Tình hình diễn biến và xu thế của đời sống tôn giáo thế giới hiện nay

21 6K 35
Tình hình diễn biến và xu thế của đời sống tôn giáo thế giới hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình diễn biến xu thế của đời sống tôn giáo thế giới hiện nay Khái quát tình hình, thực trạng của tôn giáo Tình hình, thực trạng - Từ khi xuất hiện đến nay, tôn giáo luôn luôn biến động phản ánh sự biến đổi của lịch sử. Một tôn giáothể hưng thịnh, suy vong, thậm chí mất đi nhưng tôn giáo luôn luôn song hành cùng với đời sống của nhân loại. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội sẽ còn tồn tại lâu dài. - Về đánh giá thực trạng của tôn giáo, có nhiều ý kiến khác nhau. Tựu trung lại có ba ý kiến sau: + Tôn giáo đang khủng hoảng, suy tàn: những người đánh giá theo quan niệm này cho rằng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đời sống vật chất tinh thần của nhân dân sẽ được cải thiện, tôn giáo sẽ bị suy thoái dưới nhiều hình thái khác nhau. Họ cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội không có tương lai + Tôn giáo Tây Âu suy tàn nhưng tôn giáo ở các nước khác đang phát triển: đánh giá này xuất phát từ thực tế tôn giáo ở Tây Âu. Sự suy giảm biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực thực hành tôn giáo: đi lễ tuân thủ một số nghi lễ, niềm tin giảm sút (nhạt đạo thậm chí khô đạo). Tuy nhiên cũng có người chỉ thừa nhận sự suy giảm ấy chỉ diễn ra ở trung tâm châu Âu. Trong khi đó tôn giáo ở các nước khác ngoài châu Âu, đặc biệt là các nước đang phát triển + Tôn giáo, tín ngưỡng đang phục hồi phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, châu lục: cách đánh gia này được nhiều người thừa nhận. Thực tế là trong mấy thập kỷ gần đây, tín ngưỡng, tôn giáo đang phục hồi phát triển ở nhiều quốc gia, châu lục. Số lượng tín đồ hiện nay chiếm khoảng 3/4 dân số trên thế giới (có số liệu là 5/6). Nguyên nhân Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng tôn giáo là một điều không đơn giản. Tuy nhiên có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt: chiến tranh lạnh kết thúc nhưng hoà bình không đến với nhân loại, trên thế giới hiện nay đang xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột về chính trị, kinh tế, xã hội cả quân sự. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các quốc gia trên thế giới khu vực. - Trật tự thế giới đang xáo trộn, khó định trước: thế giới hai cực được thay bằng thế giới đơn cực do Mỹ chi phối đang tiềm ẩn sự ra đời của trật tự thế giới đa cực với các cường quốc có tiềm lực mạnh về kinh tế, chính trị quân sự - Khủng hoảng niềm tin vào mô hình xã hội tương lai: từ khi xã hội có giai cấp nạn bóc lột giai cấp, con người đã ước mơ về một xã hội bình đẳng, công bằng, tự do bác ái tôn giáo chính là sự phản ánh nguyện vọng ấy của nhân dân dù đó là sự phản ánh một cách hư ảo. Khi chủ nghĩa xã hội hiện thực xuất hiện, sự hướng về thiên đường đã chuyển sang hướng về chủ nghĩa xã hội, góp phần tạo ra sự suy giảm của tôn giáo. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa xã hội hiện thực bị sụp đổ ở Đông Âu Liên Xô trong khi chủ nghĩa tư bản không phải là lý tưởng mà con người vươn tới nên con người có thể đi tìm chỗ dựa tinh thần nơi tôn giáo - Những hậu quả tiêu cực của sự phát triển của khoa học công nghệ mới: Cuối thế kỷ XX, nhân loại có những thành tựu kỳ diệu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên sự phát triển ấy cũng để lại những hậu quả nặng nề mà nhân loại đang phải gánh chịu. Đó là sự suy thoái về môi trường, sinh thái như phá rừng, ô nhiễm, tầng ôzôn bị thủng, trái đất nóng dần lên bên cạnh đó là các bệnh dịch mới xuất hiện (AIDS, SARS ) làm cho tiên tri về “nạn hồng thủy”, “ngày tận thế” lại có dịp phát triển, làm xuất hiện nhiều tôn giáo mới Những xu thế chủ đạo của đời sống tôn giáo Các diễn biến trên thể hiện sự phức tạp tromg đời sống tôn giáo với nhiều xu thế diễn ra đan chéo rất khó phân định ngay trong bản thân từng tôn giáo. Tuy nhiên có thể quy vào 4 xu thế sau đây: Xu thế toàn cầu hóa - Toàn cầu hóa là sự mơ tưởng của tất cả các tôn giáo dù là những tôn giáo thế giới có bề dày lịch sử lâu đời hay chỉ là những hiện tượng tôn giáo mới ra đời gần đây. Chẳng hạn như đạo Cao Đài ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời đã tuyên bố sẽ là tôn giáo của nhân loại. - Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng sự tồn tại phát triển của một tôn giáo phụ thuộc vào sự bành trướng của một thế lực chính trị có trong tay một tiềm lực kinh tế nhất định. - Trong thời đại ngày nay, vấn đề toàn cầu hoá tôn giáo chủ yếu phụ thuộc vào chính sách bá quyền của một số cường quốc, muốn gắn vấn đề nhân quyền với tự do tôn giáo cho từng quốc gia, dân tộc, tộc người để tìm cách can thiệp vào các nước không chịu đi theo con đường mà các cường quốc đã vạch ra cho họ - Tính toàn cầu hóa dẫn đến sự có mặt của hầu hết các tôn giáo lớn nhỏ trong một quốc gia. Từng tôn giáo đều muốn cố gắng có mặt trên khắp địa cầu. Xu thế đa dạng hóa - Từ xu thế toàn cầu hóa dẫn đến xu thế đa dạng hóa trong tôn giáo. Điều này phản ánh được nguyên tắc của thời đại: thống nhất trong đa dạng. - Ngày nay, dân trí được nâng cao, không gian xã hội của cá nhân đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, của khu vực. Con người không chỉ tiếp cận với các tôn giáo truyền thống mà còn với các tôn giáo khác. Sự tiếp cận ấy không hề thụ động mà còn có sự phê phán, tiếp thu. Từ đó dẫn đến sự phân hóa tín đồ các tôn giáo thành 3 loại: khô đạo, nhạt đạo, đậm đạo nảy sinh hiện tượng song hành tôn giáo trong một con người. Nghĩa là một cá nhân cùng một lúc theo nhiều tôn giáo khác nhau, ngay cả ở những nước vốn có truyền thống độc thần. Trong điều kiện đó từng tôn giáo cũng có sự phân rẽ thành các giáo phái, thậm chí có giáo lý xa lạ với giáo lý ban đầu. Nội bộ các tôn giáo bị phân rẽ thành 3 bộ phận: bộ phận toàn thống, bộ phận bảo thủ cực đoan, bộ phận ôn hòa. Xu thế thế tục hóa - Hướng chủ yếu của xu thế này là những hành vi nhập thế của mọi tôn giáo bằng cách tham gia vào những hoạt động trần tục phi tôn giáo như xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế… nhằm góp phần cứu nhân độ thế. - Xu thế thế tục hóa cũng biểu hiện trong cuộc đấu tranh của bộ phận tiến bộ trong từng tôn giáo muốn xóa bỏ những điểm lỗi thời trong giáo lý, những khắt khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ các tôn giáo khác nhau. - Xu thế thế tục hóa biểu hiện ở vai trò của tôn giáo bị giảm sút, đặc biệt là ở các nước công nghiệp, nhất là ở các cư dân thành thị tầng lớp thanh niên. Họ cho rằng cuộc sống bản thân được quyết định chủ yếu là là tự thân, ít phụ thuộc không phụ thuộc vào thần linh. - Xu thế thế tục hóa còn biểu hiện ở chỗ con người dường như ra khỏi tôn giáo. Một số tín đồ vẫn tiến hành những nghi lễ cầu xin, có khi còn hành hương nhưng lại không hẳn theo giáo lý hay giáo luật đã được định sẵn. - Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ chức tôn giáo nhằm bảo vệ trực tiếp hay gián tiếp quyền lợi của các thế lực chính trị phản động. Xu thế dân tộc hóa - Biểu hiện của xu thế này là hướng trở về với tôn giáo truyền thống, phổ biến ở các nước đang phát triển, lan rộng sang cả châu Âu. Các tôn giáo dân tộc không có tính phổ quát nhưng lại gắn chặt bền vững với từng dân tộc. - Hiện nayhiện tượng các tôn giáo được truyền bá một cách nhanh chóng sang các quốc gia khác với nhiều cách thức khác nhau vì vậy tôn giáo dân tộc hay tôn giáo truyền thống được coi là một thứ vũ khí để bảo vệ bản săùc của dân tộc trước sự uy hiếp của các tôn giáo thế giới, thường được các thế lực chính trị sử dụng như một phương tiện để đồng hóa văn hóa, đồng thời là chỗ dựa để để các tôn giáo ngoại sinh được dân tộc hóa. Tóm lại: Bốn xu thế trình bày ở trên trong thực tế đan quyện vào nhau, xu thế nọ là hệ quả của xu thế kia, ta chỉ có thể phân tích rành rẽ trong từng trường hợp ở từng thời điểm, từng nơi cụ thể. Nhưng trong các xu thế ấy thì hiện nay xu thế thế tục hoá là nổi trội hơn cả biểu hiện của nó rất phong phú rất đa dạng. Đạo Phật Chùa Viên Minh Đạo Phật có mặt ở Bến Tre sớm nhất so với các đạo khác, do cha ông ta từ miền ngoài mang vào. Khi công cuộc định cư đã đi vào nề nếp cùng với việc thiết lập thôn, ấp, tổ chức chợ búa, thì đình, chùa miếu cũng bắt đầu được dựng lên trong địa phương. Dĩ nhiên, lúc này kiến trúc còn đơn sơ, chủ yếu bằng cây, lá tại chỗ. Cho đến khi kinh tế phát triển, đời sống được ổn định, việc giao lưu kinh tế trong vùng được mở rộng phát triển, người ta mới nghĩ ngay đến việc xây dựng những ngôi đình, ngôi chùa bằng gạch ngói. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, cách tu theo đạo Phật cổ truyền được phổ biến ở miền Nam trước đây là lối "tu tại gia". Ở trong nhà thường có treo hình Quan Âm bồ tát, hoặc cao hơn một chút là có một tượng Phật nhỏ để thờ. Như thế cũng có thể nói là "theo đạo Phật” rồi. Có nhiều địa phương không có chùa, nhưng vẫn có người theo đạo Phật. Ở những nơi, dù có chùa đi nữa các tín đồ Phật giáo cũng chỉ biết đến chùa dâng lễ khấn vái trong những ngày rằm, ngày Tết, chứ không đi lễ nhà chùa, nghe giảng kinh đều đặn hàng tuần như tín đồ đạo thiên chúa. Theo nhiều tài liệu còn lưu giữ ở địa phương, thì Hội Tôn Cổ Tự ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành là chùa xưa nhất của tỉnh. Chùa được xây cất từ đời Cảnh Hưng (1740) do hòa thượng Long Thiền, tên thật là Đạt, quê ở Quảng Ngãi, trụ trì. Như vậy so với chùa được xây dựng sớm nhất ở Nam bộ là chùa Vạn An, được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng sắc tứ vào năm 1710, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì chỉ muộn hơn 30 năm. Chùa Phú Hưng được xây dựng từ thời vua Gia Long. Viên Giác Tự cũng là chùa cổ của tỉnh Bến Tre, được xây dựng từ năm 1870 tại thị xã. Bửu Sơn tự ở xã Tân Thuỷ, Ba Tri cũng là ngôi chùa tương đối lâu đời. Chùa này do hoà thượng Khánh Thông xây dựng vào cuối thề kỷ XIX. Đặc biệt có hai anh em ông Nguyễn Duy Trới Nguyễn Duy Đảnh là sĩ phu yêu nước, từng tham gia tổ chức thiên địa hội, bị giặc Pháp truy lùng phải lẩn tránh sang xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày. Ban đầu hai ông xây dựng một ngôi chùa đơn sơ bằng cây là bên rạch Tân Hương, làm nơi để ẩn náu tu hành đặt tên chùa là Tiên Linh . Lập chùa xong hai ông cùng một số phật tử sang huyện Ba Tri thỉnh hoà thượng Lê Khánh Phong về làm trụ trì, còn hai ông cũng xuất gia thọ giáo tại chùa này. hòa thượng Lê Khánh Phong trụ trì ở chùa Tiên Linh đến năm 1902 thì viên tịch. Người con trai của ông Nguyễn Duy Đảnh là Nguyễn Duy Quý cùng phật tử sang huyện Ba Tri thỉnh hoà thượng Lê Khánh Hoà, pháp danh là Thích Như Trí về trụ trì vào năm 1907. Chùa Tiên Linh được trùng tu, mở rộng hoà thượng đổi tên là chùa Tuyên Linh (1924). Hoà tượng Lê Khánh Hoà là một vị cao tăng, uyên thâm về nho học Phật học, là một trong những người chủ xướng ra phong trào Nam kỳ chấn hưng Phật giáo vào những năm 1924-1934, quy tụ nhiều cao tăng, cư sĩ phật giáo có tiếng lúc bấy giờ ở Nam kỳ. Cũng tại nơi chùa này, vào cuối năm 1926, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – cùng một vị cao tăng ở chùa Từ Đàm (Huế) đã đến gặp nhà sư Lê Khánh Hoà mời lưu lại chùa một thời gian, có mở lớp dạy phật tử xem mạch bốc thuốc chữa bệnh cho đồng bào trong vùng. Nhà sư Lê Khánh Hoà đã trụ trì tại chùa này 39 năm viên tịch tại đây vào ngày 19-6-1947. Đến năm 1955, để tưởng nhớ công đức của nhà sư, Hội phật học Việt Nam (miền Nam) đã long trọng tổ chức lễ Tà Tỳ (lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo tháp) ngay tại chùa Tuyên Linh. Chùa Huệ Quang tại thị trấn Giồng Trôm cũng là chùa lâu đời. Từ một chùa nhỏ bằng cây là, đến năm 1784, được hoà thượng Minh Hòa (thuộc tổ đình Long Thành – Bà Hom ở Gia Định) về tạo dựng khang trang được xem là tổ khai sơn. Nói đến Phật giáo ở Bến Tre, đặc biệt phong trào Phật giáo yêu nước của tỉnh, trước hết cần phải kể đến vai trò uy tín của hoà thượng Lê Khánh Hoà, mà về sau đã được suy tôn là Tổ sư chấn hưng đệ nhất của giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Tư tưởng, tiến bộ yêu nước, yêu đồng bào đã được thể hiện ở nhà sư khá sớm khá nhất quán. Ngay từ năm 1930, sư Lê Khánh Hoà đã được bầu làm Hội trưởng Nam Kỳ nghiên cứu Phật học hội, chủ bút tạp chí Từ bi âm kiêm giám đốc phật học tùng thư là người lãnh đạo tinh thần có uy tín không chỉ đối với phong trào Phật giáo của tỉnh Bến Tre mà cả đối với Phật tử Bắc – Nam – Trung. Khi CMT8-1945 thành công, hòa thượng Lê Khánh Hoà đang trụ trì tại chùa tuyên Linh, đã kêu gọi phật tử trong tỉnh trong miền ủng hộ chính quyền cách mạng, tham gia vào công cuộc chuẩn bị kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc. Khi chiến tranh lan đến Bến Tre, đồng bào Phật tử trong tỉnh đã sát cách cùng các tầng lớp nhân dân chống giặc cứu nước. Năm 1947, nhà sư Lê Khánh Hoà lâm bệnh nặng, biết mình không thể qua khỏi, ông đã cẩn thận sắp xếp lại tổ chức trong giáo hội, căn dặn học trò, tín đồ hãy tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Gương sáng thái độ tích cực của hoà thượng Lê Khánh Hoà đã có tác động lớn trong việc động viên tinh thần yêu nước của giới phật tử. Ở đây, tư tưởng nhân đạo, bác ái của phật giáo đã gặp hoà nhập cùng với tư tưởng yêu nước của quần chúng nhân dân, làm bừng lên ngọn lửa chiến đấu oanh liệt của mảnh đất vốn có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất. Chính điều này là cơ sở để giải thích vì sao phần lớn các nhà sư, tăng ni, phật tử ở Bến Tre đã tham gia cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiều chùa chiền trước cách mạng là nơi nương náu, nuôi giấu những cán bộ cách mạng hoạt động bí mật. Trong KCCP, tăng ni, phật tử Bến Tre đã tham gia vào Mặt trận Việt Minh rồi Liên Việt với tư cách là một đoàn thể yêu nước: Hội phật giáo cứu quốc. Truyền thống này vẫn được duy trì phát huy trong thời chống Mỹ, mặc dù lúc này kẻ địch đã áp dụng nhiều thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi nhằm thao túng giáo hội, mua chuộc hàng chức sắc, đưa hoạt động của giáo hội Phật giáo đi vào quỹ đạo chính trị của chủ nghĩa thực dân mới. Đa số quần chúng tín đồ đã hướng về cánh mạng có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Nhưng có một thực tế cần thừa nhận là dưới thời Mỹ, nguỵ, bằng nhiều nguồn tài trợ từ bên ngoài, nhiều chùa chiền, thánh tịnh, thánh thất, nhà thờ, nhà giảng được xây dựng cùng khắp trong tỉnh với quy mô lớn gấp nhiều lần so với thời Pháp thuộc. Hoạt động của Phật giáo ngày một mang đậm màu sắc chính trị. Ở một số nơi, đặc biệt trong vùng định kiểm soát, hệ thống giáo quyền phát triển đến tận ấp, xã. Tại Bến Tre trước ngày giải phóng, cả hai phái Việt Nam Quốc Tự Ấn Quang đều song song hoạt động, mỗi bên đều có một lực lượng tín đồ riêng. Theo thống kê của mặt trận Tổ quốc tỉnh năm 1983, toàn tỉnh có 251 tự viện (trong đó 227 chùa, 12 tịnh xá, 12 tịnh thất), 426 tăng ni (391 bắc tông, 35 khất sĩ) 81.000 tín đồ (trong số đó khoảng 51.000 tín đồ thường xuyên đi chùa). Đạo Thiên Chúa Nhà thờ Cái Mơn Đạo Thiên Chúa (1) có mặt ở Bến Tre vào giữa thế kỷ XVIII. Có hai ý kiến khác nhau về thời gian địa điểm hình thành họ đạo Thiên Chúa đầu tiên trong tỉnh. Ý kiến thứ nhất cho rằng Giồng Giá là nơi họ đạo Thiên Chúa ra đời sớm nhất. Ý kiến thứ hai khẳng định Giồng Tre (nhà thờ Cái Bông) là nơi có họ đạo Thiên Chúa trước tiên. Cả hai nơi này đều thuộc huyện Ba Tri, một huyện ven biển của Bến Tre. Ý kiến thứ nhất, căn cứ vào các gia phả ký ức của những tín đồ Thiên Chúa cao tuổi nhất trong vùng còn sống ở Giồng Giá, nói rằng năm 1740. Có một số tín đồ từ miền ngoài đi thuyền đến Ba Tri. Đa số cháu chắt của những người này, nay sống ở Giồng Giá đều mang họ Nguyễn. Giồng Giá là nơi có nhiều cây giá mọc xen lẫn với cây bần cây mắm. Thời ấy, nơi đây còn nhiều thú dữ, kể cả cọp cá sấu. Đồng bào thường tập trung sống trên những con giồng. Giồng Giá có một bến mang tên là Bến Vựa nằm bên bờ rạch Ba Tri. Gọi Bến Vựa vì ở đây, thời ấy có những kho, vựa tôm, cá khô, do người Hoa làm chủ để buôn bán trao đổi với các nơi. Từ Bến Vựa ra Biển đông khoảng 10 km, qua rạch Ba Tri đổ ra sông Hàm Luông. “Đất lành, chim đậu”, số đồng bào này đã dừng chân tại đây, rồi phá rừng, vỡ đất, khai hoang, lập ấp. Họ xây dựng nhà ở một nhà nguyện (2) bằng gỗ, lá đơn sơ. Đến năm 1890, theo lời nhiều ông lão còn sống, nhà nguyện được làm lại bằng ngói, vách gỗ. Năm 1829, lại thay vách gỗ bằng tường gạch. Họ đạo Giồng Giá là một họ đạo nghèo. Đất nhà chung khoảng dưới 20 ha. Linh mục đầu tiên đến họ đạo này là một người Pháp mang tên là Marchand Du cũng thường gọi là cố Du. Lúc mới thâm nhập vào Việt Nam, các giáo sĩ nước ngoài thường lấy tên theo lối cấu trúc như trên (3) . Lúc bấy giờ vì lý do an ninh, Marchand Du không cư ngụ hẳn ở Giồng Giá mà thỉnh thoảng lui tới làm lễ tại các gia đình tín đồ. Ý kiến thứ hai cho rằng Giồng Tre (Cái Bông) là họ đạo Thiên Chúa đầu tiên của tỉnh. Sách Chuyên khảo tỉnh Bến Tre biên soạn năm 1930, dưới thời tỉnh trưởng Fedinand Caire có đoạn: “Họ đạo đầu tiên của tỉnh bến Tre mãi đến năm 1860 mới thành lập, lúc đó bao gồm một số rất ít tín đồ cư ngụ chung quanh một nhà nguyện nhỏ dựng lên ở Cái Bông do một linh mục (prêtre) bàn xứ cai quản". Ý kiến này có hai chỗ không phù hợp với lịch sử. Một là, như đã trình bày ở trên, các gia phả tông chi cũng như theo lời kể lại của những người cao tuổi, kể cả linh mục hiện còn sống, thì họ đạo Giồng Giá có trước họ đạo Cái Bông khá lâu. Hai là, vào năm 1869, quyền cai quản một họ đạo không bao giờ được người Pháp trao đổi cho người Việt Nam. Muốn trở thành linh mục phải được đào tạo 5, 6 năm đối với một người có trình độ học thức nhất định (giảng đạo bằng tiếng La tinh). Vào thời điểm ấy, các giáo sĩ Pháp tới các nơi có tín đồ, vừa giảng đạo tại gia đình, vừa đào tạo người cai quản là chủ yếu. Việc họ đạo Giồng Tre (Cái Bông) đã có sự cai quản của một “linh mục bản xứ” từ năm 1869 là thiếu cơ sở thực tế. Ngay ở Giồng Giá, mãi đến năm 1930, mới có một linh mục người Việt thường trú đầu tiên có tên là Thiện. Một tư liệu khác cho biết vào năm 1770 (39 năm sau khi đã có họ đạo Giồng Giá), trong một lần quân của Nguyễn Ánh chạy thoát ra biển Đông theo dòng Hàm Luông do bị quân Tây Sơn truy đuổi, trong đoàn tùy tùng có 3 gia đình ngoan đạo: Võ Vách Trưng, Trương Văn Chức Trương Văn Thoại (4) . Ba gia đình này rắp tâm từ bỏ Nguyễn Ánh, nên khi đoàn thuyền đến gần rạch Cái Bông thì trời đã về khuya, họ cố tình đi sau cùng. Đến Vàm Rạch, họ ngoặt vào ngõ khác, chèo suốt đêm. Đến sáng, họ thấy một vùng đất cao ráo, có người khmer ở. Họ dừng thuyền, lên bờ xem xét quyết định ở lại đây. Vùng này gọi là Giồng Tre, vì hồi đó nơi đây có rất nhiều tre. Họ dựng nhà ở một nhà nguyện vào nơi cao ráo nhất. Thời gian không lâu sau đó, có các linh mục người Pháp tới rồi đi như Phêrô Lựu, Phêrô Thiền, Phaolô Tuyết (cả 3 đều là người Pháp lấy tên Việt) đến giảng đạo. Sau này, con cháu họ Võ họ Trương cưới hỏi nhau, sinh con đẻ cái ngày một nhiều. Đất đai Giồng Tre phì nhiêu hơn Giồng Giá, vì ở xa biển nên không bị ảnh hưởng nặng nề của nước mặn. Ngoài ruộng tốt, đất rộng người thưa, ba gia đình họ Võ Trương tự do khai khẩn. Làm ăn khấm khá, con cháu của họ "dâng” một phần đất chi nhà chung (5) . Cần nhắc thêm rằng ngay từ lúc đó, tín đồ ở đây đã phát triển, có một linh mục người Pháp. Một người Pháp tên là Pillet đã đến đây chiếm đất, mở một đồn điền để khai thác sức lao động của nông dân địa phương. Cũng ở đây, trước thời Pháp thuộc, đã hình thành một số địa chủ của người Việt, với qui mô chiếm hữu ruộng không lớn lắm. Sau ngày giải phóng, đất nhà chung của họ đạo Giồng Tre (Cái Bông) có đến 160ha, trong khi đó họ đạo Giồng Giá chỉ có không đầy 20ha. Nếu họ đạo Giồng Giá hầu như không thoát khỏi địa phương, dù là hình thành sớm nhất trong Bến Tre, thì ngược lại họ đạo Giồng Tre phát triển khá mạnh sang vùng Cái Mơn, Cái Nhum (cù lao Minh) cả huyện Tiểu Cần, huyện Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh. Nhà thờ cái Bông hiện nay được xây dựng vào năm 1923. Nếu tính từ những linh mục người Pháp lưu động đầu tiên đến Giồng Tre cho đến ngày nay, thì nhà thờ Cái Bông đã qua 15 linh mục cai quản. Linh mục thường trú người Pháp cuối cùng ở Cái Bông tên là Sidot (1879-1889). Linh mục người Việt đầu tiên được điều về đây tên là Sâm, thay cho linh mục Sidot vào năm 1889. Linh mục hiện nay là Nguyễn Văn Quang mà quyển Tông chi ba họ sáng lập họ đạo Cái Bông cho biết là cháu ngoại 6 đời của Võ Vách Trưng, người đến định cư đầu tiên ở đây. Tài liệu về hoạt động của đạo Thiên Chúa ở Nam bộ cho biết năm 1930, Bến Tre có hai hạt đạo; cù lao Minh cù lao Bảo. Năm 1964, hai hạt đạo này nhập lại thành một với tên gọi là hạt Trúc Giang. Trước ngày 30-4-1975, lại chia ra làm 4 hạt: Ba Tri, thị xã Bến Tre, Cái Mơn Bình Đại. Năm 1938, địa phận giáo hội Vĩnh Long được thành lập, cai quản các họ đạo thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, đến nay cộng thêm một nửa của tỉnh Đồng Tháp. Ở Bến Tre ngoài Giồng Giá Giồng Tre, còn phải kể đến họ đạo Cái Mơn. Đây cũng là một họ đạo tương đối lâu đời, do một linh mục người Pháp tên là Gernot thành lập tháng 2 năm 1872. Viên chủ pháp ở Bến Tre đã từng hết lời ca ngợi họ đạo này như sau: " Họ đạo Cái Mơn có một nhà thờ lớn dáng dấp rất đẹp. Họ đạo này thu được một kết quả lạ thường là đã công giáo hóa toàn bộ dân sống trên một cù lao nhỏ chỉ có một con rạch bao quanh. Thật vậy, trong vùng này chỉ có người Trung Quốc chuyên nghề buôn bán là không theo đạo Công giáo. Cần nêu lên một sự kiện độc đáo là trong công sở ở Cái Mơn (tức trụ sở ban hội tề xã, thời Pháp thuộc) chiếc bàn thờ cổ truyền kiểu Phật giáo hoặc khổng Giáo dựng lên để tưởng nhớ các vị trong ban hội tề quá cố, nay được thay thế bằng một chiếc bàn thờ Chúa. Đây là một kết quả thực hiện được ở địa phương này" (6) . Họ đạo Cái Mơn, ngoài một nhà thờ lớn, còn có một nhà nguyện riêng của nữ tu sĩ, trường học, nhà dưỡng lão, nhà trẻ mồ côi ruộng, vườn thuộc nhà Chung. Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách là thị tứ sầm uất, nơi buôn bán, giao lưu khá tấp nập. Đây còn là một nơi sản xuất các loại cây giống cây cảnh, có nhiều người có kỹ thuật ươm cây, ghép cây ăn quả nổi tiếng. Cạnh họ đạo Cái Mơn, có họ đạo Cái Nhum nay thuộc xã Long Thới, huyện Chợ Lách. Họ đạo cái Nhum cũng là một họ đạo lớn, xấp xỉ với họ đạo Cái Mơn. Trong KCCP (1945-1954), bọn thực dân Pháp với chính sách lợi dụng tôn giáo trong âm mưu xâm lược, đã ra sức nắm nhà thờ giáo dân, biến họ thành công cụ chống lại cách mạng. Ở Bến Tre điển hình nhất là sự kiện Léon Leroy. Vốn là một con lai - Cha là một lính lê dương Pháp, mẹ Việt Nam – sinh ra từ đất Bình Đại, Léon Leroy đã được bàn tay của bọn thực dân thống trị biến thành một tên ác ôn nguy hiểm. Hắn đã từng được Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp phong làm đại tá kiêm tỉnh trưởng Bến Tre. Năm 1949, hắn đã thành lập một lực lượng vũ trang riêng, lấy tên là UMDC (Unité Mobile de Défense des Chrétientés) - với danh nghĩa là đội quân bảo vệ đạo - gồm những tay chân cuồng tín nhất để chống phá cách mạng. Cùng với đội quân này, Léon Leroy đã gây nên vô vàn tội ác, không những chỉ nhân dân trong tỉnh mà còn gieo bao nhiêu tang tóc, đau thương cho cả một vùng dân cư rộng lớn từ Gò Công, Mỹ Tho đến Vĩnh Long, Trà Vinh. Hàng ngàn người dân vô tội đã bị tra tấn, bị giết chết một cách dã man, hàng trăm làng mạc, xóm thôn bị càn quét, đốt phá. Những địa danh như Vàm Bình Đại, cầu tàu Phú Thuận, cầu tàu An Hóa, cầu Ba Lai, ngã tư An Hồ, Cầu Hòa đã từng ghi lại những vụ thảm sát tập thể, những hành động thủ tiêu cán bộ đồng bào yêu nước của tên Một On (tức Léon Leroy) đội quân này (7) . Năm 1999, Bến Tre có hai hạt: hạt thứ nhất gồm họ đạo các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành, Bình Đại thị xã Bến Tre. Hạt thứ hai gồm họ đạo các huyện Thạnh Phú, Mỏ Cày, Chợ Lách. Cũng theo thống kê năm 1999, đạo Thiên Chúa ở Bến Tre có: 85 nhà thờ, 34 linh mục, 200 nữ tu, 60.000 tín đồ. Chú thích : (1) Thường gọi là công Giáo (2) Nhà Nguyện là một loại nhà thờ nhỏ (Chapelle). (3) Linh mục Marchand Du quê quán ở Thành phố Besancon (Pháp), tham gia cuộc khởi loạn của Lê Văn Khôi, bị bắt trong thành Gia Định khi thành này bị quân triều đình tấn công chiếm trở lại. Marchand Du bị xử tử năm 1835 tại Huế thời Minh Mạng. (4) Ông Trương Văn Oai, năm nay 80 tuổi, người cao tuổi nhất hiện nay của họ đạo Giồng Tre, là cháu 6 đời của Trương Văn Chức, kể lại những điều đã nghe ông bà, cha mẹ nói lại rằng Võ Vách Trưng làm quan trong quân cơ của Nguyễn Ánh. (5) Dưới ách cai trị của Pháp, một số nông dân nghèo không đủ tiền đóng thuế đành phải “dâng” đất cho nhà thờ. (6) Monographie de la province de Bến Tre, Sđd , tr.36 (7) Xem chương Cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai ở phần Lịch sử. Đạo Tin Lành Đạo Tin Lành nhập vào Bến Tre năm 1925 do Nguyễn Châu Thông, mục sư của nhà thờ Tin lành tại thị xã Mỹ Tho truyền đến. Lúc đầu, Nguyễn Châu Thông mướn hai căn nhà của tư nhân tại đường Phan Ngọc Tòng ở thị xã Bến Tre làm nơi giảng đạo, cho đến năm 1957 mới xây dựng nhà giảng kiên cố tại phường I, thị xã Bến Tre. Cũng trong thời gian này (1925-1957), một số chi hội khác được lập ở Tiên Thủy, Tân Thạch (huyện Châu Thành) thị trấn Mỏ Cày. Từ năm 1957, chi hội tin lành Bến Tre tách khỏi chi hội Mỹ Tho trực thuộc tổng Liên hội Miền Tây. Từ lúc truyền vào Bến Tre đến năm 1995, đạo tin lành chỉ có một phái là "Phúc âm liên hiệp" tức "Hội liên hiệp cơ đốc truyền giáo Bắc Mỹ" (The Christian and Missionnary Alliance) gọi tắt là CMA, là tổ chức Tổng hội Tin lành Việt Nam. Đạo Tin Lành ở Bến Tre không có hệ thống tổ chức từ tỉnh xuống các xã như các tôn giáo khác. Nhà thờ Tin lành thường được gọi là "nhà giảng", tín đồ đến nghe mục sư giảng hát thánh ca là chủ yếu, sau đó ra về. Toàn tỉnh có 12 nhà giảng. Từ năm 1925 đến nay có 14 mục sư (hiện nay có 1 mục sư) 12 thầy phụ giảng với khoảng 451 tín đồ. So với đạo Thiên Chúa, thì số lượng tín đồ của đạo Tin Lành trong tỉnh chỉ bằng 1/16 lần. Đại bộ phận tín đồ là công chức, binh lính của chế độ cũ, tiểu chủ, tiểu thương, một số ít thuộc tầng lớp phú nông, số còn lại thuộc thành phần lao động. Đội ngũ mục sư truyền đạo đa số thuộc loại trẻ, khoảng tuổi 40 trở lui, có trình độ học vấn khá, được đào tạo công [...]... quán, tín ngưỡng cũ thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo qua Hồi giáo Campuchia Malaysia Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay - Do vị trí địa lý hoàn cảnh truyền đạo, điều kiện sống sự giao lưu của đồng bào Chăm với bên ngoài nhất là vơi thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam hình thành 2 khối Hồi giáo với nhiều khác biệt đáng kể: + Hồi giáo vùng Ninh Thuận, Bình Thuận là Hồi giáo không chính thống... hoạt động nhân sự của Ban đại diện cho đến nay, hoạt động của đạo Hòa Hảo đã trở nên bình thường Phật giáo ở Việt Nam Phần này trình bày về sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam Phật giáo việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam - Phật giáo truyền vào Việt Nam rất sớm Một số sách sử ghi rằng nơi đầu tiên là Luy Lâu (Bắc Ninh) vào cuối thế kỷ thứ hai Phật giáo vào Việt... tiếp thu nâng cao tư tưởng của Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An, đồng thời chịu ảnh hưởng của xu hướng nhập thế của phong trào chấn hưng Phật giáo, của quan điểm đạo đức Nho giáo, Lão giáo Nội dung giáo lý gồm hai phần: Học Phật Tu nhân - Phần Học Phật: chủ yếu dựa vào giáo lý Phật giáo nhưng được giản lược bớt có sửa đổi đôi chỗ, có 3 pháp môn chính là Ác pháp, Chân pháp Thiện pháp... Hồi giáo tăng chậm do đồng bào Chăm thường sống ở những vùng có kinh tế khó khăn, có thu nhập thấp, diện nghèo còn cao rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền để xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn Công giáo ở Việt Nam Phần này trình bày về sự du nhập phát triển của Công giáo ở Việt Nam tình hình Công giáo hiện nay ở Việt Nam Sự du nhập phát triển của Công giáo ở Việt Nam - Vào... Tư tưởng, văn hóa, đạo đức Phật giáo đã bám rễ ảnh hưởng sâu sắc đến con người xã hội Việt Nam Phật giáo việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay - Vào những năm 20 – 30 của thế kỷ XX, do yêu cầu nội tại của Phật giáo Việt Nam do tác động của các cuộc chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Phật giáo Việt Nam đi vào chấn hưng có sự khởi sắc Một bộ phận Phật giáo duy trì hoạt động có tổ chức,... - Trong những năm gần đây Công giáo nước ta có chiều hướng phát triển Số lượng tín đồ tăng do sự gia tăng dân số tự nhiên một số tín đồ khô đạo, nhạt đạo trở lại sinh hoạt Số tín đồ Công giáo nước ta hiện nay khoảng 5 triệu, hiện nay đang có cuộc sống ổn định phấn khởi trước cuộc đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng đang chăm lo cải thiện đời sống tham gia vào các hoạt động xã hội nhân đạo,... thái của yếu tố sinh hoạt tôn giáo bản địa Các lễ thức được tiếp biến cho phù hợp với chế độ gia đình mẫu hệ các lễ liên quan đến chu kỳ đời sống của con người các lễ thức nông nghiệp, không có liên hệ với Hồi giáo thế giới + Hồi giáo ở TP Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh gọi là Chăm Ixlam theo Hồi giáo chính thống, không bị pha trộn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũ thường xuyên... dụng Công giáo để xâm lược duy trì sự thống trị Chúng luôn lợi dụng Công giáo để chèn ép các tôn giáo khác gây chia rẽ giữa các tín đồ Công giáo với tín đồ các tôn giáo khác hoặc với người không có đạo Dưới ách thống trị của đế quốc, thực dân, Giáo hội Công giáo được nhiều đặc quyền đặc lợi Những tổ chức, giáo sĩ theo chúng được ưu đãi Tuy thế , giáo hội Công giáo ở Việt Nam vẫn bị coi là giáo hội... thực chất là một thứ "cây kiểng dân chủ" của chủ nghĩa thực dân mới, nhằm mục đích lừa bịp về mặt chính trị hơn là hoạt động tôn giáo Bởi vì, giáocủa đạo này rất nghèo nàn chỉ gồm vài lý thuyết chắp rút từ Thiên Chúa giáo, Phật giáo vài tôn giáo khác, chắp vá, không đầu, không đũa cũng không ai rõ hệ thống tổ chức của nó ra sao, số tín đồ là bao nhiêu Thế nhưng, đã có thời kỳ Nguyễn Thành... Đốc, An Giang phát triển chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long Sự ra đời của Phật giáo Hòa Hảo Hảo gắn với đặc điểm tâm lý, lối sống đạo đức, tính cách, đời sống tín ngưỡng của nông dân Nam Bộ liên quan đến môi trường kinh tế - xã hội - chính trị ở đây trong khoảng thời gian hai cuộc chiến tranh thế giới Sự ra đời này cũng là do tác động của phong trào chấn hưng Phật giáo nhất là ảnh hưởng của Bửu Sơn . Tình hình diễn biến và xu thế của đời sống tôn giáo thế giới hiện nay Khái quát tình hình, thực trạng của tôn giáo Tình hình, thực trạng - Từ khi xu t hiện đến nay, tôn giáo luôn luôn biến. mới xu t hiện (AIDS, SARS ) làm cho tiên tri về “nạn hồng thủy”, “ngày tận thế lại có dịp phát triển, làm xu t hiện nhiều tôn giáo mới Những xu thế chủ đạo của đời sống tôn giáo Các diễn biến. trên thể hiện sự phức tạp tromg đời sống tôn giáo với nhiều xu thế diễn ra đan chéo rất khó phân định ngay trong bản thân từng tôn giáo. Tuy nhiên có thể quy vào 4 xu thế sau đây: Xu thế toàn

Ngày đăng: 30/06/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tình hình diễn biến và xu thế của đời sống tôn giáo thế giới hiện nay

    • Khái quát tình hình, thực trạng của tôn giáo

    • Tình hình, thực trạng

    • Nguyên nhân

    • Những xu thế chủ đạo của đời sống tôn giáo

    • Xu thế toàn cầu hóa

    • Xu thế đa dạng hóa

    • Xu thế thế tục hóa

    • Xu thế dân tộc hóa

    • Phật giáo Hòa Hảo (đạo Hòa Hảo)

      • Lịch sử ra đời của Phật giáo Hòa Hảo

      • Quá trình phát triển của Phật giáo Hòa Hảo

      • Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo

      • Về tổ chức và lễ nghi

      • Đạo Hòa Hảo trong những năm gần đây

      • Phật giáo ở Việt Nam

        • Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam

        • Phật giáo việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay

        • Đạo tin lành ở Việt Nam

          • Sự du nhập đạo Tin lành vào Việt Nam

          • Đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay

          • Hồi giáo ở Việt Nam

            • Sự du nhập Hồi giáo vào Việt Nam

            • Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay

            • Công giáo ở Việt Nam

              • Sự du nhập và phát triển của Công giáo ở Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan