tình hình đề kháng ks cảu s aureus

12 1.2K 4
tình hình đề kháng ks cảu s aureus

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus Kết quả nghiên cứu đa trung tâm thực hiện trên 235 chủng vi khuẩn Phạm Hùng Vân 1 , Phạm Thái Bình 2 Tóm tắt Trong thời gian từ tháng 9/2003 đến tháng 1/2005, đã có 235 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus từ 7 phòng thí ngiệm vi sinh của 7 bệnh viện ở Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh được gửi về trung tâm nghiên cứu. Các chủng vi khuẩn này được phân lập từ các bệnh phẩm khác nhau lấy từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại các bệnh viện nói trên. Tại Trung tâm nghiên cứu, các chủng được tái định danh và lưu trữ để làm kháng sinh đồ hàng loạt. Phương pháp kháng sinh đồ được thực hiện là phương pháp khuếch tán kháng sinh trên thạch theo các chuẩn mực của NCCLS. Kết quả ghi nhận được cho thấy 47% S. aureus kháng methicillin, 42% đối với gentamicin, 63% đối với erythromycin, 68% đối với azithromycin, 39% đối với ciprofloxacin, 38% đối với cefuroxime, 30% đối với amoxicillin-clavulanic acid, 34% đối với cefepime, 28% đối với ticarcillin clavulanic acid, 38% đối với chloramphenicol, 25% đối với cotrimoxazol, 17% đối với levofloxacin, và chỉ 8% đối với rifampicine. Nghiên cứu cho thấy vi khẩn S. aureus kháng methicillin (MRSA) có tỷ lệ đề kháng các kháng sinh cao hơn rất rõ rệt so với vi khuẩn nhạy cảm methicillin (MSSA). Nghiên cứu cũng ghi nhận vancomycin và linezolide, là hai kháng sinh hiện nay được xem là đặc trị vi khuẩn S. aureus, vẫn còn 100% nhạy cảm. Từ các kết quả này, các nhà lâm sàng trong nước có thể tin tưởng là sẽ có thêm một lựa chọn kháng sinh ngoài vancomycin để điều trị các trường hợp nhiễm trùng do S. aureus kháng methicillin, đó là linezolide, một kháng sinh tổng hợp mới thuộc lớp oxazolidinones vừa được đưa ra sử dụng trong lâm sàng từ năm 2001. Summary From 9/2003 to 1/2005, 235 strains of Staphylococcus aureus from 7 clinical laboratories of 7 hospital in Danang, Cantho, and Hochiminh city were collected and sent to the central center in Hochiminh city to be carried out the study on the antibiotic resistannce surveillance. These isolates were isolated from different specimens collected from the in-patients of the participated hospitals. At the central center, all of the isolates were re-identified and then kept storage for later mega experiment of antibiotic susceptivity testing. The antibiotic susceptivity testing of the studied isolates were carried out based on the diffusion method according to NCCLSs. The received results revealed that: 47% of the S. aureus were resitant to methicillin, 42% to gentamicin, 63% to erythromycin, 68% to azithromycin, 39% to ciprofloxacin, 38% to cefuroxime, 30% to amoxicillin-clavulanic acid, 34% to cefepime, 28% to ticarcillin clavulanic acid, 38% to chloramphenicol, 25% to cotrimoxazol, 17% to levofloxacin, and only 8% to rifampicin. The study also said that methicillin resistant S. aureus (MRSA) are resistant to antibiotic much more higher than the methicillin susceptible S. aureus (MSSA). The study also reported that vancomycin and linezolide, two first of choice antibiotic for treatment of methicillin resistant S. aureus, are still 100% susceptible. From these results, the physicians can convince that besides vancomycin, they will have another option: linezolide for treatment of infection causing by methicillin resistant S. aureus. Linezolide is the first of a new class of antibacterial agents, the oxazolidinones, which was introduced into clinical therapy in the early 2001. Đặt vấn đề Methicillin được coi là kháng sinh hàng đầu được dùng cho điều trị các nhiễm trùng do S. aureus kháng penicillin. Tuy nhiên, ngay từ những năm đầu của thập niên 60, S. aureus kháng methicillin đã được ghi nhận, và tình trạng đề kháng này bắt đầu ngày càng nặng nề từ giữa thập niên 80 (1) . Vancomycin là kháng sinh chọn lựa hàng đầu để điều trị S. aureus kháng methicillin (MRSA), nhưng việc chỉ và sử dụng rộng rãi vancomycin có thể sẽ làm xuất hiện vi khuẩn kháng vancomycin do sự gia tăng áp lực chọn lọc đề kháng. Cho đến nay tại Hoa Kỳ đã có 3 trường hợp S. aureus kháng vancomycin (vancomycin resistant S. aureus: VRSA) và 24 trường hợp rải rác trên thế giới xuất hiện S. aureus giảm nhạy cảm với Vancomycin (vancomycin intermediate S. aureus: VISA) (1) . Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều nghiên cứu báo động tỷ lệ cao MRSA kèm với sự đề kháng đa kháng sinh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có ghi nhận chính thức là VRSA (2,3) . Tuy nhiên nguy cơ này có thể trở thành hiện thực trong tương lai vì với 41 chủng vi khuẩn phân lập tại Việt Nam được ANSORP khảo sát, có 1 chủng (2.4%) là có kiểu hình dị giảm nhạy cảm với vancomycin (hetero vancomycin intermediate S. aureus: hVISA) (4) , và đây là kiểu hình báo động tương lai xuất hiện VISA và VRSA. Chính vì vậy mà chúng tơi cho rằng phải cập nhật tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus hiện nay với mục đích: (1) Tìm hiểu tỷ lệ MRSA và tỷ lệ đề kháng các kháng sinh của S. aureus hiện nay; (2) Nghiên cứu sự nhạy càm in-vitro của linezolide để giúp các nhà lâm sàng có thêm lựa chọn điều trị nhiễm trùng do MRSA để giảm được áp lực chọn lọc đề kháng vancomycin. 1 BS, TS, Giảng Viên, BM Vi Sinh, Khoa Y, ĐHYD TP. HCM, Cố Vấn Chất Lượng Công ty Nam Khoa. 2 CN, Trưởng phòng Vi Sinh Miễn Dịch Công ty Nam Khoa. Vật Liệu và Phương Pháp 1. Đối tượng nghiên cứu Đây là nghiên cứu đa trung tâm có 7 phòng thí nghiệm vi sinh của 7 bệnh viện tham gia nghiên cứu. Đó là: BV. Đa Khoa Đà Nẵng, BV. Đa Khoa Cần Thơ, BV. An Bình, BV. Nguyễn Tri Phương, BV. Nhân Dân Gia Định, BV. Nhi Đồng 1, và BV. Chấn Thương Chỉnh Hình Trần Hưng Đạo. Trung tâm thực hiện nghiên cứu là Bộ Môn Vi Sinh, Khoa Y, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, phối hợp với công ty Nam Khoa. Vi khuẩn nghiên cứu là các chủng Staphylococci phân lập từ các bệnh phẩm khác nhau được lâm sàng gửi đến phòng thí nghiệm vi sinh của bệnh viện để nuôi cấy và làm kháng sinh đồ theo qui trình thường qui trong thời gian từ tháng 9/2003 đến 1/2005. Các chủng vi khuẩn được chọn đưa vào nghiên cứu là các chủng vi khuẩn được phân lập từ bệnh phẩm và phân lập lần đầu trên bệnh nhân. Loại trừ các chủng phân lập lần sau trên cùng một bệnh nhân, các chủng phân lập từ các bệnh phẩm khác nhau trên cùng một bệnh nhân. Cũng không chọn các chủng phân lập từ môi trường (dụng cụ, không khí, thiết bị), hay là các chủng phân lập từ người mang (nhân viên y tế, thân nhân bệnh nhân). Các chủng vi khuẩn được lựa chọn này được cấy giữ chủng trên ống môi trường NA nghiêng và được gửi đến trung tâm nghiên cứu cùng với lý lịch chủng nói rõ ngày phân lập, bệnh phẩm, bệnh nhân, và bệnh viện. 2.Phương pháp nghiên cứu Các chủng Staphylococci sau khi nhận được từ các phòng thí nghiệm tham gia nghiên cứu được cấy phân lập lại trên môi trường thạch máu cừu (BA ® , Nam Khoa co., Ltd.) và được định danh lại để xác định có phải là các chủng Staphylococcus aureus hay không dựa theo các tiêu chuẩn: cầu khuẩn Gram [+] xếp thành chùm, Catalase [+], và coagulase [+]. Các chủng được xác định S. aureus được giữ trong Glycerol 20% và bảo quản ở -70 o C cho đến ngày thực hiện nghiên cứu làm kháng sinh đồ hàng loạt. Để thực hiện kháng sinh đồ hàng loạt, các chủng S. aureus bảo quản ở -70 o C được cấy phân lập lại trên môi trường thạch máu cừu ủ 35 o C qua đêm để có các khúm đặc trưng. Sau đó chọn các khúm đặc trưng để thực hiện kháng sinh đồ phương pháp khuếch tán kháng sinh trên thạch theo các chuẩn mực của NCCLS phiên bản 2004 (5) . Môi trường làm kháng sinh đồ là các đĩa thạch Mueller Hinton tiêu chuẩn (MHA ® , Nam Khoa co., Ltd.). Đĩa kháng sinh làm kháng sinh đồ có nguồn gốc từ công ty Biorad (Mỹ). Vi khuẩn được dùng kiểm tra chất lượng cho phương pháp và vật liệu làm kháng sinh đồ là vi khuẩn S. aureus ATCC 25923 do công ty Nam Khoa cung cấp và có nguồn gốc từ hãng BD (Mỹ). Các hộp thạch làm kháng sinh đồ sau khi được ủ trọn 24 giờ ở tủ ấm 35 o C được đọc kết quả bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn bằng mm tròn, và sau đó đối chiếu với bản tiêu chuẩn biện luận đường kính vòng vô khuẩn của vi khuẩn thử nghiệm là Staphylococci theo chuẩn mực NCCLS (5) . Kết Qủa 1.Tổng số chủng S. aureus nghiên cứu Có tất cả 235 chủng S. aureus đáp ứng được các tiêu chuẩn chọn vào để được nghiên cứu. Có 73% các chủng được phân lập từ các mẫu mủ, 13% từ đàm, 10% từ máu, và 4% từ nước tiểu hay các bệnh phẩm khác. Bệnh viện có số chủng tham gia nghiên cứu nhiều nhất là BV. Đa Khoa Đà Nẵng với 74 chủng, kế đó là BV. Nhân Dân Gia Định với 45 chủng, BV. Nguyễn Tri Phương với 33 chủng, BV. An Bình: 25 chủng, BV. Chấn Thương Chỉnh Hình Trần Hưng Đạo: 23 chủng, BV. Nhi Đồng 1: 22 chủng, và BV. Đa Khoa Cần Thơ: 13 chủng. 2.Tình hình S. aureus đề kháng Methicillin Trong 235 chủng S. aureus phân lập được, kết quả kháng sinh đồ cho thấy có 110 chủng kháng methicillin (MRSA) và 125 chủng nhạy methicillin (MSSA). Như vậy tỷ lệ MRSA trong các chủng vi khuẩn S. aureus nghiên cứu là 47%. 2.Tình hình S. aureus đề kháng một số kháng sinh tiêu biểu không phải beta-lactams Biểu đồ 1: Tỷ lệ đề kháng một số kháng sinh tiêu biểu không phải beta-lactams của MRSA so với MSSA Tỷ lệ đề kháng một số kháng sinh tiêu biểu không phải beta-lactams của MRSA so với MSSA được trình bày trên biểu đồ 1. Nhìn một cách tổng quát trên biểu đồ, chúng ta thấy MRSA có tỷ lệ đề kháng các kháng sinh cao hơn MSSA. Nhìn chi tiết, MRSA kháng rất cao với Erythromycin (76%), Azithromycin (88%), Gentamicin (67%), Ciprofloxacin (65%), Cotrimoxazol (47%), Chloramphenicol (43%), và Levofloxacin (35%). MRSA kháng Rifampicin ở tỷ lệ 15% và hoàn toàn chưa kháng với Vancomycin (0%) và Linezolid (0%). So với MSSA tỷ lệ đề kháng các kháng sinh trên có thấp hơn, như kháng Erythromycin và Azithromycin là 50%, kháng Gentamicin chỉ 19%, kháng Ciprofloxacin chỉ 17%, kháng Chloramphenicol 35%, và hầu như đề kháng rất thấp với Levofloxacin (2%), Cotrimoxazol (5%) và Rifampicin (2%). Nghiên cứu cũng ghi nhận chưa chủng S. aureus kháng được Vancomycin (0%) và Linezolid (0%). 3.Tình hình S. aureus đề kháng một số kháng sinh beta-lactams Linezolid Vancomycin Erythromycin Gentamicin Levofloxacin Ciprofloxacin Azithromycin Cotrimoxazol Chloramphenicol Rifampicin Amox./Clav.ac. Ticarcillin./Clav.ac. Cefuroxim Cefepim Penicillin 49 13 57 2 79 2 72 1 100 96 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 MRSA (110) MSSA (125) Biểu đồ 2: Tỷ lệ đề kháng một số kháng sinh beta-lactams của MRSA so với MSSA Tỷ lệ đề kháng một số kháng sinh beta-lactams của MRSA so với MSSA được trình bày trên biểu đồ 1. Nhìn một cách tổng quát trên biểu đồ, ngoại trừ tỷ lệ đề kháng của cả MRSA và MSSA đối với penicillin đều rất cao (100% và 96%), chúng ta thấy MRSA có tỷ lệ đề kháng các kháng sinh beta-lactams cao hơn MSSA rất nhiều. Phân tích chi tiết chúng ta thấy MRSA có tỷ lệ đề kháng khá cao đối với các kháng sinh Amoxicillin/clavulanic acid (49%), Ticarcillin/clavulanic acid (57%), Cefuroxim (79%) và Cefepim (72%); trong khi đó thì MSSA có tỷ lệ đề kháng các kháng sinh beta-lactams nói trên thấp hơn rất nhiều: 13% đối với Amoxicillin/clavulanic acid, 2% đối với Ticarcillin/clavulanic acid và Cefuroxim, và chỉ 1% đối với Cefepim. Biện Luận 1.Vấn đề phát hiện MRSA Có nhiều phương pháp kháng sinh đồ phát hiện S. aureus đề kháng methicillin (MRSA), trong nghiên cứu này chúng tôi chọn phương pháp khuếch tán kháng sinh trong thạch và dùng đĩa kháng sinh oxacillin 1µg vì đây là phương pháp đơn giản nhất và dễ dàng áp dụng được tại các phòng thí nghiệm thường qui với điều kiện là phải tuân thủ các chuẩn mực đã được NCCLS qui định (5) vì nếu không thì sẽ bỏ sót các trường hợp MRSA do kiểu hình vi khuẩn dị kháng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa và kết quả vi khuẩn kháng hay nhạy đối với oxacillin để kết luận vi khuẩn MRSA hay MSSA thì vẫn có thể bỏ sót một tỷ lệ MRSA trong nhóm MSSA. Chính vì vậy, ngoài tiêu chuẩn kháng hay nhạy với oxacillin, NCCLS còn đưa ra phương pháp sàng lọc mecA dựa trên đường kính vòng vô khuẩn đối với đĩa cefoxitin và phải biện luận vi khuẩn kháng methicillin khi sàng lọc mecA [+] mặc dù đường kính vô khuẩn đối với oxacillin vẫn là đường kinh nhạy cảm (5) . Rất tiếc là trong nghiên cứu này chúng tôi không có sẵn đĩa cefoxitin, do vậy nên chắc chắn tỷ lệ MRSA có thể sẽ cao hơn con số 47% được phát hiện. 2.Ý nghĩa của việc phân biệt MRSA và MSSA NCCLS đã cho biết rằng S. aureus kháng methicillin có nghĩa là kháng được tất cả các β-lactam, và có thể kháng được aminoglycosides và macrolides (5) . Chính vì vậy phát hiện kháng methicillin trên S. aureus có thể được xem như phát hiện một thông số chỉ điểm được vi khuẩn S. aureus kháng đa kháng sinh. Kết quả công trình nghiên cứu này của chúng tôi đã cho thấy MRSA có tỷ lệ đề kháng khá cao với aminoglycodides, macrolides và các kháng sinh β- lactam khác, so với MSSA thì tỷ lệ đề kháng các kháng sinh trên thấp hơn một cách rõ rệt. Các công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện trước đây trên tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus gây nhiễm khuẩn bệnh viện (2) cũng như phân lập được từ các bệnh nhân nằm bệnh viện (3) cũng cho kết quả tương tự. Như vậy, các nhà lâm sàng hoàn toàn có thể dựa vào kết quả đề kháng methicillin của S. aureus để tiên đoán là vi khuẩn đề kháng đa kháng sinh. Chính vì ý nghĩa hữu dụng lâm sàng của việc phân biệt S. aureus là MRSA hay MSSA nên phòng thí nghiệm phải nhất thiết thực hiện cho được và chính xác kháng sinh đồ phát hiện MRSA theo đúng các chuẩn mực của NCCLS (5) . 3.Tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus Trong công trình nghiên cứu này, tỷ lệ S. aureus đề kháng với nhiều kháng sinh khá cao: 42% đối với gentamicin, 63% đối với erythromycin, 68% đối với azithromycin, 39% đối với ciprofloxacin, 38% đối với cefuroxime, 30% đối với amoxicillin- clavulanic acid, 34% đối với cefepime, 28% đối với ticarcillin clavulanic acid, 38% đối với chloramphenicol, 25% đối với cotrimoxazol, 17% đối với levofloxacin. Vi khuẩn kháng thấp với rifampicin: 8%. Rất may là vi khuẩn không đề kháng với vancomycin và linezolide là hai kháng sinh hiện nay được xem là đặc trị vi khuẩn S. aureus kháng methicillin. Hầu như 100% vi khuẩn kháng với penicillin. Số liệu ghi nhận này gần như tương tự với số liệu mà chúng tôi có được trong một công trình nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn nhiễm trùng bệnh viện được thực hiện vào năm 1998 (2) : 96% đối với penicillin, 49% đối với methicillin, 30% đối với amoxicillin- clav.acid, 38% đối với cefuroxim, 40% đối với gentamicin và chloramphenicol, 13% đối với cotrimoxazol và 11% đối với rifampicin. Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi cũng không phát hiện được vi khuẩn kháng vancomycin. Như vậy nhìn chung, có thể nói rằng hiện nay tình hình S. aureus nhạy cảm kháng sinh là khá thấp, lý do chính là do tỷ lệ khá cao vi khuẩn là MRSA, và chính vì tỷ lệ cao MRSA này đã làm cho tỷ lệ đề kháng nhiều kháng sinh khác cũng khá cao. Chúng tôi có thể minh chứng nhận xét này qua một nghiên cứu tổng hết tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập thường qui tại phòng thí nghiệm vi sinh của bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong năm 2003-2004 (4) : do tỷ lệ MRSA đến 79%, nên tỷ lệ S. aureus đề kháng các kháng sinh khác cũng cao hơn hai công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện: 71% đối với erythromycin, 77% đối với gentamicin, 56% đối với cotrimoxazol, 54% đối với ciprofloxacin. Sở dĩ S. aureus kháng methicillin thường kéo theo sự đề kháng các kháng sinh khác là vì cơ chế đề kháng của S. aureus đối với methicillin là biến đổi protein bám penicillin (PBP) chỉ do một gen qui định (mecA) và kháng thuốc kiểu này là kháng thuốc một cấp, nghĩa là một khi đã đề kháng được methicillin thì vi khuẩn đề kháng được tất cả các kháng sinh β-lactam và có thể kháng các kháng sinh khác nữa (6) . So sánh với các tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus trên thế giới, chúng tôi cho rằng dù tỷ lệ đề kháng có khác nhau, nhưng nhìn chung là số liệu của công trình ngiên cứu của chúng tôi không khác biệt mấy so với các nghiên cứu khác: như S. aureus kháng methicillin tại Đài Loan (7) đến 60%, tại Tây Ban Nha là 62%, và kéo theo sự đề kháng khá nhiều kháng sinh khác (8) . Kết luận Linezolide là một kháng sinh thuộc một nhóm kháng sinh tương đối mới: oxazolidinones (9,10,11) . Cơ chế tác động là ức chế sự tổng hợp protein trên vi khuẩn, và phổ kháng khuẩn chủ yếu là trên vi khuẩn Gram [+], và được coi là thuốc đặc trị cho MRSA và Enterococci kháng vancomycin (9,10,11) . Linezolide được đưa vào lâm sàng sử dụng từ năm 2001 (12) . Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu in- vitro (13,14,15,16,17) và in-vivo (18,19,20) để phát hiện sự đề kháng của Staphylococci cũng như Enterococci đối với linezolide, nhưng tất cả đều cho thấy rằng linezolide là một kháng sinh rất hữu hiệu trong áp dụng điều trị các tình trạng nhiễm trùng khác nhau do Staphylococci và Enterococci, và cho đền nay 100% vi khuẩn thử nghiệm đều nhạy cảm với linezolide. Công trình nghiên cứu này của chúng tôi cũng cho thấy S. aureus hoàn toàn không đề kháng với linezolide và với vancomycin. Chính vì vậy, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng linezlide sẽ mang đến thêm một chọn lựa nữa cho các nhà lâm sàng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng do S. aureus kháng methicillin, một nhiễm trùng mà trước đây các nhà lâm sàng chỉ có một chọn lựa duy nhất để điều trị, đó là vancomycin hay teicoplanin. Tài liệu tham khảo 1.Song J.H. Surveillance of antimicrobial resistance – Strategic plan in Asia. WPCID 2004 2.Van P.H. Kết quả nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn nhiễm trùng bệnh viện. Đề tài được BMS tài trợ năm 1998. 3.Ninh N.T. và Van P. H. Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của các tác nhân nhiễm trùng phân lập tại BV. Nguyễn Tri Phương từ tháng 2 năm 2003 đến tháng 10 năm 2004. Sắp in 2005. [...]... Buiuc D susceptibility of M, staphylococci to linezolid and other Sanchez-Somolinos M, Bouza E antimicrobial agents Roum Arch Evolution Microbiol of the antimicrobial resistance of Staphylococcus spp in Spain: five nationwide prevalence Immunol 2002 Oct- Dec;61(4):293-9 14 Muller-Serieys C, Drugeon HB, studies, 1986 to 2002 Antimicrob Etienne J, Lascols C, Leclercq R, Agents Nguyen J, Soussy CJ Activity...4.Song JH et al The emergence of 9 Bozdogan B, Appelbaum PC hetero VISA in Asia Antimicrob Oxazolidinones: activity, mode of Agents Chemother In press, 2005 action, and mechanism of resistance 5.NCCLS Performance Standards for Antimicrobial susceptibility testing; Fourteenth Informational Int J Antimicrob Agents 2004 Feb;23(2):113-9 10 Narang M, Gomber S Linezolid Supplement M100 -S1 4 Vol 24... 6.Van P.H Kháng sinh – Cơ chế tác 11 Pediatr Meka VG, 2004 Gold HS động và cơ chế đề kháng Bài Giảng Antimicrobial resistance to linezolid Cử Nhân Kỹ Thuật Y Khoa 2005 Clin 7.McDonald LC, Lauderdale TL, Shiau YR, Chen PC, Lai JF, Wang HY, Ho Infect Dis 2004 Oct 1;39(7):1010-5 Epub 2004 Sep 10 12 Ertek M, Yazgi H, Aktas E, M; TSAR Participating Hospitals Ayyildiz A, Parlak M Sensitivity of The status of... Jr, Ten J, Cunat V, Stranak Z The first over FC In vitro activities of experience Daptomycin, treatment Linezolid, and with of linezolide nosocomial in septic Quinupristin-Dalfopristin against a condition in premature neonates challenge panel of Staphylococci and Ceska Gynekol 2004 Dec;69 Suppl Enterococci, including vancomycin- 1:102-4 intermediate staphylococcus aureus and 19 Bassetti M, Vitale F,... status of antimicrobial resistance methicillin resistant staphylococci to in Taiwan among Gram-positive linezolid pathogens: the Taiwan Surveillance antimicrobial agents Mikrobiyol Bul of Antimicrobial Resistance (TSAR) 2003 Oct;37(4):235-40 programme, 2000 Int J Antimicrob Agents 2004 Apr;23(4):362-70 13 J, Sanchez-Conde some other Poiata A, Tuchilus C, Badicut I, Grigore 8.Cuevas O, Cercenado E, Vindel... vancomycin-resistant Righi E, Di Biagio A, Molfetta L, Enterococcus faecium Microb Drug Pipino F, Cruciani M, Bassetti D Resist 2003 Winter;9(4):389-93 Linezolid in the treatment of Gram- 16 Tunger A, Aydemir S, Uluer S, positive prosthetic joint infections J Cilli F In vitro activity of linezolid & Antimicrob quinupristin/dalfopristin Mar;55(3):387-90 Epub 2005 Feb against Gram-positive cocci Indian J Med Res... Nov;48(11):4240-5 2004 linezolid against Gram-positive cocci isolated in determined French by hospitals three as linezolid against intact and disrupted in-vitro biofilms of staphylococci Ann Clin susceptibility testing methods Clin Microbiol Microbiol 7;4(1):2 Infect 2004 Mar;10(3):242-6 15 18 Antimicrob 2005 Jan Miletin J, Melichar J, Janota J, Jevitt LA, Smith AJ, Williams Mikolagova B, Jedlickova A, Kucera... cocci Indian J Med Res 2004 Dec;120(6):546-52 17 El-Azizi 10 20 Rao N, Ziran BH, Hall RA, Santa ER Successful treatment of Kanchanapoom T, Khardori N In chronic bone and joint infections vitro with oral linezolid Clin Orthop Relat of quinupristin/dalfopristin, Rao 2005 S, activity M, Chemother vancomycin, and Res 2004 Oct;(427):67-71 . beta-lactams Linezolid Vancomycin Erythromycin Gentamicin Levofloxacin Ciprofloxacin Azithromycin Cotrimoxazol Chloramphenicol Rifampicin Amox./Clav.ac. Ticarcillin./Clav.ac. Cefuroxim Cefepim Penicillin 49 13 57 2 79 2 72 1 100 96 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 MRSA (110) MSSA (125) Biểu đồ 2: Tỷ lệ đề kháng một s kháng sinh beta-lactams của MRSA so với MSSA Tỷ lệ đề kháng một s kháng sinh beta-lactams của MRSA so với MSSA được trình bày. phải beta-lactams Biểu đồ 1: Tỷ lệ đề kháng một s kháng sinh tiêu biểu không phải beta-lactams của MRSA so với MSSA Tỷ lệ đề kháng một s kháng sinh tiêu biểu không phải beta-lactams của MRSA so với MSSA. rifampicin. The study also said that methicillin resistant S. aureus (MRSA) are resistant to antibiotic much more higher than the methicillin susceptible S. aureus (MSSA). The study also reported

Ngày đăng: 30/06/2014, 14:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan