hiện dòng dẫn và dòng dịch chuyển. - Dòng dẫn : sinh ra nhiệt do điện trở của mô. Nhiệt sinh ra theo công thức sau : Q = I 2 . R.t Trong đó Q : năng lượng nhiệt ( J) I : cường độ dòng dẫn ( A) R : điện trở (Ω ) t : thời gian (s) - Dòng dịch chuyển : thực chất không phải là dòng điện mà do sự phân cực của tổ chức. Trong thể, đa số các tổ chức đều có màng ngăn cách giữa các phận với nhau hoặc các tổ chức riêng biệt, chia các tổ chức ra thành những ngăn độc lập. Nên khi có điện trường ngoài áp vào, thì các ion sẽ tích tụ trên tế bào, mô sống, trong các tổ chức sinh vật, tạo ra quá trình phân cực điện dưới tác dụng của điện trường ngoài 1 Hình 1 . Sự phân cực trong tổ chức sống Tương quan giữa dòng dẫn và dòng dịch chuyển sinh ra trong tổ chức như một mạch điện với một điện trở và một tụ điện mắc song song của một điện thế xoay chiều. Hiệu ứng điện đối với mỗi tổ chức phụ thuộc vào hằng số điện môi và độ dẫn điện của tổ chức đó. Sau đây là đồ thị thể hiện sự phụ thuộc vào tần số của hằng số điện môi và độ dẫn điện của mô : Qua đồ thị trên, ta thấy ở điện trường tần số cao ( xét trong khoảng 10 6 Hz  10 7 Hz ) tương quan giữa hằng số điện môi và độ dẫn điện của máu, cơ, mỡ như sau : - Hằng số điện môi : gần bằng nhau và giá trị nằm trong khoảng ( 0, 1 ) - Độ dẫn điện : máu > > mỡ Điện trở của mô thì tỷ lệ nghịch với độ dẫn điện nên khi xét về mặt điện trở thì mỡ > > máu. Do đó dòng dẫn trong mỡ sẽ lớn nhất và năng lượng nhiệt sinh ra trong mỡ cũng là lớn nhất gấp khoảng 13 lần và máu. 2 Nhiệt độ tăng lên của mô khi hấp thụ sóng ngắn có liên quan đến hiệu quả điều trị. Cụ thể như sau : ΔT = 1 0 C : chống viêm và tăng trao đổi chất, chuyển hoá ΔT = 2 – 3 0 C : giảm đau và giảm co cứng ΔT = 3 – 4 0 C : giãn mạch máu, tăng vi tuần hoàn Áp dụng công thức sau : ΔT C tSAR).( = (1) Trong đó : ΔT ( 0 K) là nhiệt độ gia tăng hấp thụ sóng ngắn SAR ( W/kg ) t ( s) : thời gian hấp thụ sóng ngắn C ( J/Kg. 0 K) : nhiệt dung riêng của mô Tiêu chuẩn Châu Âu quy định SAR ≤ 4 W/ Kg Ta có SAR được tính theo công thức sau : ρ σ 2 .E SAR = (2) Với σ (S/m): độ dẫn điện của mô E ( V/m): cường độ điện trường ρ (kg/m 3 ): khối lượng riêng của mô Thay (2) vào (1) ta được 3 C tE T . 2 ρ σ =∆ 2. Tác dụng điều trị của sóng ngắn - Tác dụng giảm đau : sóng ngắn làm khử cực màng tế bào gây ức chế cảm giác đau của các hạch giao cảm ở cổ và thắt lưng, giãn và giảm trương lực vân. - Tác dụng chống viêm : Năng lượng sóng điện từ làm cho các ion, phân tử chuyển động, thực bào hoạt động mạnh dẫn đến tăng khả năng di chuyển và thực bào, tăng bạch cầu đến tổ chức viêm. - Tác dụng đối với mạch máu : tăng tuần hoàn cục bộ, tăng cường lưu lượng máu lưu thông, giảm ứ đọng. - Tác dụng lên hệ thần kinh vận động : khi kết hợp giữa sóng ngắn và vận động thì sẽ kích thích các dây thần kinh vận động. - Tăng khả năng hấp thụ và chuyển hoá : tế bào có khả năng hấp thụ năng lượng từ dao động điện từ trường và sử dụng năng lượng này để thực hiện cho việc chuyển hoá. - Kích thích sinh trưởng, tái tạo tế bào. - Kích thích tế bào tổng hợp tế bào sụn. 3. Chỉ định - Tổn thương, chèn ép các dây thần kinh - Phục hồi các tổn thương mô mềm. - Phục hồi dây chằng bị tổn thương - Giảm đau cấp tính và mãn tính - Hoại tử ở hông, đùi. - Bệnh Leqq – Perthes. - Giảm co và đau trong bệnh lý thoái hoá khớp - Điều trị bong gân. - Chống viêm cấp tính và mạn tính. 4 - Viêm khớp xương mãn tính. 4. Chống chỉ định - Không dùng cho bệnh nhân mang máy tạo nhịp tim, thể có cấy ghép kim loại. - Phụ nữ mang thai. - Không dùng cho người có u ác tính - Không dùng cho bệnh nhân có bệnh lý chảy máu. - Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn. - Tránh điều ở vùng bụng hoặc vùng xương chậu khi bệnh nhân đang trong chu kỳ kinh nguyệt. - Không điều trị cho bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ, nghẽn mạch. - Không dùng sóng ngắn điều trị khi đã chụp X – quang hay xạ trị trong 6 tháng trước. - Không dùng sóng ngắn trên những mô đặc biệt như mắt, tinh hoàn,… 5. Liều tác dụng của sóng ngắn Liều tác dụng của sóng ngắn phụ thuộc công suất phát của thiết bị, diện tích đầu phát, vị trí đặt đầu phát và mức cảm nhận nhiệt của bệnh nhân. Trong điều trị thường chia thành 4 loại liều : • Không ấm : Công suất dưới 40 W • Hơi ấm : Công suất khoảng 50 – 70 W • Ấm : Công suất khoảng 70 – 100 W • Hơi nóng : Công suất khoảng 100 – 150 W Trên 150 W sẽ gây ra cảm giác nóng, rất ít khi sử dụng liều điều trị này. Thời gian điều trị 1 lần khoảng 5 – 20 phút tuỳ thuộc vào bệnh lý cấp tính hay mãn tính. Cấp tính thì thời gian ngắn, mãn tính để thời gian lâu hơn, 1 liệu trình khoảng 10 – 15 lần, có thể 1- 2 ngày/ 1 lần. Một vài vùng điều trị thường gặp : • Vùng mũi, khoang mũi : điện cực cách da 0.5 – 1 cm, liều hơi ấm. • Vùng tai : 1 cm, liều hơi ấm 5 • Vùng ngực : 3 cm, liều hơi ấm • Khớp : 1 – 3 cm, liều hơi nóng • Bề mặt vết thương : diện tích điện cực phải lớn hơn diện tích vết thương, điện cực đặt chỗ vết thương cách 1 – 2 cm, điện cực đặt đối diện cách da 3 – 4 cm, liều hơi ấm. • Ổ viêm nhiễm : đặt điện cực tương tự như với bề mặt vết thương, liều ấm. 6. Các vấn đề an toàn khi điều trị Trước khi tiến hành điều trị cần chú ý các điểm sau : độ nhạy nhiệt của bệnh nhân không bị suy giảm bởi thuốc giảm đau, lấy các vật dụng kim loại ra khỏi người bệnh nhân như nhẫn, đồng hồ, kính có vành bằng kim loại, … - Làm sạch vùng da cần điều trị, da phải khô. - Nếu bệnh nhân mang máy trợ thính thì phải tháo ra trước khi điều trị và trong quá trình điều trị phải liên tục hỏi bệnh nhân về các cảm giác nhiệt như : ấm nhẹ hay dễ chịu,… - Ghế cho bệnh nhân ngồi không được làm bằng kim loại. - Không cho phép bệnh nhân chạm vào máy khi đang điều trị. 7. Các nguy hiểm khi dùng quá liều a) Bỏng mô Nhiệt do sóng ngắn tạo ra thường ở các mô sâu bên trong, mà các mô này thường có độ nhạy nhiệt kém nên khi hấp thụ quá liều hay nhiệt phân bố không đồng nhất trong mô sẽ làm cho mô bị bỏng. b) Quái thai Khi chiếu sóng ngắn vào bệnh nhân đang mang thai thì thai nhi có khả năng bị quái thai. c) Ảnh hưởng đến tuyến sinh dục Hấp thụ bức xạ của sóng ngắn có thể làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn dẫn đến vô sinh. Tương tự, nếu buồng trứng bị hấp thụ nhiệt cũng dẫn đến vô sinh. 6 7 . CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA SÓNG NGẮN 1. Tương tác giữa sóng ngắn và cơ thể sống Bản chất của sóng ngắn chính là điện trường cao tần, mà cơ thể sống. cấu trúc có H 2 O, muối, ion âm, ion dương,…Nên khi đặt phần cơ thể vào giữa điện từ trường cao tần này, trong cơ thể sẽ xuất hiện dòng dẫn và dòng dịch chuyển. - Dòng. phải là dòng điện mà do sự phân cực của tổ chức. Trong cơ thể, đa số các tổ chức đều có màng ngăn cách giữa các cơ phận với nhau hoặc các tổ chức riêng biệt, chia các

Ngày đăng: 30/06/2014, 16:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan