chuyên đề: Kinh nghiệm dạy tốt tiết ôn tập lịch sử 6

3 5K 46
chuyên đề: Kinh nghiệm dạy tốt tiết ôn tập lịch sử 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ: DẠY TỐT TIẾT ÔN TẬP LỊCH SỬ 6 Ở THCS I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Tình hình chung: Để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở THCS nói chung và ở lớp 6 nói riêng. Tình hình dạy và học môn lịch sử đối với tình hình hiện nay, kết quả mang lại rất thấp. Đặc biệt khi dạy kiểu bài ôn tập đối với học sinh lớp 6. Mặc dù ngành giáo dục nước ta đã đổi mới về phương pháp dạy - học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thầy đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, mục đích là phát huy tính tích cực của học sinh, từ năm 2002 tới nay xem ra kết quả tiết dạy và quá trình nhận thức của học sinh chưa được cao. Đặc biệt hơn nữa đối với học sinh lớp 6, các em mới từ cấp I lên. Trong khi đó học và tìm hiểu về bộ môn lịch sử kiến thức nói về thời xa xưa, cahc sthời đại ngày nay tới 3 – 4 nghìn năm, thì đó là một điều hoàn toàn xa lạ đối với các em trong quá trình nhận thức. hơn nữa tiết ôn tậptiết tổng hợp kiến thức của một chương hoặc một phần trong cấu trúc chương trình thì việc nắm bắt kiến thức là một điều khó đối với các em. Vì thế muốn dạy tốt tiết ôn tập lịch sử lớp 6 đạt hiệu quả cao theo tôi giáo viên dạy lịch sử 6 đối với tiết ôn tập cần phải làm tốt những vấn đề sau: 2. Để nâng cao hiệu quả đối với dạy tiết ôn tập lịch sử 6. - Trước hết người giáo viên phải có kiến thức tổng quát về môn lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới có hệ thống. - Thú hai nắm chắc kiến thức các bài các chương, các phần của kết cấu chương trình lịch sử ở THCS. - Thứ ba phải biết chọn phương pháp thích hợp cho mỗi kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh theo khối lớp. Riêng đối với tiết dạy kiểu bài ôn tập ở lớp 6 thì giáo viên phải có kiến thức chuyên sâu về lịch sử thời xa xưa (dân tộc và thế giới) muốn đạt được điều n ày không phải dễ bởi vì kiến thức ở SGK và SGV rất hạn chế. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải sưu tầm thêm các tài liệu, cổ vật, mẫu vật, tranh ảnh có liên quan tới bài dậy để trong khi giảng dạy bổ trợ kiến thức nhằm gây hứng thú cho học sinh. Việc gây hứng thú cho học sinh học tập môn lịch sử 6 đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh, nhận xét một cách tinh tế. Ví dụ: Dạy bài ôn tập ở (tiết 7) bài 7 lịch sử 6. - Giáo viên phải hướng học sinh biết tìm tòi và khám phá những bí ẩn về người tối cổ được phát hiện ở đau và cách đây bao nhiêu năm cùng v ới dấu vết để lại. - Hướng cho học sinh so sánh những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ. + Về con người + Về công cụ sản xuất 1 + Về tổ chức xã hội Nói tóm lại, kiến thức của người thầy càng rộng, càng sâu và biết cách áp dụng vào bài giảng một cách nhuần nhuyễn và thích hợp thì sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh và tiết học sẽ đạt hiệu quả cao. II. NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH CỤ THỂ: 1. Phương pháp: Để đạt được tiết dạy kiểu bài ôn tập đối với môn lịch sử 6 không phải dễ. Đặc biệt đối tượng ở lứa tuổi này rất ham chơi, hiếu động và mau quyên, nhận thức còn non kém. Bởi vậy muốn chuyển tải được kiến thức tổng hợp ở sách giáo khoa tới các em nắm bắt được, đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch cụ thể và lựa chọn ra những phương pháp tối ưu phù hợp với bài dạy. 2. Quá trình thực hiện: Thứ nhất: Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể cho các bước lên lớp. Thứ hai: Chuẩn bị tốt các tài liệu có liên quan đến bài dạy tranh ảnh, mẫu vật, cổ vật. (sự chuẩn bị này rất quan trọng như đã nói ở trên là kiến thức lịch sử thế giới hoàn toàn xa lạ đối với các em) có làm tốt được điều này thì mới giúp học sinh chú ý và hứng thú trong quá trình học tập. Thứ ba; Tránh tình trạng giáo viên chỉ tóm tắt kiến thức và cho kiến thức nào cũng quan trọng thì học sinh sẽ mơ hồ, nhàm chán và các em sẽ bị ức chế trong tiết học. Thứ tư: Tránh tình trạng giáo viên chỉ giới thiệu qua các kiến thức ở SGK lầm tưởng các em đã đọc rồi, nắm bắt được rồi tiết ôn tập chẳng qua là ôn lại kiến thức mà thôi. Nếu giáo viên cho là như thế thì tiết học sẽ không thành công. Thứ năm: Muốn dạy tiết ôn tập đối với môn lịch sử 6, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức có hệ thống thì đồi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và nắm chắc các đối tượng học sinh theo từng lớp một (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) từ đó chọn phương pháp thích hợp. Ví dụ: Khi dạy bài ôn tập lịch sử 6 (tiết 7 – bài 7) đối với học sinh, trung bình, yếu, kém, với câu hỏi 6 SGK trang 21 thì giáo viên chỉ yêu cầu các em nêu ra những thành tựu văn hoá thời cổ đại. - Về chữ viết, chữ số - về các khoa học - về các công trình nghệ thuật là phù hợp với nhận thức của các em. Nhưng đối với học sinh khá, giỏi thì khác. Trên cơ sở nêu ra các thành tựu văn hoá thời cổ đại, giáo viên phải hướng các em biết đánh giá, nhận xét về các thành tựu văn hoá thời đó. đồng thời yêu cầu các em so sánh với một số công trình văn hoá thời đại ngày nay (muốn làm được điều nay giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan) để các em quan sát rồi rút ra nhận xét, đánh giá một cách chính xác được. Thứ sáu: Đối với kiểu bài ôn tập trong khi dạy không phải chỉ thuần tuý dạy theo phương pháp so sánh, đánh giá, nhận xét về lịch sử. Bên cạnh đó giáo viên còn phải tổ chức hướng dẫn tạo ra các tình huống có vấn đề (nêu 2 vấn đề) để gây sự chú ý buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, khám phá từ đó rút ra những vấn đề quan trọng trong bài học. Ví dụ: Trong bài 16 ôn tập chương I – và II - lịch sử 6. Trang 46 SGK. Giáo viên đưa ra tình huống. Người nguyên thuỷ xuất hiện 40 – 30 vạn năm trên đất nước ta. dấu vết của họ để lại ở vùng nào trên đất nước ta hiện nay ? Em có nhận xét gì về xã hội nguyên thuỷ Việt Nam. Từ vấn đề trên giúp học sinh biết cách tìm tòi khám phá và đưa ra nhận xét của mình về xã hội nguyên thuỷ Việt Nam. Ngoài những phương pháp so sánh, nhận xét, nêu vấn đề đối với học sih thì việc làm bài tập lịch sử điền vào chỗ trống, giáo viên cũng nên dùng bài tập với hình thức bằng câu hỏi trắc nghiệm để các em có nhận xét đúng đắn. Ví dụ: Bài 16 lịch sử 6: Giáo viên có thể đưa ra bài tập. Người tối cổ xuất hiện cách đây bao nhiêu năm: A. 50 triệu năm B. 20 triệu năm C. 40 – 30 triệu năm D. 10 triệu năm Nói tóm lại, muốn dạy tốt tiết học ôn tập đối với môn lịch sử 6 đòi hỏi giáo viên cần làm tốt những vấn đề tôi đã trình bày ở trên. Tuy nhiên cũng có nhiều giải pháp khác để dạy tốt môn lịch sử và đặc biệt đối với kiểu bài ôn tập này. Ví dụ: Hướng dẫn học ính lập niên biểu để tóm tắt sự kiện lịch sử chính trong chương đã học. hoặc tổ chức cho học sinh đi dã ngoại đến bảo tàng lịch sử ở địa phương, hoặc đi khảo sát thực tế đối với những địa danh có liên quan tới lịch sử thời quá khứ. III. KẾT LUẬN: Đối với những kinh nghiệm và kế hoạch giảng dạy kiểu bài ôn tập lịch sử 6. Tôi đã thực hiện nhiều năm ở trường THCS Vĩnh Hậu từ khi đổi mới phương pháp dỵa học lấy học sinh làm trung tâm tới nay. Tôi đã thực hiện có hiệu quả. Vĩnh Hậu, ngày…tháng…. Năm 2007 Người viết 3 . tập lịch sử lớp 6 đạt hiệu quả cao theo tôi giáo viên dạy lịch sử 6 đối với tiết ôn tập cần phải làm tốt những vấn đề sau: 2. Để nâng cao hiệu quả đối với dạy tiết ôn tập lịch sử 6. - Trước. CHUYÊN ĐỀ: DẠY TỐT TIẾT ÔN TẬP LỊCH SỬ 6 Ở THCS I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Tình hình chung: Để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở THCS nói chung và ở lớp 6 nói riêng. Tình hình dạy. lại, muốn dạy tốt tiết học ôn tập đối với môn lịch sử 6 đòi hỏi giáo viên cần làm tốt những vấn đề tôi đã trình bày ở trên. Tuy nhiên cũng có nhiều giải pháp khác để dạy tốt môn lịch sử và đặc

Ngày đăng: 29/06/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan