Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn hóa cấp THCS

5 9.9K 220
Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn hóa cấp THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN HÓA HỌC CẤP THCS I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Học sinh yếu kém là vấn đề được nhà nước và các ngành hữu quan đặc biệt quan tâm. Những năm gần đây, tỉ lệ học sinh yếu kém không ngừng tăng lên do nhiều nguyên nhân. Nhà trường chúng ta cũng không thoát khỏi tình trạng chung đó, tỉ lệ học sinh yếu kếm khá cao . Vì vậy việc giáo dục làm sao để nâng dần chất lượng và hiệu quả học tập là một đòi hỏi không thể thiếu đối với mỗi GV và HS. Vậy chúng ta phải làm gì để tăng dần chất lượng giảng dạy và học tập môn Hóa và phải thực hiện như thế nào cho có hiệu quả cao là điều mà chúng ta đáng phải quan tâm. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hóa tôi thấy môn hoá học là môn học rất mới mẻ, rất khó , nhất là với học sinh lớp 8 THCS . Là năm đầu làm quen với môn học này , một số em rất lo lắng và cũng đang băn khoăn trong cách học tập môn hoá , các em đa số không có phương pháp học tập môn hoá, và không hiểu môn hoá có tính logic rất cao. Bên cạnh đó một số em HS ý thức học tập còn kém , lười học buông xuôi . Những đối tượng HS này không nắm được kiến thức cơ bản từ đầu năm lớp 8, nên khi tiếp thu kiến thức hiện tại là rất khó khăn, nếu nắm được chỉ là máy móc , trong khi đó thời gian 1 tiết lên lớp của GV là hạn chế, khó có thể kèm cặp được. đối tượng này không thể làm thay đổi trong ngày một ngày hai được Qua năm đầu như vậy nên khi bước sang năm học lớp 9, các em đó không còn hứng thú học tập với bộ môn hóa học nữa. Điều đó đó được tôi kiểm chứng qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy tỉ lệ HS yếu, kém khá cao. Đặc điểm chung của đối tượng này là : - HS cũng xem thường việc học, kiểm tra đánh giá - Do đó ý thức học tập vươn lên kém, luôn có tư tưởng ỷ lại. Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển khả năng tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của địa phương . Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn . II . THỰC TRẠNG : 1 . Thuận Lợi : Là giáo viên trong nhà trường đã được đào tạo chính quy, được giảng dạy đúng chuyên môn của mình, được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên (đã tham gia hai đợt tập huấn thay sách giáo khoa Hóa Học 8 - 9 và các đợt bồi dưỡng thường xuyên theo định kì). Nhà trường luôn tạo điều kiện mọi mặt cho các giáo viên trau dồi kiến thức, học hỏi phương pháp nhằm nâng cao tay nghề, ( như thảo luận theo nhóm, dự giờ thăm lớp, tổ chức các đợt thao giảng, dự các chuyên đề Hóa Học …). Mặt khác giáo viên luôn có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp : soạn giáo án ,chuẩn bị nội dung bảng phụ ,phiếu học tập và các thí nghiệm (nếu có) . Tài liệu tham khảo trong nhà trường được quan tâm nhiều hơn . Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ không phải học “chay” như trước, từ đó làm cho bộ môn hóa không còn trừu tượng như mọi người vẫn quan niệm. Hơn thế nữa giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu làm ra một số đồ dùng dạy học thiết thực làm cho tiết học sinh động hơn. Đa số học sinh nhận thức được môn hóa học rất quan trọng và có tính thực tế cao, nhiều em có biểu hiện hứng thú học tập bộ môn, chuẩn bị bài không những rất tốt mà còn rất sôi nổi trong tiết học, một số học sinh còn tỏ ra yêu thích môn học hơn, vì vậy chất lượng môn học ngày càng được nâng cao . 2 . Khó Khăn : Bề dày kinh nghiệm của giáo viên chưa nhiều, tổ chức thảo luận trao đổi với các giáo viên trong chuyên môn còn ít . Hơn nữa trong một bài dạy giáo viên phải thiết kế giáo án áp dụng cho các đối tượng học sinh (Yếu, TB, Khá, Giỏi) nên thường hay bị động về thời gian . Giáo Viên không thể chỉ chú trọng vào các em yếu kém trên lớp mà còn phải mở rộng kiến thức nâng cao cho những học sinh khá giỏi trong lớp. Nhà trường chưa có phòng thí nghiệm dẫn đến dù chuẩn bị bài mới kĩ càng nhưng một số thí nghiệm hiệu qủa vẫn chưa cao. Đa số các em ở rất xa trường ,phương tiện đi lại khó khăn, đôi khi còn phải phụ giúp gia đình nên thời gian học ở nhà còn hạn chế ( còn phải phụ giúp kinh tế gia đình ). Mặt khác, học sinh do vẫn còn chịu ảnh hưởng của cách truyền thụ trước đây cho nên một số học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, trong giờ học lơ là không tập chung, không hoc bài và làm bài trước khi đến lớp….làm kiến thức bị thiếu hụt mất dần lâu dần tỏ ra sợ học, chán học từ đó bị hổng về kiến thức. HS bị mất kiến thức lớp dưới dẫn đến việc tiếp thu bài chậm và mất nhiều thời gian nhưng kết quả không cao. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá (kiểm tra trắc nghiệm) cũng là một trong những nguyên nhân khiến làm cho số lượng học sinh yếu kém tăng vì một số học sinh yếu, lười học không cần phải học tập nhưng khi thi chỉ cần chọn đại một trong các đáp án A, B, C, hoặc D coi như đã làm xong bài, có trường hợp đề cho 45 phút làm bài nhưng chỉ khoảng 10 phút là có em xin nộp bài ra về. Đứng trước thục trạng như vậy tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao chất lượng bộ môn . III . GIẢI PHÁP : - Tìm hiểu tại sao học sinh sợ , học yếu không muốn học môn hóa học và tìm cách giải tỏa tâm lí này ở một số em. - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn luyện ý thức học tập. - Giáo Viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể cho đối tượng học sinh yếu kém, để đề ra nội dung , hình thức và phương pháp dạy thích hợp nhất - Mặt khác giáo viên luôn có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp : soạn giáo án , chuẩn bị nội dung bảng phụ ,phiếu học tập và các thí nghiệm ( nếu có ) . - Giáo viên hướng dẫn kĩ hơn những phần kiến thức khó ,phức tạp ,dễ nhầm lẫn… - Giải đáp ngay những nghi vấn của học sinh giúp học sinh xác định chính xác kiến thức. - Hướng dẫn học sinh vận dụng vào các dạng bài tập -GV cần truyền đạt tốt để cho học sinh lĩnh hội được kiến thức ngay trên lớp bằng các giáo cụ trực quan như hình ảnh, phim, hệ thống hóa kiến thức bằng đồ - Hướng dẩn và luyện tập các kĩ năng tìm tòi và phát triển các vấn đề mới trong môn hoá học, các bài tập và bài toán mô tả và các bài tập rèn luyện các nội dung bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn số mol … - Thu hút học sinh say mê học tập môn Hoá thông qua các tiết thực hành và các thí nghiệm ảo - Tổ chức các hoạt động ngoại khoá (nếu có thể) hoặc giao các vấn đề tìm hiểu và nghiên cứu nhỏ để giải quyết vấn đề thực tiển và giúp học sinh thấy được sự ứng dụng phong phú của môn Hoá học. - Tổ chức các lớp học ôn tập lại các kiến thức nền cho học sinh yếu kém theo từng chuyên đề của môn Hoá. - Hướng dẫn cho các em học khá kèm thêm các em học yếu thông qua các nhóm học tâp: đôi bạn cùng tiến, các nhốm tổ học tập của các bạn gần nhà hay cùng nhà trọ, học trong trường - Hướng dẫn HS sử dụng sách tham khảo đúng mục đích nhằm củng cố lại các kiến thức đã học một các có hiệu quả. - Các em học yếu kém cần tham gia các lớp học do nhà trường tổ chức để xây dựng lại kiến thức nền tảng - GV ra đề cho học sinh làm ở nhà theo từng đối tượng học sinh : Hoàn thành chuổi phản ứng, các bài toán nồng độ : Tính C% , C M , … Hướng dẫn các em tự tìm ra cách giải nhanh các bài tập trắc nghiệm …. - HS cần soạn bài trước ở nhà bằng cách đọc trước nội dung SGK và đặt ra các câu hỏi về những vấn đề liên quan đến bài học mà chúng ta chưa giải quyết được và nhờ GV giải đáp trong tiết học mới. - Khuyến khích học sinh bằng nhiều điểm 10. VD một giờ lên lớp có thể cho 2 điểm 10 cùng một học sinh - Điều quan trọng là học sinh phải có thiện cảm với giáo viên và ngược lại .Vì vậy người giáo viên cần tạo một không khí thoải moái trong giờ lên lớp. Tuy nhiên vẫn cần sự nghiêm khắc đối với học sinh. - Cuối mỗi giờ lên lớp , GV cần hệ thống lại cho học sinh biết hôm nay cả lớp học được những gì và về nhà cần làm gì ! - Không nên kiểm tra bất ngờ. - Khi kiểm tra, cần có nhiều đề để học sinh ko nhìn bài của nhau . Từ đó phân loại học sinh dễ dàng hơn. IV . KẾT LUẬN : Sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn về nội dung kiến thức ,hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy dưới sự hướng dẫn của Giáo Viên đã trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành ở học sinh thói quen học tập tốt .Các em đã nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc học và đang có thái độ học tập rất tốt , từ đó có được kết quả học tập tốt hơn . Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số rất ít Học Sinh (do yếu tố khách quan ) còn lơ là việc học đang cần được sự phối hợp giáo dục toàn diện của các Giáo Viên bộ môn ,GVCN… Qua đây tôi rất mong rằng có sự góp ý nhiệt tình và chân thành của quí thầy cô để tôi hoàn chỉnh giải pháp hơn . V . KIẾN NGHỊ : - Cần nhanh chóng hoàn thành các phòng chức năng để giúp GV sắp xếp các hóa chất đúng vị trí và sắp xếp các tiết thực hành hợp lí hơn nhằm giúp học HS tiếp thu bài tốt hơn khi thực hành thí nghiệm . - Cần bổ sung một số hóa chất đã hết , hoặc bị hư . Vĩnh Hậu Ngày 20 tháng 02 năm 2009 Người thực hiện Lê Thùy Dương . đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao chất lượng bộ môn . III . GIẢI PHÁP : - Tìm hiểu tại sao học sinh sợ , học yếu không muốn học môn hóa học và tìm cách giải tỏa tâm lí này ở một số em. -. CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN HÓA HỌC CẤP THCS I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Học sinh yếu kém là vấn đề được nhà. 8 THCS . Là năm đầu làm quen với môn học này , một số em rất lo lắng và cũng đang băn khoăn trong cách học tập môn hoá , các em đa số không có phương pháp học tập môn hoá, và không hiểu môn

Ngày đăng: 30/06/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan